Việt Nam Quốc dân đảng chịu ảnh hưởng sâu sắc hệ tư tưởng của
Nền tảng tư tưởng của Việt Nam Quốc dân đảng là: lấy chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn một trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản thịnh hành ở Trung Quốc làm nền tảng chính trị, tư tưởng.
Điểm chung trong khuynh hướng đấu tranh của 3 tổ chức cộng sản ra đời 1930 ở Việt Nam là gì?
Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng đều phân hóa từ Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên nên theo khuynh hướng vô sản.
Đông Dương Cộng sản liên đoàn thành lập từ những hội viên tiên tiến trong Đảng Tân Việt chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác và những hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên nên cũng theo khuynh hướng vô sản.
Nội dung quyết định để Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam mang tầm vóc lịch sử của một Đại hội thành lập Đảng là
Mặc dù là hội nghị chủ yếu gồm các đảng viên cộng sản ưu tú của các tổ chức cộng sản Việt Nam lúc đó nhưng đó là đại biểu ưu tú của các tổ chức cộng sản ở cả 3 miền Bắc-Trung-Nam.
- Kết quả của hội nghị đã đi đến thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng cộng sản duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Hội nghị cũng thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, có giá trị lí luận và thực tiễn lâu dài đối với cách mạng Việt Nam.
- Hội nghị vạch ra kế hoạch hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước và thành lập Ban chấp hành trung ương lâm thời để tao cơ sở cho sư thành lập của ban chấp hành chính thức.
=> Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản mang tầm vóc và ý nghĩa như một đại hội thành lập đảng quy định bởi nội dung thông qua Chính cương văn tắt, Sách lược vắn tắt, nêu lên đường lối của cách mạng Việt Nam.
Nội dung chủ yếu của cách mạng Việt Nam trong những năm 1919 - 1930 là
Từ năm 1910 đến năm 1930 là cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo duy nhất giữa khuynh hướng dân chủ tư sản và khuynh hướng vô sản.
- Khuynh hướng dân chủ tư sản: ban đầu là các cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản, đặc biệt là việc thành lập Đảng lập hiến (1923), đề ra một số khẩu hiệu đòi tự do dân chủ và nhóm Nam Phong của Phạm Quyền với tư tưởng trực trị, …Đỉnh cao trong giai đoạn 1925 - 1930 là sự thành lập Việt Nam Quốc Dân đảng, với chương trình và mục tiêu hành động được đề ra vào hoàn chỉnh vào năm 1929. Đảng này chủ trương đấu tranh bằng phương pháo ám sát cá nhân, chưa chú trọng công tác vận động trong quần chúng nhân dân. Năm 1930, khi khởi nghĩ Yên Bái thất bại đã đánh đấu sự tan rã của Việt Nam Quốc Dân đảng cũng là sự thất bại của khuynh hướng dân chủ tư sản.
- Khuynh hướng vô sản: được Nguyễn Ái Quốc truyền bá vào Việt Nam, thành lập Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh niên (tháng 6 -1925), có nhiệm vụ truyền bá lí luận giải phóng dân tộc vào trong phong trào yêu nước thúc đây các phong trào này phát triển, nhất là phong trào công nhân. Nhờ hoạt động của hội này đặc biệt là phong trào “vô sản hóa” (1928) đã thúc đẩy phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ. Dẫn đến Hội có sự phân hóa thành ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Sự phân hóa này không phải thể hiện sự suy yếu của khuynh hướng vô sản mà là biểu hiện của sự phát triển mạnh mẽ. Khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (2-1930) dựa trên cơ sở thống nhất ba tổ chức cộng sản đã chứng tỏ sự thắng thế của khuynh hướng vô sản so với khuynh hướng dân chủ tư sản.
Vấn đề ruộng đất cho dân cày đã được khẳng định lần đầu tiên trong văn kiện nào của Đảng?
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng đã khẳng định nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam được độc lập, tự do; lập chính phủ công nông binh; tịch thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc; tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành cách mạng ruộng đất, …
Trước Cương lĩnh chính trị đầu tiên, chưa có văn bản nào đề cập chính thức đến việc giải quyết vấn đề ruộng đất cho dân cày.
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên không có đóng góp nào sau đây đối với cách mạng Việt Nam?
Vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đối với cách mạng Việt Nam:
- Tích cực truyền bá lý luận giải phóng dân tộc theo con đường vô sản vào Việt Nam, xác lập một con đường cứu nước mới, góp phần giải quyết vấn đề đường lối cho cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX
- Tích cực chuẩn bị điều kiện về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
- Góp phần vào sự thắng thế của khuynh hướng vô sản trong cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX
Ý nào sau đây không phản ánh đúng bước tiến trong phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản giai đoạn 1927 - 1930 so với giai đoạn 1919 - 1926?
