Giáo án Tự nhiên xã hội 1 bài 30: Trời nắng trời mưa mới nhất

BÀI 30: TRỜI NẮNG – TRỜI MƯA

I. MỤC TIÊU: Sau giờ học học sinh biết:

- Những dấu hiệu chính của trời nắng, trời mưa.

- Có ý thức bảo vệ sức khoẻ khi đi dưới nắng, dưới mưa.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :

- Một số tranh ảnh về trời nắng, trời mưa.

- Hình ảnh bài 30 SGK. Giấy bìa to, giấy vẽ, bút chì, …

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

HOẠT ĐỘNG THẦY

HOẠT ĐỘNG TRÒ

1. Ổn định

 

2. Bài cũ:

 

- Kể tên 1 số cây rau, cây hoa, cây gỗ mà em biết?

- Kể tên 1 số con vật có ích, 1 số con vật có hại?

- HS trả lời

- Nhận xét

 

3. Bài mới:

 

*Giới thiệu bài: Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về các dấu hiệu của trời nắng, trời mưa qua bài học “Trời nắng, trời mưa”.

- Giáo viên ghi bảng tựa bài.

 

* Phát triển các hoạt động:

 

Hoạt động 1:Nhận biết dấu hiệu trời nắng, trời mưa.

MT: Học sinh nhận biết được các dấu hiệu chính của trời nắng, trời mưa. Biết mô tả bầu trời và những đám mây khi trời nắng, trời mưa.

Các bước tiến hành:

Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động.

- Giáo viên chia nhóm và phát cho mỗi nhóm 1 tờ bìa to và nêu yêu cầu:

- Dán tất cả những tranh ảnh đã sưu tầm được theo 2 cột vào bảng sau và cùng nhau thảo luận các vấn đề sau:

Tranh ảnh về trời nắng

Tranh ảnh về trời mưa

   
   

+ Nêu các dấu hiệu về trời nắng, trời mưa?

+ Khi trời nắng, bầu trời và những đám mây như thế nào?

+ Khi trời mưa, bầu trời và những đám mây như thế nào?

- Cho học sinh thảo luận theo nhóm 8 em và nói cho nhau nghe các yêu cầu trên.

Bước 2: Giáo viên gọi đại diện các nhóm lên, chỉ vào tranh và nêu theo yêu cầu các câu hỏi trên. Gọi học sinh các nhóm khác nhận xét bạn và bổ sung.

- Nếu hôm đó trời nắng hay trời mưa giáo viên có thể hỏi thêm: Hôm nay là trời nắng hay trời mưa: Dấu hiệu nào cho em biết điều đó?

- Giáo viên kết luận: Khi trời nắng, bầu trời trong xanh, có mây trắng, có Mặt Trời sáng chói, nắng vàng chiếu xuống cảnh vật, …

- Khi trời mưa, bầu trời u ám, mây đen xám phủ kính, không có Mặt Trời, những giọt nước mưa rơi xuống làm ướt mọi vật,…

- Học sinh lắng nghe

- Học sinh dán các tranh ảnh vào giấy kẻ ô phân loại tranh rồi thảo luận theo nhóm.

- Bầu trời sáng, có nắng (trời nắng), bầu trời đen, không có nắng (trời mưa)

- Bầu trời trong xanh, có mây trắng, nhìn thấy ông mặt trời,…

- Bầu trời u ám, nhiều mây, không thấy ông mặt trời, …

Hoạt động 2: Thảo luận cách giữ sức khoẻ khi nắng, khi mưa.

MT: Học sinh có ý thức bảo vệ sức khoẻ khi nắng, khi mưa.

Cách tiến hành:

Bước 1: Giao nhiệm vụ hoạt động.

- Giáo viên chia nhóm, mỗi nhóm 2 em, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm. Yêu cầu các em quan sát 2 hình ở SGK để trả lời các câu hỏi trong đó.

- Tại sao khi đi nắng bạn nhớ đội nón, mũ?

- Để không bị ướt khi đi dưới mưa, bạn phải làm gì?

Bước 2: Thu kết quả thảo luận:

- Gọi đại diện các nhóm nêu trước lớp, các nhóm khác bổ sung và hoàn chỉnh.

Kết luận:

- Khi đi trời nắng phải đội mũ nón để không bị ốm.

- Khi đi trời mưa phải mang ô, măïc áo mưa để không bị ướt, bị cảm.

- Thảo luận theo nhóm 2 em học sinh.

- Để khỏi bị ốm

- Mang ô, mang áo mưa

- Học sinh nêu, những học sinh khác nhận xét và bổ sung.

- Học sinh nhắc lại.

- Các nhóm khác tranh luận và bổ sung, đi đến kết luận chung.

4. Củng cố – Dặn dò:

 

- Hỏi tên bài

- Nếu hôm đó trời nắng hoặc mưa, giáo viên hỏi xem trong lớp ai thực hiện những dụng cụ đi nắng, đi mưa.

- Tuyên dương các em mang đúng.

- Luôn luôn giữ gìn sức khoẻ khi đi nắng, đi mưa.

- Học sinh tự liên hệ và nêu những ai đã mang đúng dụng cụ khi đi nắng, đi mưa.

- Chuẩn bị: Thực hành quan sát bầu trời.