Đến giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây có ý đồ xâm lược Vương quốc Xiêm (Thái Lan) là
Vào giữa thế kỉ XIX, cũng như các nước Đông Nam Á khác, Vương quốc Xiêm đứng trước sự đe dọa của thực dân phương Tây, đặc biệt là Anh và Pháp.
Nội dung quan trọng trong cải cách xã hội của của vua Ra-ma V là
Năm 1868, vua Ra-ma V lên ngôi, đã thực hiện nhiều chính sách cải cách tiến bộ, trên tất cả các mặt. Trong đó, những chính sách về xã hội bao gồm: xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ vì nợ, giải phóng người lao động để họ được tự do làm ăn sinh sống.
Chính sách ngoại giao mềm dẻo của Xiêm được thể hiện qua việc
Chính sách ngoại giao mềm dẻo của Xiêm là vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” giữa hai thế lực đế quốc Anh - Pháp, vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Cam-pu-chia, Lào, Mã Lai) để giữ gìn chủ quyền đất nước.
Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không bị các nước đế quốc biến thành thuộc địa vì
Ra-ma V đặc biệt quan tâm đến hoạt động ngoại giao. Nhờ chính sách ngoại giao mềm dẻo, nước Xiêm vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” giữa hai thế lực đế quốc Anh - Pháp, vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Campuchia, Lào và Mã Lai) để giữ gìn chủ quyền đất nước. Nhờ vậy, Xiêm không bị biến thành thuộc địa như các nước trong khu vực, mà vẫn giữ được độc lập mặc dù chịu nhiều lệ thuộc về chính trị, kinh tế vào Anh và Pháp.
Triều đại tạo nên bộ mặt mới, phát triển nước Xiêm theo hướng tư bản chủ nghĩa là
Với hàng loạt cải cách tiến hành theo khuôn mẫu các nước phương Tây, nước Xiêm dưới thời vua Ra-ma V đã mang một bộ mặt mới. Phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa, giữ vững độc lập, chủ quyền đất nước.
Chính sách ngoại giao đã đưa đến hậu quả gì cho nước Xiêm?
Chính sách ngoại giao giúp Xiêm không bị biến thành thuộc địa như các nước trong khu vực, mà vẫn giữ được độc lập. Tuy nhiên, Xiêm vẫn phải chịu nhiều lệ thuộc về kinh tế, chính trị vào Anh, Pháp.
Kết quả lớn nhất mà cuộc cải cách của vua Rama V mang lại là
Cải cách của vua Rama V mang lại cho Xiêm kết quả to lớn: Tạo cho nước Xiêm một bộ mặt mới, phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa; Cải thiện đời sống nhân dân, người lao động được tự do sinh sống.
Trong đó, kết quả lớn nhất là: giúp Xiêm thoát khỏi số phận trở thành thuộc địa như các nước trong khu vực, giữ được độc lập chủ quyền, mặc dù phải chịu nhiều lệ thuộc về chính trị, kinh tế vào Anh, Pháp.
=> Giữ vững độc lập chủ quyền luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu của một quốc gia.
Điểm khác biệt về việc thực hiện chủ trương phát triển đất nước giữa Xiêm (Thái Lan) và Việt Nam cuối thể kỉ XIX là
- Chủ trương phát triển đất nước của Việt Nam và Lào cuối thế kỉ XIX:
+ Việt Nam: có thực hiện một số biện pháp canh tân đất nước nhưng đều là những biện pháp cũ, không đạt được hiệu quả cao; thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” và chính sách cấm đạo, giết đạo => đất nước rơi vào tình trang khủng hoảng trầm trọng về kinh tế - xã hội.
+ Xiêm: thực hiện chính sách cải cách trên tất cả các mặt, đặc biệt là kinh tế và quân sự theo khuôn mẫu của phương Tây => tiềm lực đất nước mạnh mẽ kết hợp với chính sách ngoại giao mềm dẻo => giữ được độc lập trước sự xâm nhập của các nước phương Tây.
Năm 1899, vua Chalaloncon đã xóa bỏ chế độ lao động cưỡng bức thay bằng việc đóng thuế và nhân dân có quyền sở hữu ruộng đất.
Ai đã tiến hành tập hợp đông đảo lực lượng hoàng thân và con em quý tộc để tán thành cải cách?
Rama V là người đã tiến hành tập hợp đông đảo lực lượng hoàng thân và con em quý tộc để tán thành cải cách.
Cải cách của Rama V không triệt để là do không xóa bỏ phong kiến, không giải quyết dân chủ và ruộng đất cho nông dân.
Động lực để tiến hành cải cách ở Xiêm thế kỉ XIX chủ yếu xuất phát từ yêu cầu nào?
Động lực tiến hành cải cách ở Xiêm thế kỉ XIX bao gồm:
* Tiền đề kinh tế:
Việc ký kết các hiệp ước bất bình đẳng đã buộc chính quyền Xiêm phải nở cửa buôn bán với nước ngoài. Chính sách mở cửa đó đã tác động trước tiên đến kinh tế, nền kinh tế đóng kín của Xiêm bắt đầu xuất hiện những mầm
mống của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
* Tìền đề xã hội:
Cùng với nhân tố khách quan dẫn đến yêu cầu phải cải cách thì một nhân tố khong kém phần quan trọng đó là lực lượng tham gia vào quá trình cải cách. Sau khi lên ngôi, để từng bước dọn đường cho công cuộc cải cách của mình, Rama V đã tập hợp quanh mình một lực lượng đông đảo ủng hộ, tán thành dự định cải cách của ông, trong đó căn bản là các hoàng thân, con em quý tộc. Họ là những người có tư tưởng cấp tiến, từng nhiều lần đi sang châu Âu và các nước xung quanh Xiêm, họ nhận thức được sự tụt hậu cảu Xiêm và tán thành cải cách.
=> Như vậy Xiêm đến giữa thế kỷ XIX đứng trước yêu cầu khách quan và nhưng tiền đề trong nước đã tạo điều kiện cho nhà vua Rama V tiến hành cải cách. Cũng cần nhận thấy động lực để tiến hành cải cách ở Xiêm chủ yếu xuất phát từ yêu cầu khách quan là nền độc lập bị đe dọa nghiêm trong, nó đã thúc đẩy các điều kiện bên trong tuy chưa chín muồi nhưng có cơ sở để thay đổi.
So với cuộc Duy tân Minh trị (Nhật Bản), cải cách Rama (Xiêm) thế kỉ XIX chú trọng nhất lĩnh vực
So với Duy tân Minh Trị (Nhật Bản), cải cách Rama (Xiêm) thế kỉ XIX chủ trọng nhất đến lĩnh lực ngoại giao, đây là lĩnh vực được vua Rama V quan tâm đặc biệt. Nhờ chính sách ngoại giao mềm dẻo, nước Xiêm vừa lợi dụng vị trí nước đệm giữa hai thế lực đế quốc Anh - Pháp, vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Cam-pu-chia, Lào và Mã Lai). Để giữ gìn chủ quyền đất nướC. Nhờ vậy Xiêm không bị biến thành thuộc địa như các nước khác trong khu vực Đông Nam Á.
Kết quả lớn nhất mà cuộc cải cách của vua Rama V mang lại là
Cải cách của vua Rama V mang lại cho Xiêm kết quả to lớn: Tạo cho nước Xiêm một bộ mặt mới, phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa; Cải thiện đời sống nhân dân, người lao động được tự do sinh sống.
Trong đó, kết quả lớn nhất là: giúp Xiêm thoát khỏi số phận trở thành thuộc địa như các nước trong khu vực, giữ được độc lập chủ quyền, mặc dù phải chịu nhiều lệ thuộc về chính trị, kinh tế vào Anh, Pháp.
=> Giữ vững độc lập chủ quyền luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu của một quốc gia.
Từ thời vua Môngkút - Rama IV (1851- 1868), Xiêm đã thực hiện chủ trương để phát triển đất nước và bảo vệ nền độc lập?
Đứng trước sự đe dọa xâm nhập của thực dân phương Tây, nhất là Anh và Pháp, đến thời vua Môngkút (Rama IV, trị vì từ năm 1851 đến năm 1868), nước Xiêm (Thái Lan) đã thực hiện chủ trương buôn bán với nước ngoài, mở của buôn bán với bên ngoài, lợi dụng sự kiềm chế lẫn nhau giữa các nước tư bản để bảo vệ độc lập của đất nước.
Những cải cách ở Xiêm từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX được thực hiện dựa theo khuôn mẫu của
Năm 1892, Ra-ma V đã tiến hành hàng loạt các cải cách theo khuôn mẫu của các nước phương Tây về hành chính, tài chính, quân sự, giáo dục, … tạo cho nước Xiêm một bộ mặt mới, phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa, …
Chính sách nào sau đây được đánh giá là sự mềm dẻo về sách lược của Xiêm trong hoạt động ngoại giao?
Chính sách ngoại giao mềm dẻo của Xiêm là vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” giữa hai thế lực đế quốc Anh – Pháp, vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Cam-pu-chia, Lào, Mã Lai) để giữ gìn chủ quyền đất nước
Ý nghĩa quan trọng từ những cải cách của vua Rama V đối với lịch sử Xiêm là
Những cải cách của vua Rama V đã giúp Xiêm thoát khỏi nguy cơ bị biến thành thuộc địa, giữ được nền độc lập tương đối về chính trị. Đây là ý nghĩa quan trọng nhất của những cải cách của vua Rama V đối với lịch sử Xiêm.
Sau cải cách của vua Rama V, thể chế chính trị ở Xiêm đã có sự biến đổi đổi như thế nào?
Sau cải cách của vua Rama V, Xiêm từ một nước quân chủ chuyên chế trở thành một nước quân chủ lập hiến. Đứng đầu nhà nước vẫn là vua, giúp việc có hội đồng nhà nước (nghị viện). Bộ máy hành pháp của triều đình được thay bằng Hội đồng chính phủ gồm 12 bộ trưởng
Điểm khác biệt cơ bản giữa Xiêm và các nước còn lại ở khu vực Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX là
Điểm khác biệt cơ bản giữa Xiêm và các nước còn lại ở khu vực Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX là Xiêm vẫn giữ được nền độc lập tương đối về chính trị, trong khi các nước còn lại ở khu vực Đông Nam Á đều đã bị biến thành thuộc địa của các nước thực dân Phương Tây từ cuối thế kỉ XIX