- Nhiệm vụ- mục tiêu: mang tính cách mạng hơn
+ 1927-1930: đánh đổ thực dân Pháp để giành độc lập dân tộc, xây dựng quốc gia theo mô hình dân chủ tư sản
+ 1919-1926: chỉ đấu tranh đòi một số quyền lợi kinh tế - chính trị trong khuôn khổ chế độ thực dân chứ không đấu tranh để xóa bỏ chế độ ấy.
- Phương pháp đấu tranh: quyết liệt, triệt để hơn
+ 1927-1930: bạo lực cách mạng
+ 1919-1926: dân chủ, công khai, sẵn sang thỏa hiệp khi được nhượng bộ
- Tổ chức lãnh đạo: chặt chẽ, quy củ hơn
+ 1927-1930: Việt Nam Quốc dân Đảng có hệ thống tổ chức tương đối chặt chẽ, có cơ sở trong quần chúng, có đường lối đấu tranh
+ 1919-1926: Đảng lập hiến nhưng thực chất chỉ là một nhóm của tư sản và địa chủ ở Nam Kì hoạt động nhưng không có ảnh hưởng lớn
Đáp án D phong trào đấu tranh ở cả 2 giai đoạn đều thất bại hoặc do cải lương, thỏa hiệp hoặc do bị đàn áp
Đâu không phải là lý do khiến cho giai cấp tư sản Việt Nam không thể nắm vững ngọn cờ lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân khiến giai cấp tư sản Việt Nam không thể nắm vững ngọn cờ lãnh đạo cách mạng là do
- Con đường cách mạng tư sản không còn sức hấp dẫn như trước do những hạn chế của CNTB và ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga 1917
- Thực dân Pháp còn mạnh đủ sức đàn áp phong trào non yếu của tư sản Việt Nam
- Phong trào đấu tranh của tư sản Việt Nam thiếu một cơ sở kinh tế- xã hội mạnh
- Hạn chế trong tổ chức lãnh đạo mà tiêu biểu là Việt Nam Quốc dân Đảng
Đáp án B nếu bản thân tư tưởng dân chủ tư sản có đủ những ưu thế thì chắc chắn sẽ không bị chủ nghĩa Mác- Lênin lấn át. Đây chỉ là một hệ quả khi giai cấp tư sản không đủ mạnh để nắm ngọn cờ lãnh đao cách mạng Việt Nam
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Việt Nam Quốc dân Đảng có điểm gì giống nhau?
Mặc dù đi theo hai khuynh hướng khác nhau nhưng cả Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Việt Nam Quốc dân Đảng đều là các tổ chức yêu nước cách mạng, ra đời do yêu cầu từ sự phát triển của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam. (phong trào yêu nước phát triển đến một mức độ nhất định thì cần phải có tổ chức lãnh đạo)
Lý luận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc có giá trị nào sau đây đối với lịch sử trong những năm 20 của thế kỷ XX?
- Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam, đó là con đường cách mạng vô sản.
- Suốt những năm sau đó, Nguyễn Ái Quốc đã: viết báo, mở lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ, thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên để truyền bá lí luận giải phóng dân tộc vào trong nước. Thông qua những hoạt động này đã tạo ra cơ sở vững chắc, trang bị lí luận cho sự hình thành phong trào dân tộc theo khuynh hướng vô sản (đặc biệt là phong trào công nhân), đồng thời chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự thành lập Đảng sau này.
=> Lý luận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 20 của thế kỉ XX là vũ khí tư tưởng của phong trào dân tộc theo khuynh hướng vô sản.
Vì sao năm 1929 ở Việt Nam lại có sự đấu tranh giữa hai xu hướng xung quanh vấn đề thành lập Đảng?
Năm 1929 ở Việt Nam có sự đấu tranh giữa hai xu hướng xung quanh vấn đề thành lập Đảng:
- Phải thành lập ngay 1 đảng cộng sản thay thế cho Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên
- Tiếp tục duy trì sự lãnh đạo của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
Sở dĩ có sự đấu tranh giữa hai xu hướng là do sự phát triển không đều của phong trào công nhân, yêu nước giữa các vùng miền. Phong trào công nhân, yêu nước ở Bắc Kì phát triển mạnh hơn so với Trung và Nam Kì nên yêu cầu thành lập một Đảng Cộng sản thay thế cho Hội Việt Nam cách mạng thanh niên xuất hiện sớm hơn
Đâu không phải là nguyên nhân đưa tới sự thành công của Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản năm 1930?
Nguyên nhân đưa tới thành công của hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đầu năm 1930 là do:
- Do sự quan tâm chỉ đạo của Quốc tế cộng sản: tháng 10-1929 Quốc tế cộng sản đã gửi thư cho Nguyễn Ái Quốc chỉ đạo về việc thống nhất các tổ chức cộng sản ở Đông Dương
- Do các tổ chức công sản có chung hệ tư tưởng, mục đích nên dễ dàng đi đến thống nhất
- Do tài năng uy tín của Nguyễn Ái Quốc
Đâu không phải là nguyên nhân khiến phong trào yêu nước trở thành một nhân tố đưa đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930?
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin + phong trào công nhân + phong trào yêu nước
- Sở dĩ phong trào yêu nước lại trở thành một nhân tố đưa đến sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam là do:
+ Do chủ nghĩa Mác Lênin có khả năng giải phóng dân tộc. Điều này đã được chứng minh qua thực tiễn cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
+ Do Việt Nam đang cần một lý luận tiên tiến để giải phóng dân tộc trong bối cảnh cuộc khủng hoảng về đường lối đấu tranh kéo dài
+ Do vai trò của Nguyễn Ái Quốc: chủ nghĩa Mác Lênin được truyền bá vào Việt Nam sau khi Nguyễn Ái Quốc đã cải biến nó cho phù hợp với tình hình, diễn đạt nó trở thành tiếng nói của dân tộc, phù hợp với đa số nhân dân nên được người dân ủng hộ, đi theo
Tại sao Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm lịch sử cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Việt Nam trong 3 thập niên đầu thế kỉ XX?
Sự thất bại của phong trào yêu nước Việt Nam theo ngọn cờ phong kiến đã chứng tỏ xã hội Việt Nam đang lâm vào cuộc khủng hoảng đường lối. Yêu cầu lịch sử đặt ra cần tìm kiếm một con đường cứu nước mới.
Đầu thế kỉ XX, các sĩ phu tiến bộ đề xướng một phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản với 2 xu hướng bạo động và cải cách nhưng không thành công
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Việt Nam tồn tại song song 2 khuynh hướng tư sản và vô sản. Khuynh hướng vô sản ngày càng chiếm ưu thế, được phong trào yêu nước dần đi theo. Sự phát triển của phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản đã đặt ra yêu cầu thành lập một Đảng cộng sản để tiếp tục lãnh đạo phong trào. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 cũng là đề đáp ứng yêu cầu đó
=> Trong 30 năm đầu thế kỉ XX, phong trào yêu nước Việt Nam đã thử nghiệm nhiều khuynh hướng đấu tranh để lựa chọn con đường phù hợp. Phong trào yêu nước phát triển, ngả dần về khuynh hướng vô sản đã đưa đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
Điểm sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc khi xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam so với cách mạng vô sản ở phương Tây là gì?
- Điểm sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc khi xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam so với cách mạng vô sản ở phương Tây là xác định cách mạng Việt Nam cần phải trải qua tuần tự 3 cuộc cách mạng, trước hết là cuộc tư sản dân quyền cách mạng có nhiệm vụ giải phóng dân tộc vì mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa toàn thế dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai.
- Ở các nước tư bản phương Tây, mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản nên có thể tiến hành ngay một cuộc đấu tranh giai cấp- cách mạng vô sản
Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về nhiệm vụ cách mạng được xác định trong Cương lĩnh chính trị (năm 1930)?
- Nhiệm vụ cách mạng là đánh đổ đế quốc, phong kiến, tư sản phản cách mạng làm cho nước Việt Nam được độc lập; lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông, tịch thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc; tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành cách mạng ruộng đất.
- Nhận xét:
+ Nhiệm vụ trên bao gồm 2 nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, chống đế quốc và chống phong kiến nhưng nhiệm vụ chống đế quốc được nhấn mạnh hơn
+ Điều này là phù hợp với tình hình Việt Nam vì mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội là mâu thuẫn dân tộc
Yếu tố quyết định giúp giai cấp công nhân Việt Nam trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam?
Giai cấp công nhân có đặc điểm quan trọng nhất, khác biệt với các giai cấp khác trong xã hội đó là đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, với số lượng đông đảo, giai cấp công nhân đấu tranh mạnh mẽ chống thực dân Pháp. Tiếp thu ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và chủ nghĩa Mác – Lê-nin (tư tưởng cách mạng vô sản) đã thay đổi tư tưởng của giai cấp công nhân, chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác. Đây cũng là đặc điểm quan trọng chứng tỏ công nhân là giai cấp có khả năng lãnh đạo cách mạng chứ không phải giai cấp nào khác.