Tổng hợp câu hỏi nâng cao chương 3 - Phần 1

Câu 1 Trắc nghiệm

Điểm chung về tình hình các quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Trước Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), các nước Đông Bắc Á (trừ Nhật Bản) đều bị chủ nghĩa thưc dân nô dịch. Sau chiến tranh, họ đã lần lượt giành được độc lập, nhanh chóng bắt tay vào công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Trong 4 “con rồng” kinh tế châu Á thì Đông Bắc Á có 3 (Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan); Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới; kinh tế trung quốc trong những năm 80-90 của thế kỉ XX đạt tốc độ tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới.

Câu 2 Trắc nghiệm

Sự chia cắt của Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên phản ánh vấn đề gì trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, thế giới tiếp tục lâm vào tình trạng căng thẳng do sự đối đầu Đông- Tây giữa Liên Xô- Mĩ, phe XHCN- TBCN với biểu hiện là cuộc chiến tranh lạnh. Sự đối đầu đó đã để lại hậu quả cho Trung Quốc và Triều Tiên là sự chia cắt đất nước. Trung Quốc bị chia cắt thành 2 bộ phận lục địa và hải đảo (hiện nay Đài Loan vẫn là vùng không thuộc phạm vi ảnh hưởng của chính phủ Đại Lục). Triều Tiên bị chia cắt thành 2 miền lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới, mỗi miền thành lập 1 nhà nước riêng biệt là CHDCND Triều Tiên và Đại Hàn Dân Quốc

Câu 3 Trắc nghiệm

Nguyên nhân chính dẫn đến sự căng thẳng trong mối quan hệ Triều Tiên sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt là gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Mặc dù chiến tranh lạnh đã chấm dứt từ năm 1989 nhưng quan hệ hai miền Triều Tiên vẫn trong tình trạng căng thẳng do Triều Tiên chủ trương phát triển công nghiệp quân sự, đặc biệt là vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Điều này đã khiến cho Hàn Quốc rất quan ngại và liên tục có những hành động đáp trả.

Câu 4 Trắc nghiệm

Vì sao năm 2018 được đánh giá là năm đột phá trong mối quan hệ giữa hai miền Triều Tiên?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Năm 2018 là một năm lịch sử, đánh dấu bước đột phá trong mối quan hệ giữa hai miền Triều Tiên khi cả Triều Tiên và Hàn Quốc đều nhất trí về việc phi hạt nhân hóa bán đảo triều tiên với biểu hiện là các hội nghị thượng đỉnh liên triều, hoạt động phá hủy các khu sản xuất, thử vũ khí hạt nhân…Ví dụ:

+ Ngày 27-4: Cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Triều tại đường ranh giới quân sự liên Triều (MDL) thuộc làng đình chiến Panmujeom. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un trở thành Nhà lãnh đạo đầu tiên của Triều Tiên qua MDL sang phần đất Hàn QuốC. Hội nghị thượng đỉnh ra “Tuyên bố Panmunjeom” lịch sử, kêu gọi việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn và cải thiện quan hệ liên Triều, đánh dấu một cột mốc mới cho quan hệ song phương.

+ Ngày 24-5: Triều Tiên tiến hành phá dỡ bãi thử nghiệm hạt nhân xã Punggye trước sự chứng kiến của phóng viên quốc tế. 

+ Ngày 12-6: Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên diễn ra tại Singapore. Tổng thống Mỹ Donald Trump và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cùng ký kết văn kiện về vấn đề phi hạt nhân hóa và thiết lập nền hòa bình bền vững trên bán đảo Triều Tiên.

+ Ngày 18 đến 20-9: Hội nghị thượng đỉnh liên Triều 2018 lần thứ ba tại Bình Nhưỡng. Hội nghị thượng đỉnh lần này đã thông qua Tuyên bố chung Bình Nhưỡng, trong đó Triều Tiên nhất trí phá hủy vĩnh viễn cơ sở thử nghiệm động cơ tên lửa tại xã Dongchang, và tiến hành thêm các biện pháp phi hạt nhân hóa. Hai bên cũng ký thỏa thuận quân sự kêu gọi một giải pháp hòa bình cho các vấn đề song phương, mà không dùng tới vũ lực trong mọi tình huống.

 

Câu 5 Trắc nghiệm

Nguyên nhân chính khiến Quốc dân Đảng và Đảng Cộng Sản không thể hợp tác xây dựng chính phủ liên hiệp như quy định của hội nghị Ianta (2-1945) là gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Nguyên nhân chính khiến Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản không thể cùng nhau hợp tác xây dựng chính phủ liên hiệp như quy định của hội nghị Ianta (2-1945) do sự đối lập về ý thức hệ của 2 đảng phái. Quốc dân Đảng đi theo con đường TBCN, Đảng Cộng sản đi theo con đường XHCN. Cả hai đều muốn lật đổ đối thủ để nắm quyền lãnh đạo duy nhất cách mạng Trung Quốc

Câu 6 Trắc nghiệm

Hạn chế lớn nhất của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc trong năm 1946-1949 là gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc trong những năm 1946-1949 đã chấm dứt hơn 100 năm nô dịch, thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn tích phong kiến. Tuy nhiên trên thực tế cuộc cách mạng này mới giải phóng được lục địa Trung Quốc, còn khu vực các đảo, tô giới của phương Tây ở trên biển vẫn chưa xóa bỏ được. Phải lần lượt đến năm 1997, 1999, họ mới thu hồi được chủ quyền với Hồng Công và Ma Cao. Còn Đài Loan đến nay vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát.

Câu 7 Trắc nghiệm

Điểm giống nhau giữa quá trình cải tổ của Liên Xô (từ năm 1985) với cải cách mở của của Trung Quốc (từ năm 1978)

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Do tác động của cuộc khủng hoảng năm 1973, sự chuyển biến mạnh mẽ của thế giới và sự trì trệ, khủng hoảng của bản thân Liên Xô và Trung Quốc đã đặt ra yêu cầu cần phải nhanh chóng tiến hành cải cách cho 2 quốc gia này để đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội

Câu 8 Trắc nghiệm

Sự khác biệt nào giữa quá trình cải cách mở cửa của Trung Quốc so với Liên Xô đã dẫn tới khác biệt về kết quả của 2 cuộc cải cách

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

- Trong quá trình cải cách, Trung Quốc vẫn kiên trì 4 nguyên tắc cơ bản: con đường xã hội chủ nghĩa, chuyên chính dân chủ nhân dân, sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc, chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tư tưởng Mao Trạch Đông => tạo ra một sự chỉ đạo nhất quán trong quá trình cải cách

- Liên Xô: sau khi cải cách kinh tế không thành công, Liên Xô chuyển sang cải cách chính trị, thực hiện đa nguyên về chính trị tức nhiều đảng phái chính trị tham gia lãnh đạo đất nước => quyền lực bị phân tán, tạo ra sự hỗn loạn về chính trị, không thể tiến hành được cải cách khi không có sự thống nhất của các đảng phái

=> Cải cách mở cửa ở Trung Quốc thành công, cải tổ của Liên Xô thất bại

Câu 9 Trắc nghiệm

Vì sao sự kiện Ních Xơn sang thăm Trung Quốc (2-1972) lại có tác động tiêu cực đến cuộc kháng chiến chống Mĩ của Việt Nam?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Lợi dụng mâu thuẫn Xô- Trung, Mĩ đã sử dụng thủ đoạn ngoại giao để hạn chết sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa cho cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam.

Tháng 2-1972, Tổng thống Mĩ Níchxơn sang thăm Trung Quốc, mở đầu quan hệ mới theo chiều hướng hòa dịu giữa hai nước. Tại đây 2 bên đã kí kết thông cáo Thượng Hải theo đó Hoa Kì sẽ giảm dần ảnh hưởng của mình ở Đài Loan và chính phủ Trung Quốc phải hạn chế sự giúp đỡ cho Việt Nam chống Mĩ

Câu 10 Trắc nghiệm

Bài học kinh nghiệm lớn nhất rút ra từ cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc và cải tổ của Liên Xô cho Việt Nam là gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Bài học kinh nghiệm lớn nhất rút ra từ cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc và cải tổ của Liên Xô cho Việt Nam là phải kiên định theo phương hướng chiến lược ban đầu và tăng cường quyền lực cho giai cấp lãnh đạo.

- Trung Quốc: kiên trì 4 nguyên tắc cơ bản: con đường xã hội chủ nghĩa, chuyên chính dân chủ nhân dân, sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc, chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tư tưởng Mao Trạch Đông => quyền lực nhất quán => cải cách thành công

- Liên Xô: sau khi cải cách kinh tế không thành công, Liên Xô chuyển sang cải cách chính trị, thực hiện đa nguyên về chính trị tức nhiều đảng phái chính trị tham gia lãnh đạo đất nước, xóa bỏ sự độc quyền của Đảng Cộng sản => quyền lực bị phân tán, chính trị hỗn loạn => cải cách thất bại

Câu 11 Trắc nghiệm

Phương án Mao bát tơn mà người Anh thực hiện ở Ấn Độ phản ánh hình thái nào của chủ nghĩa thực dân?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Phương án Maobáttơn là sự thay đổi hình thức thống trị của thực dân Anh từ cai trị trực tiếp (thực dân kiểu cũ) sang cai trị gián tiếp (thực dân kiểu mới) nhằm xoa dịu những mâu thuẫn trong xã hội Ấn Độ, duy trì quyền lợi của người Anh tại đây.

Câu 12 Trắc nghiệm

Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về cuộc đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ sau chiến tranh thế giới thứ hai

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Đặc điểm cuộc đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ sau chiến tranh thế giới thứ hai:

- Nhiệm vụ- mục tiêu: đấu tranh chống thực dân Anh giành độc lập dân tộc

- Lãnh đạo: Đảng Quốc Đại

- Lực lượng tham gia: tất cả các tầng lớp trong xã hội

- Hình thức: phát triển từ thấp đến cao từ giành quyền tự trị (phương án Mao bát tơn) đến giành độc lập hoàn toàn

- Phương pháp đấu tranh: chủ yếu bất bạo động

Câu 13 Trắc nghiệm

Nôi dung nào sau đây không phải là điểm khác biệt giữa cách mạng Ấn Độ (1945-1950) với cách mạng Trung Quốc (1946-1949)?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Điểm khác biệt giữa cách mạng Ấn Độ (1945-1950) với cách mạng Trung Quốc (1946-1949)

- Hình thức diễn ra:

+ Ấn Độ: đấu tranh giành độc lập dân tộc

+ Trung Quốc: nội chiến

- Lực lượng tham gia

+ Ấn Độ: toàn dân tộc

+ Trung Quốc: lực lượng của Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản

- Phương pháp:

+ Ấn Độ: đấu tranh chính trị hòa bình

+ Trung Quốc: đấu tranh vũ trang

Đáp án C: cả 2 cuộc cách mạng đều giành được thắng lợi nhưng đất nước bị chia cắt

Câu 14 Trắc nghiệm

Nguyên nhân cơ bản khiến phương pháp bất bạo động, bất hợp tác lại có thể thực hiện hiệu quả ở Ấn Độ là gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Sở dĩ phương pháp bất bạo động có thể thực hiện hiệu quả ở Ấn Độ là:

- Do Ấn Độ là thuộc địa quan trọng nhất của thực dân Anh nên người Anh cần phải giữ Ấn Độ bằng mọi giá

- Bản chất của thực dân Anh là thực dân khai khẩn, đầu tư rất nhiều tiền của vào xây dựng cơ sở kinh tế ở Ấn Độ nên người Anh không bao giờ muốn đấu tranh vũ trang nổ ra mà luôn tìm cách thỏa hiệp

=> Nắm được điểm yếu đó Đảng Quốc Đại chủ trương lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập bằng biện pháp hòa bình, bất bạo động vì khả năng thành công của nó rất cao và ít đổ máu