Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được gọi là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vì chế độ phân biệt chủng tộc
Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được gọi là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vì chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái của chủ nghĩa thực dân.
Năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là “Năm châu Phi” bởi vì
Lịch sử ghi nhận năm 1960 là “Năm châu Phi” với 17 nước châu Phi được trao trả độc lập.
Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai không có nội dung nào sau đây?
Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai không có nội dung Nhận viện trợ theo Kế hoạch Mácsan.
Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi diễn ra sớm nhất ở khu vực nào?
Phong trào đấu tranh giành độc lập của châu Phi bùng nổ sớm nhất ở Bắc Phi (Ai Cập, Libi), sau đó lan ra các vùng khác.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc châu Phi bùng nổ sớm nhất ở quốc gia nào?
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi phát triển mạnh mẽ, mở đầu là cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập (1952).
Phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ănggôla, Môdămbích nhằm đánh đổ ách thống trị của
Phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ănggôla, Môdămbích nhằm đánh đổ ách thống trị của thực dân Bồ Đào Nha.
Sự kiện đánh dấu chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã là
Năm 1975, với thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha, chữ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng với hệ thống thuộc địa của nó về cơ bản bị tan rã.
Năm 1975 có ý nghĩa đặc biệt với châu Phi vì
Năm 1975, với thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha, chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng với hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã.
Nenxơn Manđêla trở thành tổng thống Nam Phi (1994) đánh dấu sự kiện lịch sử gì?
- Trong cuộc bầu cử dân chủ giữa các chủng tộc ở Nam Phi (4-1994), Nenxơn Manđêla đã trở thành Tổng thống da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi.
- Đây là sự kiện quan trọng, là dấu mốc đánh dấu sự chấm dứt của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Nam Phi kéo dài ba thế kỉ.
Sự kiện gắn với tên tuổi của Nen-xơn Man-đê-la là
Nen-xơn Man-đê-la là vị lãnh tụ vĩ đại của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phisau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Tháng 11 -1993, Hiến pháp mới của Cộng hòa Nam Phi được thông qua đã
Trước áp lực đấu tranh của người da màu, bản Hiến pháp tháng 11-1993 đã chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai)
Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được xếp vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vì
Chế độ phân biệt chủng tộc cũng là một hình thái của chủ nghĩa thực dân cũ, tồn tại tiêu biểu ở Nam Phi.
=> Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cũng là đấu tranh chống thực dân cũ để giải phóng dân tộc.
Nenxơn Manđêla trở thành tổng thống Nam Phi đánh dấu sự kiện lịch sử gì?
Từ năm 1993, trước áp lực đấu tranh của người da màu, bản Hiếp pháp này đã chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (Apácthai). Sau đó, một sự kiện nữa tiếp tục khẳng đinh điều này đó là sự kiện 4/1994, trong cuộc bầu cử dân chủ giữa các chủng tộc ở châu Phi, Nenxơn Manđêla trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi.
Nhận xét nào dưới đây phù hợp với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
- Đáp án A: chủ nghĩa thực dân mới cho đến nay vẫn còn tồn tại, nhưng với hình thức khác trước.
- Đáp án B:
+ Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi diễn ra sôi nổi, liên tục, bắt đầu từ Bắc Phi rồi lan ra các nước khác.
+ Hình thức đấu tranh phong phú, chủ yếu dưới hình thức đấu tranh chính trị và thương lượng (ngoại giao).
- Đáp án C: phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi đặt dưới sự lãnh đạo của các chính đảng tư sản dân tộc.
- Đáp án D: phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi bùng nổ sớm nhất ở Bắc Phi.
Tuyên bố “Phi thực dân hóa” của Đại Hội đồng Liên Hợp quốc đã có tác động như thế nào đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi?
Tuyên bố Phi thực dân hóa được thông qua theo Nghị quyết số 1514 (XV) ngày 1/4/1960 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc.Theo đó, các nước thực dân sẽ phải trao trả lại nền độc lập cho các thuộc địa của mình. Đây là sự kiện khởi nguồn để 17 nước châu Phi được trao trả độc lập trong năm 1960.
Điểm khác nhau cơ bản giữa chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai ở Nam Phi với chính sách cai trị của nhà nước Hồi giáo tự xưng IS hiện nay là
- Chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai là: Chế độ phân biệt chủng tộc là thực chất là sản phẩm đặc trưng của chế độ do người da trắng Nam Phi (Africaner) nắm giữ và phần nào là di sản của chủ nghĩa thực dân Anh từ thế kỷ 19 khi các giới chủ thực dân muốn kiểm soát sự di trú của những người da đen và da màu đến các vùng do người da trắng chiếm giữ.
=> Chế độ phân biệt chủng tộc là sự phân biệt, đối xử, kì thị tàn bạo dựa trên sắc tộc.
- Hồi giáo tự xưng IS là tổ chức Nhà nước Hồi giáo khủng bố đang ngang nhiên thách thức cả thế giới với các màn chặt đầu và xử tử hàng loạt những người không cùng ý thức hệ với chúng, không chịu cải theo đạo Hồi. Chúng cướp bóc, bóc lột, hãm hiếp và ép buộc phụ nữ phải kết hôn, xâm chiếm các bản làng làm căn cứ địa để phá hoại, tấn công và bành chướng khắp nơi.
Nenxơn Manđêla là được trao giải Nôbel Hòa bình năm 1993 vì đã
Nenxơn Manđêla là được trao giải Nôbel Hòa bình năm 1993 vì đã có nhiều đóng góp tích cực cho phong trào hòa bình thế giới. Cụ thể là:
- Cống hiến cho sự nghiệp chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.
- Sau khi trở thành Tổng thống, Mandela đã thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ người dân ổn định đời sống và áp dụng các chính sách xã hội tiến bộ ít thấy tại châu Phi.
- Năm 1999, sau khi hết nhiệm kì, ông vẫn tiếp tục hoạt động thúc đẩy hòa bình, dân chủ ở châu Phi.
- Ông dành phần lớn thời gian để tuyên truyền về đại dịch AIDS nhằm thúc giục người dân Nam Phi thay đổi suy nghĩ về đại dịch này “như một căn bệnh thông thường”.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, châu Phi được gọi là “Lục địa trỗi dậy” vì?
- Trước đó, châu Phi nằm dưới sự thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ và được coi là “lục địa ngủ yên” khi chưa nổi dậy đấu tranh giành lại độc lập.
- Tuy nhiên, sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Châu Phi phát triển mạnh mẽ. Châu Phi đã thành lập được tổ chức lãnh đạo là “Tổ chức thống nhất châu Phi” (OAU) năm 1963; giữ vai trò quan trọng trong việc phối hợp hoạt động và thúc đẩy sự nghiệp đấu tranh cách mạng của các nước châu Phi… Giai cấp tư sản châu Phi ngày càng trưởng thành, nhanh chóng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng thông qua các chính đảng hoặc các tổ chức chính trị của mình. Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân đã diễn ra sôi nổi ở châu lục này, được mệnh danh là “lục địa mới trỗi dậy”.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, khác với Mỹ Latinh chủ yếu là đấu tranh vũ trang phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi lại chủ yếu diễn ra dưới hình thức chính trị, ngoại giao thương lượng với các nước phương Tây để giành chính quyền.