Bài tập: Xiêm giữa thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

Câu 21 Trắc nghiệm

Tại sao ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Xiêm được coi là nước đệm giữa hai thế lực đế quốc Anh và Pháp?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Từ 1858-1893, Đông Dương đã bị biến thành thuộc địa của Pháp. Trong khi đó Anh chiếm được Ấn Độ và Miến Điện. Xiêm đứng trước nguy cơ bị xâm lược. Tuy nhiên, Anh, Pháp là 2 nước đối đầu ở Châu Âu, Châu Mĩ, Châu Phi...Anh và Pháp không muốn có sự va chạm ở Xiêm.

=> Vị trí thuận lợi đã cho phép Xiêm trở thành “khu đệm” trong quan hệ với các nước phương Tây, chủ yếu là Anh và Pháp. Chính lợi thế này đã giúp Xiêm lợi dụng tốt sự kiềm tỏa của nhiều nước tư bản để thông qua đó bảo toàn chủ quyền thực sự của dân tộc

Câu 22 Trắc nghiệm

Đâu không phải là điểm thuận lợi của Xiêm so với Trung Quốc khi tiến hành cải cách đất nước cuối thế kỉ XIX?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Khi tiến hành cải cách ở cuối thế kỉ XIX, tình hình Xiêm có nhiều điểm thuận lợi hơn so với Trung Quốc như Xiêm vẫn chưa bị các nước thực dân xâm lược nên có thể tập trung vào công việc canh tân đất nước; vua Rama V là người có tư tưởng cải cách, nắm được thực quyền đất nước; quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã phát triển ở Xiêm. Điều này lý giải tại sao cuộc cải cách ở Xiêm lại thành công, còn cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc lại thất bại.

Lưu ý thực dân Anh đã hoàn thành xâm lược Ấn Độ từ năm 1849. Nguyên nhân chủ yếu để Anh chưa can thiệp vào Xiêm là do sự thỏa hiệp với Pháp để biến Xiêm thành vùng đệm giữa đế quốc

Câu 23 Trắc nghiệm

Điểm giống nhau cơ bản giữa Duy tân Minh Trị (Nhật Bản) và cuộc cải cách của vua Rama V (Xiêm)?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Điểm giống nhau cơ bản giữa Duy tân Minh Trị và cuộc cải cách của vua Rama V đều mang tính chất của các cuộc cách mạng tư sản không triệt để. Vì nó được giai cấp phong kiến tiến hành nhằm bảo vệ nền độc lập dân tộc, xóa bỏ rào cản phong kiến mở đường cho kinh tế Tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên các cuộc cải cách này không xóa bỏ chế độ phong kiến trên cả lĩnh vực chính trị và kinh tế.

Câu 24 Trắc nghiệm

Điểm khác biệt về việc thực hiện chủ trương phát triển đất nước giữa Xiêm và Việt Nam cuối thể kỉ XIX là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

- Xiêm: tiến hành hàng loạt các cải cách trên tất cả các lĩnh vực theo khuôn mẫu của phương Tây. Sự phát triển về tiềm lực quốc gia kết hợp với chính sách ngoại giao mềm dẻo đã giúp Xiêm giữ được nền độc lập tương đối về chính trị

- Việt Nam: nhà Nguyễn có thực hiện một số biện để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng không đạt được hiệu quả. Thêm vào đó việc thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” và chính sách cấm đạo, giết đạo đã tạo ra cái cớ cho kẻ thù xâm lược. Kết quả là Việt Nam đã bị biến thành thuộc địa của Pháp

 

Câu 25 Trắc nghiệm

Vì sao cải cách của vua Ra-ma V được coi là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

- Cuộc cải cách của vua Rama V (năm 1861) mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản không triệt để.

- Là cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức một cuộc cải cách do giai cấp phong kiến tiến hành đã xóa bỏ những cản trở của phong kiến mở đường cho kinh tế TBCN phát triển, đưa nước Xiêm phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Trở thành nước duy nhất ở Đông Nam Á không bị mất độc lập tuy vẫn còn lệ thuộc chính trị, kinh tế vào Anh, Pháp.

- Đáp án A, D là đặc điểm, đáp án B là hạn chế của chính sách ngoại giao Xiêm.

- Chọn C, là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì không xóa bỏ phong kiến, không giải quyết ruộng đất và dân chủ cho nông dân.

Câu 26 Trắc nghiệm

Bước sang thế kỉ XIX, vấn đề nào được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết đối với Xiêm?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Đến những năm đầu thế kỷ XIX, Xiêm cũng giống như nhiều quốc gia châu Á đúng trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây

Nếu như ở Nhật Bản, Anh chậm hơn Mỹ trong việc chia sẻ quyền lợi thì ở Xiêm, đế quốc thực dân Anh là kẻ đi đầu trong cuộc tấn công vào Xiêm của chủ nghĩa thực dân phương Tây. 

