Ai là người anh hùng đã lấy thân mình chèn pháo trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954?
Người anh hùng đã lấy thân mình chèn pháo trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là Tô Vĩnh Diện. Cũng trong chiến dịch này Bế Văn Đàn đã lấy vai làm giá súng, Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai. Còn La Văn Cầu là người anh hùng trong chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 khi anh đã nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay bị thương để tiếp tục chiến đấu.
Các chiến dịch Việt Bắc (thu - đông 1947), Biên giới (thu - đông 1950) và Điện Biên Phủ (1954) của quân dân Việt Nam có điểm chung nào sau đây?
- Đáp án A loại vì từ năm 1950 ta mới được sự giúp đỡ của các nước XHCN.
- Đáp án B loại vì chiến dịch Việt Bắc đã đánh bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp.
- Đáp án C loại vì không có sự nổi dậy của quần chúng.
- Đáp án D đúng vì cả 3 chiến dịch đều làm thất bại các kế hoạch chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp. Trong đó, chiến dịch Việt Bắc làm thất bại kế hoạch "đánh nhanh - thắng nhanh" của Pháp; chiến dịch biên giới làm thất bại kế hoạch Rơve; chiến dịch Điện Biên Phủ làm thất bại kế hoạch Nava.
Chọn và điền từ còn thiếu vào chỗ… trong nội dung sau đây: “Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về…. (1) mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phân sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng…(2) phân tán lực lượng trên những địa bàn…(3) mà chúng không thể bỏ”. (SGK Lịch sử lớp 12- trang 147)
“Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phân sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng bị động phân tán lực lượng trên những địa bàn xung yếu mà chúng không thể bỏ”.
Trong đông xuân 1953 - 1954, Việt Nam tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu nhằm
Trong đông xuân 1953 - 1954, Việt Nam tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu nhằm làm thất bại kế hoạch tập trung binh lực của thực dân Pháp.
Điểm yếu của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là
- Thứ nhất, với một địa thế đặc biệt của một thung lũng lòng chảo, núi non bao bọc xung quanh, dưới là một dải đất bằng phẳng trải đều trên một diện tích rộng đã bị người Pháp đánh giá sai khi quyết định xây dựng một Tập đoàn cứ điểm tại nơi đây.
- Thứ hai, Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị cô lập, nằm chơi vơ giữa núi rừng trùng trùng, điệp điệp, rất xa những căn cứ hậu phương của Thực dân Pháp. Mọi nguồn viện trợ, tiếp tế cho chỉ bằng một con đường duy nhất là đường hàng không. Nếu đường giao thông này bị ngăn chặn, cô lập thì Tập đoàn cứ điểm sẽ mất khả năng chiến đấu.
- Thứ ba, khi nhìn vào Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ về cơ bản đó là một khối gắn kết chặt chẽ, được bao bọc, bảo vệ bởi những loại phương tiện, vũ khí hiện đại nhất lúc bấy giờ. Nhưng trong thực tế, các cứ điểm vẫn hoàn toàn độc lập về khả năng chiến đấu và phòng thủ.
- Thứ tư, đó là sự chủ quan, coi thường đối thủ và sự tự đánh giá mình quá cao đến từ chính bộ não của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Người khai sinh ra “con nhím” này là Nava, người chịu trách nhiệm về “con nhím” này là Cogny, người chỉ huy “con nhím” này là De Castries. Nhưng đối với cả ba con người này, Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là một sự viễn hoặc, ngạo mạn đến không tưởng.
Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến cuộc Đông - xuân 1953 - 1954 của quân và dân ta là
Tác động của cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) ở Việt Nam.
- Làm phá sản bước đầu kế hoạch Nava của thực dân Pháp, buộc Pháp phải bị động phân tán lực lượng và bị giam chân ở vùng rừng núi, chúng phải điều chỉnh kế hoạch Nava, quyết định xây dựng Điện Biên Phủ trở thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương…
- Chuẩn bị về vật chất và tinh thần cho quân và dân ta mở cuộc tiến công quyết định vào Điện Biên Phủ…
Trong đó ý nghĩa quan trọng nhất mang tính quyết định là ý nghĩa đầu tiên.
Quân ta tấn công Kontum, để uy hiếp Plâyku. Buộc thực dân Pháp phải tăng cường lực lượng cho Plâyku biến nơi đây thành nơi tập trung binh lực thứ 5 của Pháp.
Khó khăn chung của quân và nhân dân Việt Nam khi mở các chiến dịch Biên giới thu - đông (1950) và Điện Biên Phủ (1954) là gì?
- Trong chiến dịch Biên giới (1950): ta chủ trương tấn công địch ở Đông Khê thuộc tỉnh Cao Bằng, đây là địa bàn vùng núi cách xa hậu phương của ta nên trong quá trình diễn ra chiến dịch cũng gặp khó khăn về công tác hậu cần.
- Trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954): Điện Biên Phủ nằm lọt giữa vùng rừng núi trùng điệp của Tây Bắc, cách xa vùng hậu phương từ 500 - 700 km -> vấn đề hậu cần cho một chiến dịch lớn. Tuy nhiên, tất cả những khó khăn đã được khắc phục bởi tinh thần phục vụ tiền tuyến của nhân dân ta trong các đội dân công hỏa tuyến.
=> Xa hậu phương của ta nên công tác hậu cần khó khăn là khó khăn chung của quân và nhân dân Việt Nam khi mở chiến dịch Biên giới thu - đông (1950) và chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
Một điểm khác của chiến dịch Điện Biên Phủ so với các chiến dịch trong cuộc tiến công chiến lược đông - xuân 1953 - 1954 là
- (sgk 12 trang 147): Trong đông - xuân 1953 - 1954, Bộ chính trị Ban Chấp hành Trung ương đảng đề ra phương hướng chiến lược là: “Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch”.
- (sgk 12 trang 150): Bộ chính trị Trung ương đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, đây là nơi tập trung binh lực lớn nhất của địch (lúc cao nhất lên đến 16200 quân) để kết thúc chiến tranh.
Phương châm tác chiến “đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc tiến chắc” là phương châm tác chiến của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Để đối phó với kế hoạch Nava, quân đội và nhân dân Việt Nam đã thực hiện kế sách gì trong cuộc tiến công chiến lược đông - xuân 1953 - 1954?
- Tại Hội nghị phổ biến kế hoạch Đông - Xuân 1953-1954 do Bộ Tổng Tham mưu triệu tập ở Định Hoá, Thái Nguyên (từ ngày 19 đến 23-11-1953), Đại tướng Võ Nguyên Giáp quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng chiến lược và tư tưởng chỉ đạo tác chiến.
- Giữa lúc Hội nghị đang họp, Pháp cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ (20-11-1953). Đây là một tình huống mới xuất hiện, nhưng không nằm ngoài dự kiến của của Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy với kế sách điều địch để đánh địch, phân tán khối cơ động chiến lược của địch.
=> Thực tế trong các cuộc tiến công đông - xuân 1953 – 1954 ta đã thực hiện đúng chủ trương này.
Chiến dịch Trần Đình là mật danh của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Phương châm tác chiến “tích cực, chủ độn, cơ động, linh hoạt, đánh chắc thắng” là phương châm trong thời kì Đông xuân 1953-1954.
Điện Biên Phủ là địa điểm ban đầu không có trong kế hoạch Nava, do kế hoạch Nava ban đầu bị thất bại cho nên Pháp đã biến nơi đây thành cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.
Từ cuối 1953 đầu 1954, khối cơ động của Pháp bị phân tán thành mấy vị trí?
Từ cuối năm 1953 đầu năm 1954, khối cơ động của Pháp bị phân chia thành 5 vị trí bao gồm: Điện Biên Phủ, Luông pha bang, Xê nô, Plâyku, đồng bằng Bắc Bộ.
Đâu không phải điểm chung giữa các chiến dịch Việt Bắc thu đông (1947), Biên Giới Thu đông (1950), tiến công chiến lược đông xuân (1953 – 1954) và Điện Biên Phủ 1954)?
Tác chiến hiệp đồng quân binh chủng không phải điểm chung giữa các chiến dịch Việt Bắc thu đông (1947), Biên Giới Thu đông (1950), tiến công chiến lược đông xuân (1953 – 1954) và Điện Biên Phủ (1954).
Tháng 9 - 1953, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp và xác định phương hướng chiến lược của ta trong đông xuân 1953 - 1954 là
Tháng 9-1953, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp và xác định phương hướng chiến lược của ta trong đông xuân 1953-1954 là “tập trung lực lượng, mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa bàn xung yếu mà chúng không thể bỏ, do phải phân tán lực lượng mà tạo ra cho ta những điều kiện thuận lợi mới để tiêu diệt thêm từng bộ phận sinh lực của chúng”.
Nơi tập trung lực lượng mạnh nhất của thực dân Pháp theo dự tính ban đầu trong kế hoạch Nava là
Để thực hiện kế hoạch tiến công chiến lược, từ thu- đông 1953, Nava tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ 44 tiểu đoàn quân cơ động trong tổng số 84 tiểu đoàn trên toàn Đông Dương.
Từ cuối 1953 đến đầu 1954, khối cơ động chiến lược của quân Pháp đã bị phân tán ra những vị trí nào?
Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 khiến cho khối cơ động chiến lược của Nava bị phân tán ra 5 vị trí: đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Xê-nô, Luông-pha-băng, Plâyku.
Đâu không phải là ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954?
Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 không phải làm phá sản bước đầu kế hoạch Nava mà là làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava.