Thủ đoạn chủ yếu trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” so với các chiến lược chiến tranh tranh khác mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam từ 1954 đến 1975 là:
Trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968), Mĩ âm mưu đưa số lượng lớn quân Mĩ vào Việt Nam, nhằm tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực để có thể áp đảo quân chủ lực của ta bằng chiến lược quân sự mới “tìm diệt”, cố giành lại thế chủ động trên chiến lược. Thủ đoạn quân sự là thủ đoạn chủ yếu trong chiến lược này, có sự khác biệt so với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) và “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973).
Điểm giống nhau về bản chất trong các chiến lược chiến tranh Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam (1961 - 1973) là gì?
Các chiến lược chiến tranh của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam (1961 – 1973) đều thuộc hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ, nhằm thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á.
Về nội dung, điểm giống nhau quan trọng nhất giữa Hiệp định Giơnevơ (1954) và Hiệp định Pari (1973) là
Về nội dung, Hiệp định Giơnevơ (1954) và Hiệp định Pari (1975) có điểm giống nhau quan trọng nhất là đều công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam đều
Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam đều là những văn bản pháp lý công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam.
Biện pháp cơ bản được Mĩ thực hiện xuyên suốt trong các chiến lược chiến tranh ở miền Nam Việt Nam (1961 - 1973) là
Biện pháp cơ bản được Mĩ thực hiện xuyên suốt trong các chiến lược chiến tranh ở miền Nam Việt Nam (1961 - 1973) là ra sức chiếm đất, giành dân.
- Đáp án A: Chủ yếu được tiến hành trong chiến lược "Chiến tranh đặc biệt".
- Đáp án B, D: có trong chiến lược "Chiến tranh cục bộ".
Điểm giống nhau về tính chất giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) với chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) của Mĩ là gì?
Điểm giống nhau về tính chất giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) với chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) của Mĩ là: Đều là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới.
Một trong những điểm khác của Hiệp định Pari về Việt Nam (1973) so với Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) là
- Đáp án A lựa chọn vì: theo nội dung của Hiệp định Pari về Việt Nam (1973) thì không có điều khoản nào nêu về vị trí đóng quân của các bên tham chiến mà quân đội Mĩ và quân đồng minh phải rút hết về nước còn trong Hiệp định Giơnevơ thì có điều khoản quy định về tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.
- Đáp án B loại vì: sau Hiệp định Giơnevơ thì miền Bắc đã hoàn toàn được giải phóng.
- Đáp án C loại vì đây là điểm giống nhau: Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) được kí kết sau chiến thắng của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ; Hiệp định Pari về Việt Nam (1973) được kí kết sau thắng lợi của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972
- Đáp án D loại vì đây là điểm giống nhau: Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) quy định Pháp phải rút hết quân về nước; Hiệp định Pari về Việt Nam (1973) quy định Mĩ và quân đồng minh rút hết về nước.
Điểm giống nhau cơ bản trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ là gì?
Điểm giống nhau cơ bản trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ là: Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ.
Thắng lợi quân sự của quân và dân ta tác động trực tiếp đến việc ký kết Hiệp định Pari về Việt Nam là
- Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã giáng 1 đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược (tức là thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”).
- Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” (12-1972) là trận thắng quyết định của ta, buộc Mĩ tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc (15/1/1973) và kí hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/973).
Sự kiện nào đánh dấu mối quan hệ Trung - Mĩ ấm lên trong thời kì chiến tranh lạnh nhưng lại có tác động tiêu cực đến cuộc kháng chiến chống Mĩ của Việt Nam?
Lợi dụng mâu thuẫn Trung- Xô, Mĩ đã tìm cách để thỏa hiệp với Trung QuốC. Năm 1972, Tổng thống Mĩ Ních- xơn sang thăm Trung QuốC. Sự kiện này đánh dấu mối quan hệ Trung- Mĩ ấm lên sau một thời gian dài chiến tranh lạnh căng thẳng. Tại đây hai bên đã kí thông cáo Thượng Hải trong đó có một số điều khoản gây bất lợi cho cuộc kháng chiến chống Mĩ của Việt Nam. Điều này khiến cho mối quan hệ Việt- Trung dần chuyển biến theo chiều hướng xấu
Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về cuộc tiến công chiến lược năm 1972?
- Bước vào năm 1972, quân ta mở cuộc tiến công chiến lược từ ngày 30-3, lấy Quảng Trị làm hướng tiến công chủ yếu
- Đây là đợt tiến công quân sự có quy mô lớn nhất kể từ sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968. Nó cho thấy sự khôi phục lực lượng của quân Giải phóng sau tổn thất năm 1968.
- Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã chọc thủng 3 phòng tuyến lớn của địch là Quảng Trị, Tây NGuyên, Đông Nam Bộ, buộc Mĩ phải tuyên bố Mĩ hóa trở lại chiến tranh xâm lược- tức thừa nhận sự thất bại của Việt Nam hóa chiến tranh. Sau đòn tấn công bất ngờ này, bị trở lại gây chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai
Theo anh (chị), Việt Nam hóa chiến tranh có phải là sự trở lại với hình thức tăng cường của chiến tranh đặc biệt không? Vì sao?
Thất bại trong chiến lược chiến tranh cục bộ (1965-1968), Mĩ không tiếp tục leo lên một nấc thang chiến tranh là chiến tranh tổng lực, mà chuyển sang thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh. Đây là một bước lùi của Mĩ, bản chất của nó là sự trở lại với chiến tranh đặc biệt, tiếp tục thực hiện âm mưu dùng người Việt đánh người Việt, nhưng ở quy mô, mức độ ác liệt hơn khi mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc
Điểm khác nhau cơ bản giữa chiến lược chiến tranh cục bộ (1965 - 1968) với chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969 - 1973) là gì?
Cả chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” đều thuộc hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ, diễn ra trên quy mô toàn Việt Nam và đều bị phá sản.
Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa giữa hai chiến lược này là lực lượng quân đội nòng cốt. Nếu như quân đội Mĩ là lực lượng chủ chốt trong cuộc “chiến tranh cục bộ”, thì quân đội Việt Nam Cộng hòa lại là lực lượng chủ chốt trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
Các chiến lược chiến tranh Mĩ thực hiện ở Việt Nam trong giai đoạn 1961 - 1973 không có điểm tương đồng nào sau đây?
- Bản chất: đều là các hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới
- Mục đích: biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Nam Á để ngăn chặn làn sóng cộng sản tràn xuống phía Nam, làm bàn đạp tấn công ra miền Bắc, phản công phe xã hội chủ nghĩa từ phía Nam
- Thủ đoạn:
+ Về kinh tế: tiến hành viện trợ kinh tế cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa
+ Về chính trị- quân sự: tăng cường viện trợ cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa, quân đội Sài Gòn được sử dụng như lực lượng quan trọng trong các cuộc hành quân càn quét và bình định để chiếm đất, nắm dân
+ Về ngoại giao: Sử dụng chiêu bài giúp đỡ đồng minh để che đậy bản chất cuộc chiến tranh
+ Về văn hóa: reo rắc nọc độc văn hóa thực dân, nô dịch để ru ngủ tinh thần đấu tranh của nhân dân miền Nam
Vì sao trong những năm 1969 -1973, miền Bắc Việt Nam lại cần thực hiện nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia?
Trong giai đoạn 1969 - 1973, Mĩ tiến hành chiến lược Đông Dương hóa chiến tranh với âm mưu dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương => Để củng cố khối đoàn kết 3 nước Đông Dương, với tinh thần đoàn kết quốc tế, giúp bạn cũng là tự giúp mình, miền Bắc đã làm tròn nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia khi chi viện một khối lượng lớn sức người sức của cho 2 chiến trường này.
Vì sao cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của quân dân miền Bắc cuối năm 1972 lại được coi như trận “Điện Biên Phủ trên không”?
- Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của nhân dân Việt Nam đã đánh bại ý chí xâm lược của thực dân Pháp, buộc Pháp phải ngồi vào bàn, kí hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi.
- Cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của quân dân miền Bắc cuối năm 1972 đã giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Mĩ, buộc Mĩ phải trở lại bàn đàm phán, kí hiệp định Pari (1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Với ý nghĩa đó, cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của quân dân miền Bắc cuối năm 1972 mang tầm vóc lịch sử tương tự trận Điện Biên Phủ năm 1954 nên được coi như trận “Điện Biên Phủ trên không”.
Từ mối quan hệ giữa trận “Điện Biên Phủ trên không” (1972) với hiệp định Pari năm 1973, anh (chị) có nhận xét gì về mối quan hệ giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao?
- Thắng lợi của trận Điện Biên Phủ trên không cuối năm 1972 đã buộc Mĩ phải tuyên bố chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc, trở lại bàn đàm phán kí hiệp định Pari (27-1-1973) về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam. Đồng thời thành quả mà nhân dân Việt Nam đạt được từ hiệp định Pari phản ánh thế và lực của Việt Nam trên chiến trường, tạo điều kiện để nhân dân miền Nam tiến lên đánh cho Ngụy nhào, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Mối quan hệ giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao là:
+ Thắng lợi trên mặt trận quân sự quyết định thắng lợi trên mặt trận ngoại giao.
+ Thắng lợi trên mặt trận ngoại giao phản ánh và phát huy thắng lợi trên mặt trận quân sự.
Tại thời điểm kí kết hiệp định hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam, tình hình thế giới có điểm gì tương đồng?
Điểm giống nhau về bối cảnh thế giới tại thời điểm kí kết hiệp định hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam là đều chịu tác động của xu thế hòa hoãn Đông- Tây. Tuy nhiên trong khoảng nửa đầu những năm 50 của thế kỉ XX sự hòa hoãn này thực chất là sự nhận nhượng từ phía Liên Xô nên có tác động tiêu cực đến tiến trình giải quyết vấn đề Đông Dương tại hội nghị Giơnevơ (1954). Còn từ nửa đầu những năm 70 thì cả 2 phía Mĩ và Liên Xô đều đã có sự nhượng bộ với nhau biểu hiện trước hết là ở khu vực châu Âu
Nội dung nào sau đây không phải là điểm khác biệt giữa hiệp định Pari năm 1973 và hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954?
Điểm khác biệt giữa hiệp định Pari năm 1973 và hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954
- Thời gian rút quân đội nước khỏi Việt Nam của hiệp định Pari năm 1973 lâu hơn so với hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954
+ Hiệp đinh Pari: Mĩ phải rút quân khỏi miền Nam trong vòng 60 ngày kể từ ngày kí hiệp định
+ Hiệp định Giơ-ne-vơ: Pháp rút khỏi miền Bắc trong vòng 200 ngày và miền Nam trong vòng 2 năm kể từ ngày kí hiệp định
- Quy định về phân chia khu vực đóng quân, chuyển giao quân đội:
+ Hiệp đinh Pari: không có vùng tập kết, chuyển quân
+ Hiệp đinh Giơ-ne-vơ: quân đội Việt Nam và quân viễn chinh Pháp tập kết ở 2 miền Bắc- Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời
- Trách nhiệm thực hiện việc thống nhất đất nước
+ Hiệp đinh Pari: vấn đề thống nhất đất nước do nhân dân Việt Nam tự quyết định
+ Hiệp đinh Giơ-ne-vơ: thống nhất đất nước sau 2 năm dưới sự giám sát của nước ngoài
Đáp án D: cả 2 hiệp định đều công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam
Đâu không phải là điểm giống nhau giữa hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam?
Điểm giống nhau giữa hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam:
- Cả hai hiệp định đều công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
- 2 hiệp định đều quy định về việc thực hiện lệnh ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn lãnh thổ
- 2 hiệp định đều quy định về việc rút toàn bộ quân đội nước ngoài ra khỏi nước ngoài mặc dù thời gian khác nhau
- 2 hiệp định cũng có quy định về vấn đề thống nhất đất nước
Đáp án D: hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 là một văn bản pháp lý quốc tế. còn hiệp định Pari năm 1973 là hiệp định của riêng Việt Nam và Hoa Kì