Tháng 10 năm 1822, bản hiệp ước Xiêm – Anh được ký kết quy định: Tàu Anh phải để cho chính quyền Xiêm xem xét , phải dỡ lên bờ các loại vũ khí và đại bác trước khi vào cửa sông Chao Phraya. Còn phía Xiêm cam đoan sẽ không tăng mức thuế quan và tạo điều kiện cho thuận lợi cho sự buôn bán của Anh.

Đối với Xiêm lúc này, vấn đề bảo vệ nền độc lập được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết . Đó là một thách thức to lớn cho cả dân tộc Xiêm, nó thôi thúc Xiêm phải chọn cho mình con đường đi thích hợp để bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Câu 27 Trắc nghiệm

Sau khi lên ngôi, Rama V đã tâp hợp quanh mình một lực lượng đông đảo ủng hộ, tán thành dự định cải cách của ông, trong đó quan trọng nhất là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Một trong những nhân tố chủ quan quan trọng dẫn đến cải cách của Ra-ma V là: lực lượng tham gia vào quá trình cải cách. Sau khi lên ngôi, để từng bước dọn đường cho công cuộc cải cách của mình, Rama V đã tập hợp quanh mình một lực lượng đông đảo ủng hộ, tán thành dự định cải cách của ông, trong đó căn bản là các hoàng thân, con em quý tộc. Họ là những người có tư tưởng cấp tiến, từng nhiều lần đi sang châu Âu và các nước xung quanh Xiêm, họ nhận thức được sự tụt hậu cảu Xiêm và tán thành cải cách. 

Câu 28 Trắc nghiệm

Chính sách sách cải cách nào sau đây được vua Chulaloncon áp dụng với nông dân vào năm 1899?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Đối với nông dân, năm 1899, Chulaloncon xóa bỏ chế độ lao dịch cưỡng bức thay bằng đóng thuế thân bằng tiền và nông dân có quyền sở hữu ruộng đất.

Câu 29 Trắc nghiệm

Ý nào sau đây không phải là kết quả của cuộc cải cách (1861 – 1910) ở Xiêm?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Kết quả của cuộc cải cách (1861 – 1910) ở Xiêm bao gồm:

- Về đối nội: cải cách đã mở ra giai đoạn phát triển toàn diện cho Xiêm. Thành công quan trong nhất của cuộc cải cách là đã xóa bỏ được chế độ nô lệ, góp phần đưa nền kinh tế phát triển. Nền kinh tế Xiêm chuyển từ nền kinh tế tự nhiên, tự cung, tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa. Cũng nhờ cải cách hệ thống giáo dục Xiêm được chuẩn hóa và hiện đại hóa, tầng lớp trí thức ngày càng được trọng dụng và đề cao. Các cải cách trên lĩnh vực xã hội và tôn giáo dem lại sự ổn định cho toàn xã hội, nâng cao trình độ dân trí trong nhân dân.

- Về mặt đối ngoại:

Thành công lớn nhất của cuộc cải cách là đã góp phần bảo vệ được nền độc lập, chủ quyền của Xiêm trước làn sóng tấn công của chủ nghĩa thực dân. Trong khi phần lớn các nước trong khu vực đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, Xiêm là nước duy nhất nhờ đường lối ngoại giao khôn khéo, thựa dụng đã biết lựa chọn và tận dụng những cơ hội khách quan để đạt được mục đích của mình. Xiêm đã mạnh dạn cho phép tư bản nước ngoài vào tư do kinh doanh, đầu tư và phát triển buôn bán.

Đáp án D: Sự bất bình đẳng giữa các giai cấp trong lĩnh vực văn hóa, xã hội còn tồn tại là hạn chế của cuộc cải cách. Xét theo khía cạnh đẳng cấp, xã hội Xiêm bao gồm tầng lớp thống trị và bị trị; còn xét theo khía cạnh kinh tê – xã hội thì xã hội Xiêm được chia thành ba tầng lớp: thượng lưu (hoàng tộc, quan sĩ, sĩ quan do vua đứng đầu); trung lưu( các tầng lớp buôn bán, kinh doanh chủ yếu là Hoa kiều); tầng lớp hạ lưu (nông dân, các tầng lớp quần chúng lao động la thuê). Các nhóm xã hội này khác nhau về đị vị, văn hóa, quan niệm, điều kiện sống. Mặ dò có nhiều thay đổi do cuộc cải cách và sự xâm nhập cảu chủ nghĩa tư bản phương Tây nhưng quan hệ xã hội ở Xiêm vẫn mang tính chất quan hệ đẳng cấp truyền thống.