Giáo án Tự nhiên xã hội 1 bài 3: Nhận biết các vật xung quanh mới nhất

BÀI 3: NHẬN BIẾT CÁC VẬT XUNG QUANH

A. Mục tiêu:

Giúp HS biết:

- Nhận xét và mô tả một số vật xung quanh.

- Hiểu được mắt, mũi, tai, lưỡi, tay (da) là các bộ phận giúp chúng ta nhận biết được các vật xung quanh.

- Có ý thức bảo vệ và giữ gìn các bộ phận đó của cơ thể.

B. Đồ dùng:

- Các hình trong bài 3 SGK

- Một số đồ vật như: xà phòng thơm, nước hoa, quả bóng, quả mít, cốc nước nóng, nước lạnh…

C. Hoạt động dạy học

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động: HS chơi trò chơi

* Cách tiến hành:

- Dùng khăn sạch che mắt một bạn, lần lượt đặt vào tay bạn đó một số đồ vật, để bạn đó đoán xem là cái gì. Ai đoán đúng thì thắng cuộc.

2. Bài mới:

- GV giới kết luận bài để giới thiệu: Qua trò chơi chúng ta biết được ngoài việc sử dụng mắt để nhận biết các vật, còn có thể dùng các bộ phận khác của cơ thể để nhận biết các sự vật và hiện tượng xung quanh. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó.

Hoạt động 1: Quan sát hình trong SGK hoặc vật thật

*Mục tiêu: Mô tả được một số vật xung quanh

*Cách tiến hành:

Bước 1: Chia nhóm 2 HS

- GV hướng dẫn: Các cặp hãy quan sát và nói về hình dáng, màu sắc, sự nóng - lạnh, sần sùi, trơn nhẵn… của các vật xung quanh mà các em nhìn thấy trong hình (hoặc vật thật)

- GV theo dõi và giúp đỡ HS trả lời

Bước 2:

- GV gọi HS nói về những gì các em đã quan sát được (ví dụ: hình dáng, màu sắc, đặc điểm như nóng, lạnh, nhẵn, sần sùi…)

- Nếu HS mô tả đầy đủ, GV không cần phải nhắc lại

Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm nhỏ

*Mục tiêu: Biết vai trò của các giác quan trong việc nhận biết thế giới xung quanh.

*Cách tiến hành:

Bước 1:

- Gv hướng dẫn Hs cách đặt câu hỏi để thảo luận trong nhóm:

+ Nhờ đâu bạn biết được màu sắc của một vật?

+ Nhờ đâu bạn biết được hình dáng của một vật?

+ Nhờ đâu bạn biết được mùi của một vật?

+ Nhờ đâu bạn biết được vị của thức ăn?

+ Nhờ đâu bạn biết được một vật là cứng, mềm; sần sùi, mịn màng, trơn, nhẵn; nóng, lạnh,…?

+ Nhờ đâu bạn nhận ra đó là tiếng chim hót hay tiếng chó sủa?

Bước 2:

- GV cho HS xung phong trả lời

- Tiếp theo, GV lần lượt nêu các câu hỏi cho cả lớp thảo luận:

+ Điều gì sẽ xảy ra nếu mắt của chúng ta bị hỏng?

+ Điều gì sẽ xảy ra nếu tai của chúng ta bị điếc?

+ Điều gì sẽ xảy ra nếu mũi, lưỡi, da của chúng ta mất hết cảm giác?

* Kết luận:

- Nhờ có mắt (thị giác), mũi (khứu giác), tai (thính giác), lưỡi (vị giác), da (xúc giác) mà chúng ta nhận biết được mọi vật xung quanh, nếu một trong những giác quan đó bị hỏng chúng ta sẽ không thể biết được đầy đủ về các vật xung quanh. Vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ và giữ gìn an toàn các giác quan của cơ thể.

3. Củng cố, dặn dò

- GV hỏi lại nội dung bài vừa học

- Nhận xét tiết học.

- Chơi trò chơi: nhận biết các vật xung quanh

- 2- 3 HS lên chơi

- HS theo dõi

- HS làm việc theo từng cặp

quan sát và nói cho nhau nghe

- HS đứng lên nói về những gì các em đã quan sát

- Các em khác bổ sung

- HS thay phiên nhau tập đặt câu hỏi và trả lời.

- HS trả lời

- HS trả lời

- HS theo dõi

- HS trả lời