Bài tập: Nước Mĩ

Câu 21 Trắc nghiệm

Trong quá trình triển khai chiến lược toàn cầu, Mĩ không thực hiện được mục tiêu nào dưới đây?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Trong quá trình triển khai chiến lược toàn cầu, Mĩ không thực hiện được mục tiêu nào Ngăn chặn hoàn toàn sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Câu 22 Trắc nghiệm

Cuộc Chiến tranh lạnh do Mĩ khởi xướng chống Liên Xô và các nước XHCN đã ảnh hưởng đến nước Mĩ như thế nào?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Chiến tranh lạnh do Mĩ khởi xướng chống Liên Xô và các nước XHCN đã làm cho Mĩ phải tốn kém và suy giảm thế mạnh về nhiều mặt do chạy đua vũ trang kéo dài, vị thế của Mĩ cũng sụt giảm trong khi Nhật Bản và Tây Âu đang vươn lên.

Câu 23 Trắc nghiệm

Ý nào dưới đây không phải là nội dung chính quyền Mĩ triển khai Chiến lược toàn cầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Mĩ đã triển khai chiến tranh lạnh như sau:

- Khởi xướng cuộc chiến tranh lạnh.

- Trực tiếp gây ra hoặc ủng hộ hàng chục cuộc chiến tranh xâm lược và bạo loạn, lật đổ chính quyền ở nhiều nơi trên thế giới, tiêu biểu là cuôc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 – 1975), dính líu vào cuộc chiến tranh Trung Đông, …

- Thiết lập chín quyền tay sai ở nhiều nước, can thiệp vào công việc nội bộ của các nước (tiêu biểu là ở khu vực Mĩ Latinh).

Câu 24 Trắc nghiệm

Giai đoạn kinh tế - khoa học kĩ thuật Mĩ chiếm ưu thế tuyệt đối mọi mặt là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Trong giai đoạn đầu tiên (từ năm 1945 – 1973)

* Kinh tế:

- Sau chiến tranh thế giới thứ II, kinh tế Mỹ phát triển mạnh: công nghiệp chiếm 56,5% tổng sản lượng công nghiệp thế giới; nông nghiệp bằng hai lần 5 nước Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia, Nhật cộng lại; nắm 50% số lượng tàu bè đi lại trên biển, ¾ dự trữ vàng thế giới, chiếm 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới…

-  Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mỹ là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

* Khoa học - kĩ thuật:

 - Mỹ là nước khởi đầu và đạt nhiều thành tựu cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật hiện đại: đi đầu trong lĩnh vực chế tạo công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử, máy tự động); vật liệu mới (polyme, vật liệu tổng hợp); năng lượng mới (nguyên tử, nhiệt hạch); sản xuất vũ khí, chinh phục vũ trụ, “cách mạng xanh” trong nông nghiệp…

- Thúc đẩy kinh tế Mỹ phát triển, ảnh hưởng lớn đến thế giới.

Trong các giai đoạn sau từ 1973 đến 1991 và từ 1991 đến 2000, kinh tế Mĩ gắn liền với những đợt súy thoái ngắn, không chiếm ưu thế về mọi mặt như giai đoạn 1945 - 1973.

Câu 25 Trắc nghiệm

Cơ sở chủ yếu để Mỹ thực hiện tham vọng bá chủ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Cơ sở để Mĩ thực hiện tham vọng bá chủ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:

- Kinh tế: Mĩ là nước tư bản giàu mạnh nhất.

+ Mĩ thu được lợi nhuận 114 tỉ USD, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.

+ Từ những năm 1945 - 1950, nước Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiêp toàn thế giới.

+ Sản lượng nông nghiệp của Mĩ gấp 2 lần sản lượng của năm nước Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại.

+ Nắm trong tay ¾ dự trữ vàng của thế giới.

+ Là chủ nợ duy nhất của thế giới.

- Quân sự: Mĩ có lực lượng mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.

=> Điều kiện quan trọng để Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới.

- Khoa học - kĩ thuật: Mĩ là quốc gia khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại và đạt nhiều thành tựu nổi bật, là nhân tố thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Mĩ.

Câu 26 Trắc nghiệm

Sự kiện nào đã chứng tỏ nước Mĩ hoàn toàn không miễn nhiễm với chiến tranh?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Ngày 11-9-2001, nhóm khủng bố Al-qaeda đã tiến hành một loạt các cuộc khủng bố trên lãnh thổ nước Mĩ. Đặc biệt vụ tấn công vào 2 tòa tháp đôi tại trung tâm thương mại thành phố New York khiến gần 3000 người chết và hơn 6000 người bị thương. Sau vụ khủng bố 11/9, người Mỹ lần đầu tiên hiểu ra rằng họ hoàn toàn không "miễn nhiễm" với chiến tranh hay các vụ khủng bố, dù lãnh thổ đất nước gần như hoàn toàn "đứng ngoài" hai cuộc chiến tranh thế giới.

Câu 27 Trắc nghiệm

 Chiến lược toàn cầu của Mĩ với 3 mục tiêu chủ yếu, mục tiêu nào có ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

- Một trong những mục tiêu quan trọng, chủ chốt của Mĩ trong chiến lược toàn cầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là: Ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới.

- Trong khi đó, Việt Nam là một quốc gia xác định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa => mục tiêu này của Mĩ có ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam. Chính vì thế, cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của cục diện hai cực, hai phe sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 28 Trắc nghiệm

Yếu tố nào khiến Mĩ thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại khi bước sang thế kỉ XXI?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ luôn có tham vọng bá chủ thế giới. Tuy nhiên, thế giới không bao giờ chấp nhận một trật tự do Mĩ đơn phương sắp đặt và chi phối.

Ngày 11-9-2001, nhóm khủng bố Al-qaeda đã tiến hành một loạt các cuộc khủng bố trên lãnh thổ nước Mĩ. Đặc biệt vụ tấn công vào 2 tòa tháp đôi tại trung tâm thương mại thành phố New York khiến gần 3000 người chết và hơn 6000 người bị thương. Vụ khủng bố này chính là yếu tố dẫn đến sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ khi bước sang thế kỉ XXI.

Câu 29 Trắc nghiệm

Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

* Chính sách đối ngoại của Mĩ qua các đời Tổng thống:

- Triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới.

- Khởi xướng cuộc “Chiến tranh lạnh”, trực tiếp hay gián tiếp gây ra và ủng hộ hàng chục cuộc chiến tranh xâm lược và bạo loạn.

- Từ năm 1972, Mĩ đã thực hiện chính sách “hòa hoãn” với Trung Quốc, Liên Xô. Sau thất bại ở Việt Nam, Mĩ vẫn tiếp tục thực hiện “Chiến lược toàn cầu” đối đầu với Liên Xô.

- Từ giữa những năm 80, xu hướng đối thoại hòa hoãn ngày càng chiếm ưu thế. Cuối năm 1989, Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh”.

- Trong thập kỉ 90 của thế kỉ XX. Mĩ thực hiện chiến lược: “Cam kết và mở rộng” dưới đời tổng thống B. Clintơn với ba mục tiêu cơ bản: bảo đảm an ninh của Mĩ với lực lượng quân sự hùng mạnh để sẵn sàng chiến đấu; tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ, sử dung khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.

 - Từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc (1989) và trật tự Ianta tan rã (1991), Mĩ đang thiết lập một trật tự thế giới “đơn cực” chi phối và lãnh đạo toàn thế giới.

* Xét về mặt bản chất, mục tiêu của chiến lược “Cam kết và mở rộng” giống mục tiêu của “Chiến lược toàn cầu” ở chỗ, đều thể hiện và thực hiện cho tham vọng vươn lên chi phối, lãnh đạo toàn thế giới của Mĩ. Nói một cách khác, chiến lược “Cam kết và mở rộng” vẫn là sự tiếp tục triển khai “Chiến lược toàn cầu” trong bối cảnh lịch sử mới.

=> Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Mĩ từ sau năm 1945 đến năm 2000 là thực hiện chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới.

Câu 30 Trắc nghiệm

 Điểm tương đồng về phát triển kinh tế giữa Liên Xô và Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Sau chiến tranh thế giới thứ hai:

- Liên Xô: chịu thiệt hại nặng nề về người và của => từ những năm 50 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô trở thành cường quóc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).

- Mĩ: đạt được nhiều lợi nhuận sau chiến tranh => trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới tư bản và trên thế giới.

=> Như vây, sau chiến tranh thế giới thứ hau dù hoàn cảnh khác nhau nhưng cả Liên Xô và Mĩ đều trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.

Câu 31 Trắc nghiệm

Ngày 14/4/2018, Mĩ và đồng minh bắn hơn 100 quả tên lửa vào Siri với lí do quân đội của chính phủ Siri sử dụng vũ khí hóa học ở Đuma mặc dù chưa có bằng chứng xác thực. Hành động trên đây của Mĩ và đồng minh Mĩ chứng tỏ

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Những hành động trên của Mĩ và đồng minh chứng tỏ sự thi hành chính sách áp đảo và cường quyền của Mĩ. Với những hành động này, Quân đội chính phủ Syria và lực lượng đồng minh đã đặt trong tình trạng báo động cao và thực hiện biện pháp đề phòng trên khắp đất nước.

