Cuộc đấu tranh với quân Trung Hoa Dân Quốc và bọn phản cách mạng năm 1945-1946 để lại bài học kinh nghiệm quý báu nào cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước ta hiện nay?
- Cứng rắn về nguyên tắc: dù nhượng bộ với Pháp và Trung Hoa Dân Quốc ở từng thời kì những Đảng và chính phủ luôn tuân thủ nguyên tắc: không đánh mất độc lập dân tộc.
- Mềm dẻo về sách lược:
+ Trước 6/3/1946: Đảng chủ trương hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc để tập trung đánh Pháp ở miền Nam.
+ Khi Pháp và Trung Hoa Dân Quốc kí với nhau Hiêp ước Hoa – Pháp (28/2/1946) thì đảng đã chủ trương hòa hoãn với Pháp để đuổi một kẻ thù là Trung Hoa Dân Quốc. Nhằm có thời gian chuẩn bị và phát triển lực lượng, hướng cuộc đấu tranh vào một kẻ thù duy nhất là thực dân Pháp.
Nguyên tắc “dĩ bất biến ứng vạn biến” được thể hiện rõ nhất trong đường lối ngoại giao của Đảng thời kì nào?
- Dĩ bất biến ứng vạn biến: Ứng phó với cái vạn biến nhưng không xa rời, vứt bỏ, đánh mất cái bất biến, cái giá trị cốt lõi đã đặt ra. Tuyệt đối không thể đem cái bất biến ấy ra mua bán, đổi chác. Hoàn cảnh luôn thay đổi, cuộc sống luôn thay đổi, phát triển, khi ứng phó thì phải mềm dẻo, uyển chuyển, nhưng dù có mềm dẻo, uyển chuyển, thay đổi như thế nào đi chăng nữa cũng không được quên mục đích cuối cùng (cái bất biến) mà ban đầu đã đặt ra.
- Trong giai đoạn 1945-1946, dù đảng chủ trương nhượng bộ với Trung Hoa Dân Quốc, sau đó hòa hoãn với Pháp nhưng đều vì mục tiêu muốn kéo dài thời gian để chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài. Nguyên tắc đảm bảo chủ quyền dân tộc vẫn luôn được giữ vững.
Việc Chủ tịch Hồ Chí Minh và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí kết Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) với đại diện Chính phủ Pháp có ý nghĩa là
Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946), ngày 9/3/, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị Hòa để tiến. Chỉ thị khẳng định đây là thắng lợi bước đầu, là giải pháp mang tính tình thế của Đảng, cần tận dụng thời gian hòa hoãn để tiếp tục xây dựng thực lực để mau tiến tới giành độc lập hoàn toàn. Chỉ thị giải thích lý do ký Hiệp định, hòa với Pháp để “Tránh tình thế bất lợi: phải cô lập chiến đấu cùng một lúc với nhiều lực lượng phản động…
Từ thực tiễn giải quyết những khó khăn sau Cách mạng Tháng Mười ở Nga năm 1917 và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta đã chứng minh luận điểm nào dưới đây?
“Giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền khó hơn” là tổng kết thiên tài của Lênin, là sự phát hiện một nguyên lý phổ quát. Thực tế lịch sử nước ta trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám và nước Nga sau Cách mạng tháng Mười năm 1917 đã làm sáng tỏ luận điểm ấy.
- Nói giành chính quyền đã khó vì:
+ Nhân dân Nga đã dưới sự lãnh đạo của đảng Bônsêvích đã đấu tranh kiên cường để lật đổ chính phủ tư sản lâm thời.
+ Nhân dân Việt Nam đã phải đổ biết bao xương máu trải qua thời gian rất dài mới có thể giành được chính quyền.
- Giữ chính quyền càng khó hơn:
+ Nhân dân Nga sau khi thắng lợi phải trải qua quá trình đấu tranh chống thù trong giặc ngoài để giữ vững chính quyền Xô Viết.
+ Sau cách mạng tháng Tám, Việt Nam gặp nhiều khó khăn: nạn dói, nạn dốt, khó khăn về tài chính, ngoại xâm và nội phản. Trong đó, ngoại xâm là khó khăn lâu dài và nguy hiểm nhất đối với ta.
Việc Chủ tịch Hồ Chí Minh và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí kết Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) với đại diện Chính phủ Pháp có ý nghĩa là
Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946), ngày 9/3/, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị Hòa để tiến. Chỉ thị khẳng định đây là thắng lợi bước đầu, là giải pháp mang tính tình thế của Đảng, cần tận dụng thời gian hòa hoãn để tiếp tục xây dựng thực lực để mau tiến tới giành độc lập hoàn toàn. Chỉ thị giải thích lý do ký Hiệp định, hòa với Pháp để “Tránh tình thế bất lợi: phải cô lập chiến đấu cùng một lúc với nhiều lực lượng phản động…
Một trong những nguyên nhân trực tiếp khiến Đảng Cộng sản Đông Dương tiến hành Hội nghị bất thường Ban Thường vụ Trung ương trong hai ngày 18 và 19 /12/1946 là
Cuối năm 1946, sau khi có thêm viện binh, thực dân Pháp liên tiếp có những hành động khiêu khích, công khai mưu đồ xâm lược, thiết lập lại nền cai trị thuộc địa đối với nước ta. Tháng 11/1946, chúng ngang nhiên đưa lực lượng chiếm đóng Hải Phòng, Lạng Sơn. Tại Hà Nội, từ đầu tháng 12/1946, quân Pháp liên tục dùng đại bác, súng cối bắn phá vào nhiều khu phố tàn sát dân thường, chiếm một số trụ sở của Chính phủ cách mạng. Đặc biệt, ngày 18 và 19/12/1946, thực dân Pháp liên tiếp gửi tối hậu thư buộc Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải giải tán lực lượng tự vệ, giao quyền kiểm soát Thủ đô cho chúng.
Lý do nào quan trọng nhất để Đảng ta chủ trương khi thì tạm hòa hoãn với Trung Hoa Dân quốc để chống Pháp, khi thì hòa hoãn với Pháp để đuổi quân Trung Hoa Dân quốc?
Lý do nào quan trọng nhất để Đảng ta chủ trương khi thì tạm hòa hoãn với Trung Hoa Dân quốc để chống Pháp, khi thì hòa hoãn với Pháp để đuổi quân Trung Hoa Dân quốc là Chính quyền của ta còn non trẻ không đủ sức chống hai kẻ thù mạnh.
Kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
Kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là thực dân Pháp với âm mưu quay trở lại xâm lược Việt Nam, núp bóng quân Anh liên tiếp có hành động gây hấn.
- Pháp vốn đã có dã tâm xâm lược Việt Nam lần thứ hai sau khi bị đánh bại ở Cách mạng tháng Tám. Hơn nữa, Pháp đã có nhiều hành động khiêu khích:
+ Ngày 2-9-1945, khi nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào mừng “Ngày Độc lập” thì thực dân Pháp đã xả súng vào dân chúng, làm 47 người chết và nhiều người bị thương.
+ Đêm 22 rạng sáng 23-9-1945, được sự giúp đỡ của quân Anh, thực dân Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban Nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai.
- Sau đó, nhận dân Việt Nam phải thực hiện cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kéo dài từ năm 1946 đến năm 1954 mới kết thúc.
Sự kiện ngoại giao nào dưới đây đánh dấu Việt Nam đã nhân nhượng về không gian để đổi lấy thời gian?
Với Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946), ta đồng ý cho 15 vạn quân Pháp ra miền Bắc thay thế quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật => Nhân nhượng cho Pháp ra Bắc để đổi lấy thời gian hòa bình.
Việc đàm phán và ký kết Hiệp định Sơ bộ giữa đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với đại diện Chính phủ Pháp (6/3/1946) có tác dụng như thế nào?
- Đáp án B loại vì Việt Nam bầu cử Quốc hội vào tháng 1/1946.
- Đáp án C loại vì ta kí Hiệp định Sơ bộ với Pháp nhưng việc làm này không thể ngăn chặn được mọi nguy cơ xung đột với Pháp.
- Đáp án D loại vì Pháp không có thiện chí hòa bình.
Nhân dân Bắc Bộ có hành động như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ (Việt Nam) sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
Nhân dân Bắc Bộ ủng hộ về vật chất và tinh thần đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ (Việt Nam) sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Biểu hiện:
- Hàng vạn thanh niên hăng hái gia nhập quân đội, sung vào các đoàn quân “Nam tiến”.
- Những cán bộ và chiến sĩ hăng hái, có kinh nghiệm chiến đấu, những vũ khí trang bị tốt nhất của ta lúc đó đều giành cho đoàn quân “Nam tiến”.
- Thường xuyên tổ chức quyên góp tiền, gạo, quần áo, thuốc men,… ủng hộ nhân dân Nam Bộ kháng chiến.
Xuất phát từ lý do chủ yếu nào Trung ương Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch có những sách lược đấu tranh mềm dẻo với kẻ thù, khi hòa hoãn với Pháp, khi hoà hoãn với Trung Hoa Dân Quốc từ 2/9/1945 đến trước 19/12/1946?
Do Chính quyền ta còn non trẻ, chưa đủ sức chống lại cùng lúc hai kẻ thù hùng mạnh nên Trung ương Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch có những sách lược đấu tranh mềm dẻo với kẻ thù, khi hòa hoãn với Pháp, khi hoà hoãn với Trung Hoa Dân Quốc từ 2/9/1945 đến trước 19/12/1946.
Sách lược đấu tranh chống ngoại xâm của Đảng và nhân dân ta trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 chứng tỏ
Để giữ vững chính quyền cách mạng, để bảo vệ những thành quả cách mạng mà nhân dân đã đạt được, trên lĩnh vực ngoại giao, Đảng, Chính phủ đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối chính trị vô cùng linh hoạt, sáng tạo đó là "cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược", triệt để lợi dụng mẫu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, tránh trường hợp một mình đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc.
- “Cứng rắn về nguyên tắc”: độc lập chủ quyền phải được giữ vững, sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh
- “Mềm dẻo về sách lược”: điều chỉnh sách lược đối phó với từng kẻ thù, nhân nhượng một số quyền lợi để tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù
Sách lược đấu tranh chống ngoại xâm của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
Sách lược đấu tranh chống ngoại xâm của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là: tránh trường hợp một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù. Bởi sau cách mạng tháng Tám trên đất nước ta có rất nhiều kẻ thù với những âm mưu khác nhau: Trung Hoa Dân quốc, Anh, Pháp, Nhật… nhằm chống phá cách mạng của ta. Tránh trường hợp một lúc đối phó với nhiều kẻ thù sẽ giúp ta có thêm thời gian để chuẩn bị lực lượng , củng cố chính quyền, chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài
Ý nghĩa quan trọng nhất của việc Đảng ta thực hiện đối sách hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946 là gì?
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là giặc ngoại xâm. THDQ và Pháp đều muốn chống phá Việt Nam và lật đổ chính quyền cách mạng. Chính vì thế, đối sách hòa hòa với THDQ của Đảng từ sau ngày 2/9/1945 đến trước 6/3/1946 đã có ý nghĩa to lớn, hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động phá hoại và làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của quân THDQ.
Bài học chủ yếu nào dưới đây được rút ra từ kết quả của Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946)?
Bài học rút ra từ kết quả của Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) là: Phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù.
Từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946, đối với quân đội Trung Hoa Dân Quốc, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện chủ trương nào?
Từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946, để tránh trường hợp phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc, đảng ta đã chủ trương tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với Trung Hoa Dân Quốc.
Trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới biển và hải đảo của nước ta hiện nay, luận điểm nào về chủ trương của Đảng và Chính phủ ta đối với vấn đề thù trong giặc ngoài từ tháng 9/1945 đến trước ngày 19/12/1946 vẫn còn nguyên giá trị?
Từ tháng 9/1945 đến trước ngày 19/12/1946, trong chính sách chống thù trong, giặc ngoài, đảng luôn:
- Cứng rắn về nguyên tắc: luôn giữ vững nguyên tắc đàm bảo chủ quyền của đất nước.
- Mềm dẻo về sách lược: kí với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) để tránh tình trạng cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc. Loại bỏ được quân Trung Hoa Dân Quốc về nước, tạo điều kiện cho ta có thời gian để chuẩn bị lực lượng.
Đối với vấn để biển đảo hiện này, bài học trên vẫn còn nguyên giá trị:
- Đảng vẫn luôn giữ vững nguyên tắc đảm bảo chủ quyền dân tộc.
- Nhưng biện pháp giải quyết (sách lược) có sự biến đổi hợp lí sao cho phù hợp với xu thế giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng vấn đề hòa bình.
Lực lượng nào đã dọn đường cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Anh là lực lượng đã dọn đường cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Ngày 6-9-1945, quân Anh với danh nghĩa Đồng minh vào giải giáp phát xít Nhật đến Sài Gòn cùng với một đại đội quân Pháp. Vừa đến Sài Gòn, quân Anh đã yêu cầu ta giải tán lực lượng vũ trang, thả hết số tù binh Pháp đang bị giam giữ, trang bị vũ trang cho bộ phận này và cho quân Pháp chiếm đóng những nơi quan trọng trong thành phố.
Ngày 23-9-1945, ở Nam Bộ đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
Đêm ngày 22 rạng sáng ngày 23-9-1945, được sự giúp đỡ của quân Anh, thực dân Pháp cho quân đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai.