Tổng hợp câu hỏi nâng cao chương 10 - Phần 5

Câu 1 Trắc nghiệm

Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 và chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 đều là những chiến dịch mang tính chất

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Trước chiến dịch Điên Biên Phủ, Việt Nam thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân – chống Pháp giành độc lập dân tộc. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ được kí kết nhưng chỉ có miền Bắc được giải phóng – nghĩa là hoàn thành nhiệm vụ của cuộc cách mạng này, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Còn miền Nam vẫn tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Với thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh, nhiệm vụ này đã được hoàn thành.

=> Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 và chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 đều là những chiến dịch mang tính chất là cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân.

Câu 2 Trắc nghiệm

Hậu quả của gia tăng dân số nhanh là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Gia tăng dân số tăng nhanh sẽ dẫn tới tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm.

Dân số tăng, số trẻ em sinh ra lớn, những người trong độ tuổi lao động sẽ phải chịu thêm nhiều gánh nặng về kinh tế, thời gian, công sức để chăm sóc cho con nhỏ. Thời gian sản xuất của cải vật chất ít đi, kinh tế chậm phát triển hơn.

Câu 3 Trắc nghiệm

Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 và chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 đều tấn công vào

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Xét đáp án C:

- Chiến dịch Điện Biên Phủ: tấn công vào các cứ điểm, cụm cứ điểm thuộc tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. Thực hiện lối đánh công kiên, tiêu diệt toàn bộ các cứ điểm thuộc ba phân khu: Bắc, Nam và Trung Tâm.

- Chiến dịch Hồ Chí Minh: tấn công vào thành phố Sài Gòn, nơi tập trung các cơ quan đầu não của kẻ thù. Đây là nơi địch mạnh.

Câu 4 Trắc nghiệm

Nét độc đáo về nghệ thuật chỉ đạo quân sự của Đảng Lao động Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975) là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

- Đáp án B, C, D loại vì nội dung câu hỏi đưa ra là nghệ thuật chỉ đạo quân sự nên không có đấu tranh ngoại giao.

- Đáp án A lựa chọn vì nét độc đáo về nghệ thuật chỉ đạo quân sự của Đảng Lao động Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975) là ta kết hợp khởi nghĩa với chiến tranh cách mạng, giữa tiến công và nổi dậy. Cụ thể: khởi nghĩa là phong trào “Đồng khởi”, sau đó tiến lên chiến tranh cách mạng từ 1960 - 1975; tiến công và nổi dậy như ở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

Câu 5 Trắc nghiệm

Phát biểu ý kiến của anh(chị) về nhận định sau: Những hoạt động quân sự của quân Giải phóng miền Nam cuối năm 1974- đầu 1975 đã vi phạm quy định của hiệp định Pari năm 1973

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Những hoạt động quân sự của quân Giải phóng miền Nam cuối năm 1974 - đầu 1975 đã vi phạm quy định của hiệp định Pari năm 1973 vì phía Mĩ và chính quyền Sài Gòn đã phá hoại hiệp định từ trước, các đợt của quân Giải phóng là để đáp trả hành động lấn chiếm của phía bên kia.

Cụ thể:

- Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam đã quy định:

+ Cuộc ngừng bắn ở miền Nam Việt Nam được thực hiện từ 24 giờ ngày 27-1-1973

+ Hoa Kì cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam

+ Các bên công nhận thực tế miền Nam có hai chính quyền, hai quân đội. hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị

- Thực tế:

+ Sau hiệp định Pari, Mĩ và chính quyền Sài Gòn ngang nhiên phá hoại hiệp định Pari: Mĩ vẫn giữ lại hơn 2 vạn cố vấn quân sự, lập ra Bộ chỉ huy quân sự, tiếp tục viện trợ quân sự, kinh tế cho chính quyền Sài Gòn.

+ Được cố vấn Mĩ chỉ huy và nhận viện trợ của Mĩ, chính quyền Sài Gòn huy động lực lượng tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, liên tiếp mở những cuộc hành quân “bình định- lấn chiếm” vùng giải phóng.

Câu 6 Trắc nghiệm

Nghị quyết 15(1-1959) và nghị quyết 21(7-1973) của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đều khẳng định vấn đề gì của cách mạng miền Nam?

 

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Nghị quyết 15 (1-1959) và nghị quyết 21 (7-1973) của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đều khẳng định vấn đề kiên trì sử dụng con đường bạo lực của cách mạng miền Nam:

- Nghị quyết 15 (1-1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền Mĩ - Diệm và nhấn mạnh: ngoài con đường bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác.

- Nghị quyết 21 (7-1973) khẳng định trong bất cứ tình hình nào cũng phải tiếp tục con đường bạo lực cách mạng.

Câu 7 Trắc nghiệm

Vì sao chiến thắng Phước Long (cuối năm 1974 - đầu năm 1975) được đánh giá là trận chinh sát chiến lược của quân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Chiến thắng Phước Long (cuối năm 1974- đầu năm 1975) là trận chinh sát chiến lược của quân dân miền Nam vì thực chất đây là một phép thử đối với phản ứng của Mĩ và chính quyền, quân đội Sài Gòn.

Thực thế thắng lợi ở Phước Long đã cho thấy sự lớn mạnh và khả năng thắng lớn của quân ta, sự suy yếu và bất lực của quân đội Sài Gòn và khả năng can thiệp trở lại bằng quân sự rất hạn chế của Mĩ. Từ đó củng cố quyết tâm hoàn thành giải phóng miền Nam của bộ chính trị

Câu 8 Trắc nghiệm

Bộ chính trị quyết định chọn Tây Nguyên làm nơi diễn ra trận đánh mở màn cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 không xuất phát từ lý do nào sau đây?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Bộ chính trị quyết định chọn Tây Nguyên làm nơi diễn ra trận đánh mở màn cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 là vì:

- Tây Nguyên có vị trí chiến lược cả ta và địch đều cố gắng nắm giữ: Tây Nguyên nằm ở khu vực tiếp giáp giữa 3 nước Đông Dương. Do đó dưới con mắt của các nhà quân sự, nếu ai làm chủ được Tây Nguyên sẽ làm chủ được Đông Dương

- Cơ sở cách mạng ở Tây Nguyên mạnh: đồng bào Tây Nguyên rất yêu nước, trung thành với cách mạng. Đây cũng là nơi đứng chân 1 quân đoàn của quân đội Việt Nam

- Sai lầm trong cách bố phòng của quân đội Sài Gòn:

+ Thế bố phòng của quân đội Sài Gòn là nặng ở 2 đầu (khu vực Trị - Thiên và Sài Gòn). Do đó nếu chiếm được Tây Nguyên có thể chia cắt địch ở 2 đầu miền Nam

+ Nhận định sai hướng tiến công của quân Giải phóng, quân đội Sài Gòn tập trung phòng thủ ở khu vực Bắc Tây Nguyên (Kon Tum, Plây-ku)

Đáp án D: căn cứ quân sự lớn nhất của quân đội Việt Nam Cộng hòa là Sài Gòn

Câu 9 Trắc nghiệm

Theo anh (chị) trong thành công của cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975) nguyên nhân nào giữ vai trò quyết định?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam với đường lối đúng đắn, sáng tạo là nguyên nhân có tính chất quyết định đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước vì nó tạo ra một ngọn cờ quy tụ sức mạnh của toàn dân tộc, hướng sức mạnh đó đi theo đường lói đúng đắn để đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mĩ

Câu 10 Trắc nghiệm

Thành công của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước có tác động như thế nào đến tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

- Trong cương lĩnh chính trị năm 1930 đã xác định đường lối chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Cuộc cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng thổ địa chính là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã hoàn thành nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong phạm vi cả nước, từ đó tạo điều kiện để cả nước tiến lên xây dựng CNXH

Câu 11 Trắc nghiệm

Anh(chị) hãy chỉ ra điểm tương đồng về điều kiện phát động của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) và đế quốc Mĩ của nhân dân Việt Nam (1954-1975)

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Hai cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 - 1975) đều được phát động trong điều kiện cục diện hai cực, hai phe bao trùm, chi phối các mối quan hệ quốc tế. Việt Nam chính là nơi diễn ra những cuộc đụng đầu lịch sử trong thế kỉ XX.

Câu 12 Trắc nghiệm

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điểm tương đồng giữa chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) có điểm tương đồng đó là: tính chất trận đánh: đều là những trận quyết chiến chiến lược, huy động đến mức cao nhất sức mạnh của toàn dân tộc, quyết định đến chiều hướng của cả 2 cuộc chiến tranh:

- Chiến dịch Điện Biên Phủ với khẩu hiệu “tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến dịch toàn thắng” đã huy động sức mạnh của toàn dân tộc. Thắng lợi của chiến dịch đã giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava, xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi.

- Chiến dịch Hồ Chí Minh là đỉnh cao của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. Trong chiến dịch này Bộ chính trị đã chỉ thị phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kĩ thuật và vật chất giải phóng miền Nam trước mùa mưa. Thắng lợi của chiến dịch đã đập tan hệ thống chính quyền Việt Nam cộng hòa, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Câu 13 Trắc nghiệm

Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ đã phản ánh nghệ thuật gì từng được Nguyễn Trãi đúc kết trong bản “Bình Ngô đại cáo”?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

- Một trong những nghệ thuật quân sự của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được Nguyễn Trãi đúc kết trong Bình Ngô đại cáo là lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều “thế trận xuất kì, lấy yếu chống mạnh/ Dùng quân mai phục, lấy ít dịch nhiều"

- Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam trong giai đoạn 1945-1975 phải chống lại những đế quốc hùng mạnh bậc nhất thế giới là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Thắng lợi của một dân tộc nhược tiểu trước một đế quốc hùng mạnh đã cho thấy biểu hiện rõ nét về nghệ thuật lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều được Nguyễn Trãi đúc kết từ 5 thế kỉ trước đó.

=> Đáp án cần chọn là D.

Câu 14 Trắc nghiệm

Cách thức kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975) có điểm gì khác biệt so với cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954)?

 

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

- Cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc bằng việc huy động mọi nguồn lực, tổ chức một trận quyết chiến lược để giành thắng lợi quyết định. Cụ thể Đảng Lao động Việt Nam đã chủ động mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 để lật đổ chính quyền Việt Nam Cộng hòa, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

- Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) kết thúc thông qua quá trình kết hợp giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao. Cụ thể chiến thắng Điện Biên Phủ đã buộc thực dân Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán, kí hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

=> Đáp án cần chọn là B.

Câu 15 Trắc nghiệm

Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng của Đảng Lao động Việt Nam được thể hiện như thế nào trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Nét nổi bật về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng của Đảng Lao động Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là đề ra kế hoạch chính xác, linh hoạt và chớp đúng thời cơ cách mạng. Cụ thể:

- Cuối năm 1974- đầu năm 1975, nhận thấy so sánh tương quan lực lượng ở miền Nam đang thay đổi có lợi cho cách mạng, bộ chính trị đã đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975-1976, nhưng cũng nhấn mạnh nếu thời cơ đến vào đầu cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975

- Trong khi chiến dịch Tây Nguyên đang tiếp diễn, nhận thấy thời cơ chiến lược đến nhanh và hết sức thuận lợi, Bộ chính trị đã có quyết định kịp thời kế hoạch giải phóng giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam, trước tiên là thực hiện chiến dịch giải phóng Huế- Đà Nẵng

- Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và Huế- Đà Nẵng, Bộ chính trị nhận định: thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam, từ đó đi đến quyết định phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kĩ thuật và vật chất giải phóng miền Nam trước mùa mưa (trước tháng 5-1975)

=> Chủ trương chính xác, linh hoạt, chớp đúng thời cơ trên đã đưa đến thắng lợi nhanh chóng của cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước

Câu 16 Trắc nghiệm

Trong giai đoạn 1954-1975, Việt Nam trở thành nơi diễn ra sự kiện có tầm quan trong quốc tế to lớn và tính thời đại sâu sắc không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

 Trong giai đoạn 1954-1975, Việt Nam trở thành nơi diễn ra sự kiện có tầm quan trong quốc tế to lớn và tính thời đại sâu sắc là do:

- Do quyết tâm xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ: sau chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ vươn lên trở thành quốc gia hùng mạnh nhất thế giới. Với tiềm lực kinh tế và quân sự vững chắc, giới cầm quyền Mĩ đã đề ra chiến lược toàn cầu, tham vọng làm bá chủ thế giới. Trong giai đoạn 1954-1975 trọng tâm chiến lược toàn cầu là ở Việt Nam. Cuộc chiến tranh Việt Nam mà người Mĩ theo đuổi kéo dài suốt 5 đời tổng thống, sử dụng hầu hết các chiến lược chiến tranh, các phương tiện vũ khí hiện đại với những khoản chi phí khổng lồ.

- Do quyết tâm chống xâm lược của nhân dân Việt Nam: mặc dù không có nước nào ủng hộ Việt Nam dùng bạo lực cách mạng để thống nhất đất nước nhưng dân Việt Nam vẫn quyết tâm chống xâm lược, thống nhất đất nước đến cùng…

- Do Việt Nam là nơi quy tụ các trào lưu cách mạng của thời đại, được sự đồng tình, ủng hộ của phe XHCN, các lực lượng cách mạng tiến bộ trên thế giới.

=> Đáp án D là đáp án cần chọn.

Câu 17 Trắc nghiệm

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) của nhân dân Việt Nam góp phần thay đổi bản đồ chính trị thế giới vì đã

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào giải phóng dân tộc đã dấy lên mạnh mẽ ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh, trong đó có Việt Nam. Hệ thống thuộc địa và chế độ phân biệt chủng tộc kéo dài từ nhiều thế kỉ đã bị sụp đổ hoàn toàn. Thắng lợi có ý nghĩa lịch sử đó đã đưa tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi. => Bản đồ chính trị thế giới có sự thay đổi to lớn và sâu sắc.

=> Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) của nhân dân Việt Nam góp phần thay đổi bản đồ chính trị thế giới vì đã góp phần làm sụp đổ hệ thống chủ nghĩa thực dân trên thế giới.

Câu 18 Trắc nghiệm

Thực tiễn 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam cho thấy việc củng cố chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Thực tiễn 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam cho thấy việc củng cố chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là yếu tố quyết định đưa kháng chiến đi đến thắng lợi.