Quốc gia nào là nơi khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), Mĩ là nơi khởi đầu cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại và đạt được nhiều thành tựu to lớn.
Từ năm 1973, do cuộc khủng hoảng năng lượng kinh tế Mĩ bị suy thoái, khủng hoảng đến năm 1982.
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, bên cạnh sự đầu tư rất lớn cho nghiên cứu khoa học, Mĩ còn cách xa chiến trường châu Âu nên có điều kiện hòa bình để các nhà khoa học tập trung nghiên cứu.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào có sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới?
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ. Khoảng nửa sau những năm 40, sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (năm 1948 hơn 56%).
Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới trong khoảng thời gian nào?
Khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
Tiêu biểu cho tư tưởng chống cộng sản ở Mĩ trong những năm 50 của thế kỉ XX là
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, bên cạnh việc đưa ra các chính sách cụ thể để khắc phục những khó khăn trong nước. Chính quyền Mĩ còn thực hiện những chính sách nhằm ngăn chặn, đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân và các lực lượng tiến bộ. Tiêu biểu cho tư tưởng chống cộng sản ở Mĩ trong những năm 50 của thế kỉ XX là “chủ nghĩa Mác Cácti”.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào?
Sau khi Chiến tranh kết thúc, dựa vào sức mạnh quân sự - kinh tế, Mĩ đã triển khai Chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới. Nhằm mục tiêu:
+ Ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn Chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
+ Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới.
+ Khống chế, chi phối các nước đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.
Nội dung nào phản ánh đúng nhất về diện mạo nền kinh tế Mĩ trong suốt thập niên 90 của thế kỉ XX?
Trong suốt thập kỉ 90 của thế kỉ XX, tuy có trải qua những đợt suy thoái ngắn nhưng kinh tế Mĩ vẫn đứng đầu thế giới.
Yếu tố nào làm thay đổi chính sách đối nội đối ngoại của nước Mĩ khi bước sang thế kỉ XXI?
Vụ khủng bố ngày 11-9-2001 cho thấy nước Mĩ cũng rất dễ bị tổn thương và chủ nghĩa khủng bố sẽ là một trong những yếu tố dẫn đến sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ khi bước vào thế kỉ XXI.
Từ năm 1973 đến năm 1982, nền kinh tế Mĩ
- Từ năm 1973 - 1982: khủng hoảng và suy thoái kéo dài (năng suất lao động giảm còn 0.43% /năm; hệ thống tài chính - tiền tệ, tín dụng rối loạn).
- Từ năm 1983, kinh tế Mỹ phục hồi và phát triển. Tuy vẫn đứng đầu thế giới về kinh tế – tài chính nhưng tỷ trọng kinh tế Mỹ trong nền kinh tế thế giới giảm sút.
Tổng thống Mĩ đầu tiên sang thăm Việt Nam là?
Tổng thống Clinton là người quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Năm 2000, ông Clinton đã sang thăm Việt Nam (từ 16 đến 19 tháng 11).
Đâu không phải nội dung phản ánh sự phát triển vượt bậc về kinh tế - khoa học kỹ thuật của Mỹ trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Các đáp án A, C, D: đều là biểu hiện cho sự phát triển vượt bậc về kinh tế của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Đáp án B: thể hiện chính sách đối ngoại của Mĩ, thực hiện “kế hoạch Mácsan” để lôi kéo các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.
Đâu không phải mục tiêu của Mĩ khi triển khai chiến lược toàn cầu?
- Dựa vào sức mạnh quân sự, kinh tế, Mĩ đã triển khai Chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới. Mục tiêu:
+ Ngăn chặn, và tiến tới tiêu diệt hoàn toàn Chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
+ Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới.
+ Khống chế, chi phối các nước đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.
Vì sao Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu?
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng, nắm độc quyền vũ khí hạt nhân. Dựa vào tiềm lực kinh tế- quân sự đó, chính phủ Mĩ đã đề ra chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới.
Trong các nội dung sau, nội dung không nằm trong chiến lược “cam kết và mở rộng” của Mĩ là
Trong giai đoạn 1991 đến năm 2000, Mĩ thực hiện chiến lược “Cam kết và mở rộng” với ba mục tiêu cơ bản:
- Bảo đảm an ninh của Mĩ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu.
- Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ.
- Sửu dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộc của các nước khác.
=> Loại trừ đáp án: D
Nguyên nhân cơ bản quyết định sự phát triển nhảy vọt của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai
Khác với Nhật Bản, con người được coi là vốn quý, là nhân tố quyết định hàng đầu thì đối với My, nơi khởi nguồn của cách mạng Khoa hoc - kĩ thuật thì nhân tó quyết định hàng đầu đưa đến sự phát triển của nền kinh tế Mỹ là ứng dụng thành tựu Khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.
Mĩ là nơi khởi đầu của cách mạng khoa học- kĩ thuận lần thứ hai là do
Do đất nước không có chiến tranh lại có chính sách thu hút các nhà khoa học đến làm việc với đãi ngộ, chế độ lương cao nên thu hút được nhiều nhân tài, nhiều nhà khoa học trên thế giới về sinh sống và làm việc. Thừa hưởng những thành tựu khoa học – kĩ thuật thế giới. Vì vậy, Mĩ có điều kiện để nghiên cứu và áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.
Vì sao 1972 Mĩ thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và Liên Xô?
Năm 1972, tổng thống Mĩ Níchxơn sang thăm Trung Quốc và Liên Xô mở ra một chiều hướng mới trong quan hệ giữa 3 nước.Tuy nhiên, các chuyến thăm này thực chất cũng là sự hòa hoãn giữa các nước lớn, qua đó hạn chế sự giúp đỡ của các nước này cho phong trào giải phóng dân tộc. Đặc biệt là hạn chế sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc cho cách mạng Việt Nam.
Ý nào sau đây không phải là nhân tố dẫn đến sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - khoa học kĩ thuật của Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Có 5 nhân tố dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai:
- Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, nhân lực dồi dào, trình độ kỹ thuật cao, năng động, sáng tạo.
- Lợi dụng chiến tranh để làm giàu từ bán vũ khí.
- Áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất…
- Trình độ tập trung tư bản và sản xuất cao, cạnh tranh có hiệu quả ở trong và ngoài nước.
- Các chính sách và hoạt động điều tiết của nhà nước có hiệu quả.
Vì sao sau khi trật tự hai cực Ianta bị sụp đổ, Mỹ không thế thiết lập trật tự thế giới một cực?
Sau khi Liên Xô tan rã. Mĩ âm mưu thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” nhằm thực hiện âm mưu bá chủ thế giới. Tuy nhiên, do sự vươn lên mạnh mẽ của các cường quốc và sự thay đổi tương quan lực lượng giữa các nước => Mĩ không dễ dàng thực hiện được tham vọng của mình.