Tại sao năm 1947, thực dân Anh lại dựa trên cơ sở tôn giáo để chia Ấn Độ thành hai quốc gia là Ấn Độ và Pakixtan?
Năm 1947, thực dân Anh lại dựa trên cơ sở tôn giáo để chia Ấn Độ thành hai quốc gia là Ấn Độ và Pakixtan vì Lợi dụng mâu thuẫn tôn giáo để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc Ấn Độ trong cuộc đấu tranh chống thực dân Anh.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ giành độc lập từ tay đế quốc thực dân nào?
Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại đứng đầu là M. Gandi đã nổi dậy đấu tranh giành độc lập từ tay thực dân Anh.
"Phương án Maobáttơn" của thực dân Anh có nội dung chia đất nước Ấn Độ thành hai quốc gia nào trên cơ sở tôn giáo?
Trước sức ép của phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, thực dân Anh buộc phải nhương bộ, hứa sẽ trao quyền tự trị theo “Phương án Maobatton” chia đất nước thành hai quốc gia theo cơ sở tôn giáo: Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo, Pakixtan của người theo Hồi giáo. Ngày 15-8-1947, hai nhà nước tự trị Ấn Độ và Pakixtan được thành lập.
Hãy cho biết đường lối đối ngoại của Ấn Độ sau khi giành độc lập?
Sau khi giành độc lập, Ấn Độ thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, trung lập tích cực, luôn luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc.
Hãy cho biết đường lối đối ngoại của Ấn Độ sau khi giành độc lập?
Sau khi giành độc lập, Ấn Độ thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, trung lập tích cực, luôn luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc.
Nhờ cuộc cách mạng nào mà Ấn Độ đã tự túc được lương thực từ giữa những năm 70 của thế kỷ 20?
Nhờ tiến hành cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực, và từ năm 1995, là nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba thế giới.
“Hòa bình, trung lập tích cực, luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc” là chính sách đối ngoại của Ấn Độ trong thời kì nào?
Sau khi giành được độc lập, đường lối đối ngoại xuyên suốt của Ấn Độ là hòa bình, trung lập tích cực, luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc.
Việc thực dân Anh đưa ra phương án “Maobatton”, chia đất nước Ấn Độ thành hai quốc gia tự trị - Ấn Độ và Pakixtan đã chứng tỏ
Trước cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại nên thực dân Anh đành phải nhượng bộ, giao quyền tự trị cho nhân dân Ấn Độ theo “Phương án Maobatton”.
Cuộc “cách mạng chất xám” đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất
Cuộc “cách mạng chất xám” đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới.
Lực lượng chính trị nào đã lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?
Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại đứng đầu là M. Gandi đã nổi dậy đấu tranh giành độc lập.
“Phương án Maobáttơn” do thực dân Anh đề ra chủ trương chia Ấn Độ thành 2 quốc gia Ấn Độ và Pakixtan dựa trên cơ sở nào?
Tháng 4-1947, thực dân Anh đã thương lượng với Đảng Quốc đại và Liên đoàn Hồi giáo Ấn Độ, đề ra phương án độc lập cho Ấn Độ, được gọi là “phương án Maobáttơn”. Theo phương án này, Ấn Độ sẽ bị chia thành hai nước tự trị trên cơ sở tôn giáo: Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo và Pakixtan của những người theo Hồi giáo.
Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa vào thời gian nào?
Trước sức ép của phong trào quần chúng, thực dân Anh buộc phải công nhận độc lập hoàn toàn của Ấn Độ. Ngày 26-1-1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa.
Cuộc cách mạng nào đã giúp Ấn Độ tự túc được lương thực cho toàn dân và bắt đầu xuất khẩu?
Nhờ thành tựu của cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực cho gần 1 tỉ người và bắt đầu xuất khẩu.
Từ những năm 90 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã trở thành một trong những nước sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới nhờ cuộc cách mạng nào?
Cuộc “cách mạng chất xám” bắt đầu từ những năm 90 của thế kỉ XX đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những nước sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới.
Năm 1972, trong hoạt động ngoại giao của Ấn Độ đã diễn ra sự kiện nổi bật gì?
Ngày 7-1-1972 Ấn Độ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam
Đặc điểm đường lối đối ngoại của Ấn Độ từ sau khi giành được độc lập là gì?
Sau khi giành được độc lập, đường lối đối ngoại xuyên suốt của Ấn Độ là hòa bình, trung lập tích cực, luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc