Sự kiện nào sau đây có ý nghĩa quyết định đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi?
Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2-1951) là sự kiện chính trị có ý nghĩa quyết định đưa cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) của nhân dân Việt Nam đi đến thắng lợi do:
- Đại hội thông qua hai báo cáo quan trọng:
+ Báo cáo chính trị do Hồ Chủ tịch trình bày tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của Đảng qua các thời kỳ, khẳng định đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng.
+ Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh trình bày, nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi đế quốc, tay sai, giành độc lập và thống nhất hoàn toàn, thực hiện “Người cày có ruộng” phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
- Tách Đảng Cộng sản Đông Dương, thành lập ở Việt Nam, Lào, Campuchia mỗi nước một Đảng Mác-Lênin riêng phù hợp với từng dân tộc.
- Đặc biệt, ở Việt Nam, lập Đảng Lao động Việt Nam và đưa Đảng hoạt động công khai, ngày càng phát huy vai trò trong sự nghiệp cách mạng.
Trong các sự kiện chính trị sau đây, sự kiện nào có tính chất quyết định nhất có tác dụng đưa cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược tiến lên; chứng tỏ quá trình trưởng thành và lãnh đạo cách mạng của Đảng ta?
Đại hội lần thứ II của Đảng (2/1951) đã thông qua hai bản báo cáo quan trọng tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của Đảng qua các thời kì lịch sử, trình bày nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam. Đặc biệt là tách Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập ở mỗi nước một đảng Mác - Lê-nin riêng. Đối với Việt Nam, đảng ra hoạt động công khai với tên gọi mới là Đảng Lao động Việt Nam. Đại hội II này đã đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình trưởng thành và lãnh đạo cách mạng của Đảng ta. Sau đó, đảng đã có những chủ trương và biện pháp thích hợp để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.
=> Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng là sự kiện chính trị có tính chất quyết định thúc đẩy cuộc khang chiến chống Pháp (1945 – 1954) của nhân dân ta tiến lên giành thắng lợi.
Kế hoạch Rơve (1949) và kế hoạch Đờlát đơ Tatxinhi (1950) chứng tỏ
- sgk 12 trang 136: Bắt đầu từ kế hoạch Rơve (1949), Mĩ từng bước can thiệp sâu và dính líu vào cuộc chiến tranh Đông Dương. Mĩ công nhận chính phủ Bảo Đại và đồng ý viện trợ kinh tế và quân sự cho Pháp để từng bước nắm quyền điều khiển trực tiếp chiến tranh Đông Dương.
- sgk 12 trang 139: Mĩ tiếp tục viện trợ cho Pháp, nhằm từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương. Dựa vào nguồn viện trợ này, Pháp đề ra kế hoạch Đờ lát đơ Tatxinhi, mong muốn kết thúc chiến tranh.
=> Như vậy, với kế hoạch Rơ-ve (1949) và kế hoạch Đờ lát đơ Tatxinhi (1950) đã chứng tỏ Mĩ đã từng bước can thiệp vào chiến tranh Đông Dương.
Nội dung nào dưới đây thể hiện điểm hạn chế của kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950)
Do kế hoạch Đờ Lát đờ Tátxinhi đề ra khi Pháp đang gặp khó khăn, thực dân Pháp bị thất bại trong chiến dịch biên giới thu đông năm 1950, ta chủ động tấn công Pháp -> Pháp lâm vào thế bị động trên chiến trường chính Bắc Bộ, bị sa lầy ở chiến tranh Đông Dương và ngày càng phụ thuộc vào Mĩ.
Trong khi đó, nội dung của kế hoạch Đờ Lát đờ Tátxinhi là: xây đựng đội quân cơ động chiến lược mạnh, phát triển ngụy quân, tiến hành chiến tranh tổng lực nên cần mở rộng lực lượng.
=> Vừa củng cố và mở rộng lực lượng là điểm hạn chế của kế hoạch Đờ Lát đờ Tátxinhi.
Ý nào sau đây là điểm chung của kế hoạch Rơ-ve (1949) và kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950)?
- (sgk 12 trang 136): Ngày 13-5-1949, với sự đồng ý của Mỹ, Chính phủ Pháp đề ra kế hoạch Rơve. Pháp chuẩn bị một kế hoạch tiến công quy mô lớn lên Việt Nam lần thứ hai, mong giành thắng lợi nhanh chóng để kết thúc chiến tranh.
- (sgk 12 trang139): dựa vào viện trợ của Mĩ, cuối năm 1950, Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đơ Tát xinhi, mong muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
Đại hội đại biểu lần thứ hai của Đảng (1951), lại đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo của Đảng ta vì đại hội đã hoàn thiện được đường lối đấu tranh, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng với đường lối mới trong giai đoạn kháng chiến.
Đại hội đại biểu toàn quốc (2-1951) còn được gọi là Đại hội gì?
Đại hội đại biểu toàn quốc (2-1951) được gọi là đại hội Kháng chiến thắng lợi.
Sau chiến dịch Biên giới 1950, quân Pháp mất quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. Do đó, kế hoạch Đờ lát đơ Tatxinhi được Pháp và Mĩ đề ra và thực hiện nhằm thay đổi cục diện, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
Báo Nhân dân là cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Việt Nam (2-1951).
Liên minh nhân dân Việt-Miên-Lào là liên minh nhân dân của 3 nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
Sự phát triển của hậu phương từ sau chiến dịch Biên giới thu đông 1950 đến trước đông xuân 1953-1954 đã tạo điều kiện về vật chất, tinh thần để cuộc kháng chiến của quân và dân ta đi đến thắng lợi nhanh chóng.
Mặt trận Liên Việt có nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đoàn kết dân tộc từ năm 1951 đến năm 1954.
Mục đích khi Mĩ kí với Bảo Đại Hiệp ước kinh tế Việt-Mỹ nhằm ràng buộc trực tiếp chính phủ Đảo Đại với Mĩ.
Tháng 9-1951, Mĩ kí với Bảo Đại Hiệp ước kinh tế Việt-Mỹ nhằm ràng buộc trực tiếp chính phủ Đảo Đại với Mĩ.
Để đánh phá hậu phương của cách mạng Việt Nam, ngoài biện pháp quân sự, kế hoạch Đờ Lát đờ Tátxinhi (1950) của Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương còn sử dụng biện pháp gì?
Để đánh phá hậu phương của cách mạng Việt Nam, ngoài biện pháp quân sự, kế hoạch Đờ Lát đờ Tátxinhi (1950) của Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương còn sử dụng biện pháp Chiến tranh tâm lí, chiến tranh kinh tế.
Thành phần bạch huyết khác với thành phần máu ở chỗ:
Bạch huyết không có hồng cầu, tiểu cầu ít.
Hướng luân chuyển bạch huyết trong mỗi phân hệ như thế nào ?
Hướng luân chuyển bạch huyết trong mỗi phân hệ:
Mao mạch bạch huyết → mạch bạch huyết → hạch bạch huyết → mạch bạch huyết → ống bạch huyết → tĩnh mạch (hệ tuần hoàn).
Ở động mạch, máu được vận chuyển nhờ:
Ở động mạch, máu được vận chuyển nhờ sức đẩy của tim và sự co dãn của động mạch.
Một trong ba phương châm của công cuộc cải cách giáo dục phổ thông ở Việt Nam trong những năm 1950-1953 là
Phương châm của công cuộc cải cách giáo dục phổ thông ở Việt Nam trong những năm 1950 – 1953 là: “phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh, phục vụ sản xuất”.
Nội dung nào trong Đại hội Toàn quốc lần II (2/1951) là sự vận dụng đúng đắn những luận điểm đúng đắn, sáng tạo của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng?
Sự vận dụng đúng đắn những luận điểm đúng đắn, sáng tạo của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng trong Đại hội Toàn quốc lần II (2/1951) là việc quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập ở mỗi nước một Đảng Mác - Lênin riêng, có cương lĩnh phù hợp với đặc điểm phát triển của từng dân tộc.
- Đáp án A: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng không nên quan điểm này. Việc Đảng hoạt động công khai hay bí mật phụ thuộc vào tình hình cách mạng lúc bấy giờ.
- Đáp án B, D: Thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ mới của Đảng. Xuất bản báo Nhân dân là cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng là nội dung cơ bản, không thể hiện tính đúng đắn, sáng tạo.