Điểm khác biệt cơ bản của cách mạng Campuchia so với cách mạng Lào và Việt Nam trong giai đoạn 1975-1979 là gì?
Điểm khác biệt cơ bản của cách mạng Campuchia so với cách mạng Lào và Việt Nam trong giai đoạn 1975-1979 là Tiến hành chống chế độ diệt chủng Khơme đỏ
Ba nước Đông Dương gia nhập ASEAN muộn (vào thập kỷ 90 của thế kỷ XX) vì:
Do “vấn đề Campuchia” nên quan hệ giữa các nước ASEAN với các nước Đông Dương trở nên gay gắt và đối đầu. Từ đầu những năm 90, Chiến tranh lạnh chấm dứt, “vấn đề Campuchia” được giải quyết, tình hình chính trị khu vực Đông Nam Á được cải thiện đã giúp cho quan hệ giữa các nước ASEAN và các nước Đông Dương trở nên hòa dịu, chuyển sang đối thoại, hợp tác. Đến thập kỉ 90 của thế kỉ XX, lần lượt các nước Đông Dương gia nhập ASEAN.
Trong các nước thành viên sáng lập ASEAN, những nước nào thuộc khu vực Đông Nam Á hải đảo?
Những nước thành viên sáng lập ASEAN gồm 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Phi-líp-pin. Trong đó, những nước thuộc khu vực Đông Nam Á hải đảo là: In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xinh-ga-po, Phi-líp-pin.
Thái Lan không phải quốc gia Đông Nam Á hải đảo, Bru-nây không tham gia sáng lập ASEAN.
Đến năm 1992, số nước thành viên của tổ chức ASEAN là:
Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Phi-líp-pin.
Năm 1984, Bru-nây gia nhập ASEAN, trở thành thành viên thứ 6. Tháng 7 - 1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Tiếp đó, nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á đã gia nhập vào ASEAN như Lào và Mian-ma (năm 1997) và Cam-pu-chia (năm 1999).
=> Như vậy, đến năm 1992, số nước thành viên của ASEAN là 6 nước.
Đến năm 1992, số nước thành viên của tổ chức ASEAN là:
Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Phi-líp-pin.
Năm 1984, Bru-nây gia nhập ASEAN, trở thành thành viên thứ 6. Tháng 7 - 1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Tiếp đó, nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á đã gia nhập vào ASEAN như Lào và Mian-ma (năm 1997) và Cam-pu-chia (năm 1999).
=> Như vậy, đến năm 1992, số nước thành viên của ASEAN là 6 nước.
Trong các yếu tố dưới đây, yếu tố nào được xem là thuận lợi của Việt Nam khi tham gia vào tổ chức ASEAN?
Đáp án B: ASEAN là một tổ chức hợp tác về kinh tế, văn hóa, không phải là một tổ chức quân sự.
Đáp án C, D: là điều mà các nước tham gia ASEAN đều mong muốn, không phải thuận lợi của riêng Việt Nam.
Đáp án A: Việt Nam gia nhập ASEAN trong bối cảnh đang tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, bình thường hóa quan hệ với Mĩ (1995). Với mục tiêu chính là phát triển kinh tế, văn hóa nên khi gia nhập ASEAN Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại của thế giới thông qua việc trao đổi, hợp tác với các nước thành viên.
Mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN là?
Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập với mục tiêu là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian nào?
Ngày 28-7-1995, Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN.
Trong các nước thành viên sáng lập ASEAN, nước nào thuộc khu vực Đông Nam Á lục địa?
Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập với sự tham gia của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Phi-líp-pin. Trong đó, Thái Lan là nước duy nhất thuộc khu vực Đông Nam Á lục địa.
Trong các nước thành viên sáng lập ASEAN, nước nào thuộc khu vực Đông Nam Á lục địa?
Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập với sự tham gia của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Phi-líp-pin. Trong đó, Thái Lan là nước duy nhất thuộc khu vực Đông Nam Á lục địa.
Nội dung nào sau đây là hạn chế của chiến lược kinh tế hướng nội của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN?
Nội dung là hạn chế của chiến lược kinh tế hướng nội của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN là Chưa giải quyết được quan hệ giữa tăng trưởng với công bằng xã hội.
Điểm tương đồng về sự hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là gì?
Cả ASEAN và EU đều ra đời dựa trên cơ sở các nước thành viên đã giành được độc lập, khôi phục kinh tế (ASEAN: 5 nước, EU: 6 nước). Mục tiêu thành lập chung là mong muốn hợp tác, liên minh với nhau để cùng phát triển.
Trong nhóm năm nước sáng lập ASEAN, nước nào có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh nhất, trở thành một trong bốn “con rồng” kinh tế của châu Á?
Nhóm năm nước sáng lập ASEAN bao gồm: Inđônêxia, Malayxia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của năm nước này khá cao. Điển hình là Xingapo, với tốc độ tăng trưởng 12% (1966 - 1973) và trở thành “con rồng” nổi trội nhất trong bốn “con rồng” kinh tế của châu Á là Xingapo, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông.
Sự khởi sắc của ASEAN trong quá trình hoạt động được đánh dấu bằng hiệp ước nào?
Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Inđônêxia) tháng 2 - 1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Bali).
Sự khởi sắc của ASEAN trong quá trình hoạt động được đánh dấu bằng hiệp ước nào?
Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Inđônêxia) tháng 2 - 1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Bali).
Ý nào sau đây là nội dung của chiến lược công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN?
Để khắc phục những hạn chế của chiến lược kinh tế hướng nội, từ những năm 60-70 trở đi, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN chuyển sang chiến lược công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo (chiến lược kinh tế hướng ngoại). Với nội dung: Các nước đều tiến hành “mở cửa” nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật của nước ngoài, tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển ngoại thương.
Mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN là?
Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, tổ chức ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào?
Từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay, tổ chứ ASEAN chuyển trọng tâm sang hoạt động hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển.
Tình hình chung của các nước Đông Nam Á trong chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á vốn là thuộc địa của các nước đế quốc Âu - Mĩ (trừ Thái Lan). Trong những năm chiến tranh, các nước này đều bị biến thành thuộc địa của quân phiệt Nhật Bản.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập là
Tận dụng thời cơ Nhật Bản đầu hàng đồng minh, nhiều nước ở Đông Nam Á đã đứng lên đấu tranh và giành được độc lập hoặc giải phóng phần lớn lãnh thổ. Trong đó, Inđônêxia là quốc gia đầu tiên tuyên bố độc lập, thành lập nước Cộng hòa Inđônêxia vào ngày 17-08-1945.