Câu 32 Trắc nghiệm

Một trong những nhân tố phát triển kinh tế của Mĩ mà Việt Nam có thể vận dụng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Một trong những nhân tố quan trọng đưa đến sự phát triển của nền kinh tế Mĩ là: phát triển nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng cao. Việt Nam có thể học tập và vận dụng trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Bởi vì Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào những trình độ khoa học - kĩ thuật và chất lượng lao động thấp. Nếu biết tận dụng nhân tố con người, có biện pháp phát triển chất lượng nguồn lao động chắc chắn sẽ là đòn bẩy cho nền kinh tế nhanh chóng phát triển.

Câu 33 Trắc nghiệm

Quốc gia nào sau đây là nước đầu tiên trên thế giới phóng thành công tàu vũ trụ đưa con người lên mặt trăng

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Quốc gia là nước đầu tiên trên thế giới phóng thành công tàu vũ trụ đưa con người lên mặt trăng là Mĩ.

Câu 34 Trắc nghiệm

Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Mỹ phần nào thực hiện được mưu đồ của mình vì đã

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Mục tiêu quan trọng nhất của Mĩ trong chiến tranh lạnh là đẩy lùi, tiến tới xóa bỏ CNXH trên thế giới.

Thực tế, Mĩ đã phần nào thực hiện được mưu đồ của mình khi góp phần làm tan rã hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu (năm 1991).

Câu 35 Trắc nghiệm

Sự kiện nào tác động tới sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Mĩ những năm đầu thế kỉ XXI ?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Vụ khủng bố ngày 11-9-2001 cho thấy nước Mĩ cũng rất dễ bị tổn thương và chủ nghĩa khủng bố sẽ là một trong những yếu tố dẫn đến sự thay đổi quan trọng đối nội và đối ngoại của Mĩ khi bước vào thế kỉ XXI.

Câu 36 Trắc nghiệm

Nguyên nhân nào không tạo điều kiện cho nền kinh tế Mỹ phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

- Các đáp án A, C, D: đều thuộc nguyên nhân đưa đến sự phát triển của nền kinh tế Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Đáp án B: Chiến lược toàn cầu thuộc chính sách đối ngoại xuyên suốt của Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Chính sách này đã tiêu tốn nhiều tiền của của Mỹ => Không phải nhân tố đưa kinh tế Mỹ phát triển.

Câu 37 Trắc nghiệm

Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Trong giai đoạn 1945 – 1973, nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ:

- Sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm hơn 1 nửa sản lượng công nghiệp thế giới (năm 1948 là hơn 56%).

- Sản lượng nông nghiệp Mĩ bằng hai lần sản lượng nông nghiệp của 5 nước: Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia và Nhật Bản cộng lại (1949).

- Nắm trong tay 50% số tàu bè đi lại trên mặt biển, ¾ trưc lượng vàng của thế giới.

Khoảng 20 sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế- tài chính lớn nhất thế giới.

Câu 38 Trắc nghiệm

Yếu tố quyết định làm suy giảm vị thế kinh tế chính trị của Mỹ trong giai đoạn 1973-1991 là gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Từ năm 1947 đến năm 1991, Liên Xô và Mỹ ở trong tình trạng căng thẳng, đối đầu của chiến tranh lạnh. Việc chạy đua vũ trang tốn kém trong chiến tranh lạnh đã khiến Mĩ suy giảm thế mạnh về nhiều mặt. Đặc biệt là các cuộc chiến tranh xâm lược ở một số quốc gia nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội đối với các quốc gia trên thế giới đã tiêu tốn của Mĩ không ít tiền của.

=> Sự đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô là yếu tố quyết định làm suy giảm vị thế kinh tế và chính trị trong giai đoạn 1973 – 1991.

Câu 39 Trắc nghiệm

Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), kinh tế Mĩ có đặc điểm gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ. Trong khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế- tài chính lớn nhất thế giới. Biểu hiện: sản lượng công nghiệp chiếm hơn 56% sản lượng công nghiệp toàn thế giới (1948); sản lượng nông nghiệp bằng 2 lần sản lượng của 5 nước Anh, Pháp, CHLB Đức, Nhật Bản cộng lại (1949); có hơn 50% tàu bè đi lại trên biển; chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới…

Câu 40 Trắc nghiệm

Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã đạt được thành tựu cơ bản gì để thể hiện sự canh tranh với Mĩ?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã đạt tạo được thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự để thể hiện sự canh tranh với Mĩ được thành tựu cơ bản để thể hiện sự canh tranh với Mĩ.