Tổng hợp câu hỏi nâng cao chương 9 - Phần 1

Câu 1 Trắc nghiệm

Sau Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946), Chính phủ Việt Nam kí với Pháp bản Tạm ước (14/9/1946) chứng tỏ

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

- Ngày 28-3-1946, Pháp kí với Trung Hoa Dân quốc Hiệp ước Hoa – Pháp. Hiệp ước này đặt nhân dân ta trước sự lựa chọn một trong hai là: cầm súng chiến đấu chống Pháp hoặc hòa hoãn, nhân nhượng Pháp để tránh tình trạng phải đối phó cùng một lúc với nhiều kẻ thù.

=> Đảng ta đã chọn giải pháp “hòa để tiến”, kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946), đẩy 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc về nước, ta có thêm thời gian hòa bình để củng cố lực lượng cách mạng, chuẩn bị lực lượng mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp về sau.

- Sau đó, để kéo dài thời gian hòa hoãn, Đảng và Chính phủ chủ trương kí với Pháp bản Tạm ước (14-9-1945), nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa.

=> Đảng ta kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước đã minh chứng cho chủ trương, sách lược đúng đắn và kịp thời của Đảng.

Câu 2 Trắc nghiệm

Trong hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946, điều khoản nào chứng tỏ ta đã bước đầu giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập còn non trẻ của dân tộc?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

- Mục tiêu cao nhất của cuộc kháng chiến chống Pháp là buộc Pháp phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, đó là: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

- Trong Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, nghĩa là công nhận tính thống nhất của Việt Nam => Ta đã bước đầu giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập non trẻ của dân tộc.

Câu 3 Trắc nghiệm

Từ ngày 6/3/1946 đến trước ngày 19/12/1946, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa nhân nhượng cho thực dân Pháp một số quyền lợi với nguyên tắc cao nhất là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Từ ngày 6/3/1946 đến trước ngày 19/12/1946, Đảng ta chủ trương hòa hoãn với thực dân Pháp để đẩy quân Trung Hoa Dân Quốc về nước, có thể thời gian chuẩn bị lực lượng. Tuy nhượng bộ cho Pháp nhiều quyền lợi nhưng nguyên tắc vẫn luôn được giữ vừng đó là: giữ vững chủ quyền dân tộc.

Câu 4 Trắc nghiệm

Trong những năm 1945 -1946, chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa chủ trương hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc và thực dân Pháp dựa trên nguyên tắc nào?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Sau năm 1945, Việt Nam đã giành được độc lập dân tộc. Tuy nhiên, ta lại gặp muôn vàn khó khăn, đặc biệt là “ngoại xâm và nội phản”. Đứng trước tình hình đó, đảng ta khi thì hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc để tập trung đánh Pháp ở miền Nam (sau Cách mạng tháng Tám đến ngày 6/3/1946), khi thì hòa với Pháp để đuổi quân Trung Hoa Dân Quốc về nước (6/3/1946 đến trước 19/12/1946). Tuy nhiên, dù nhượng cho chúng một số quyền lợi nhưng đảng luôn giữ vững nguyên tắc giữ vững độc lập dân tộc (Không vi phạm chủ quyền dân tộc), đó là nguyên tắc được đảng tuân thủ trong suốt thời gian sau đó.

Câu 5 Trắc nghiệm

Bài học kinh nghiệm từ việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) được Đảng ta vận dụng như thế nào trong chính sách đối ngoại hiện nay?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Bài học kinh nghiệm từ việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) được Đảng ta vận dụng trong chính sách đối ngoại hiện nay là cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược. Cụ thể:

- Cứng rắn về nguyên tắc: Ta giữ vững nguyên tắc là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

- Mềm dẻo về sách lược: Tùy vào tình hình thực tế của nước ta và tình hình quốc tế để đưa ra sách lược phù hợp mà vẫn đảm bảo nguyên tắc không đổi nêu trên.

Câu 6 Trắc nghiệm

Nguyên nhân chủ yếu làm cuộc đấu tranh ngoại giao thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp chưa thắng lợi là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, do:

- Liên Xô vẫn đang trong thời kì khôi phục kinh tế và xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội nên chưa có động thái rõ ràng sẽ ủng hộ chiến tranh Việt Nam. Hơn nữa, từ năm 1947, Liên Xô lại bắt đầu cuộc chạy đua trong chiến tranh lạnh với Mĩ.

- Trung Quốc: Đến năm 1946, Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản. Cho đến năm 1949, cách mạng Trung Quốc mới thành công.

=> Ở thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, cuộc đấu tranh ngoại giao của ta chưa thắng lợi do bối cảnh quốc tế còn nhiều khó khăn, chưa thuận lợi. Hai nước XHCN chủ chốt đến năm 1950 mới bắt đầu thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, sau đó là các nước XHCN khác (sgk 12 trang 136).

Câu 7 Trắc nghiệm

Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam từ sau ngày 2-9-1945 có sự thay đổi như thế nào so với giai đoạn trước?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Thành quả lớn nhất mà cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 mang lại cho Việt Nam là độc lập dân tộc và chính quyền nhà nước. Do đó, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam sau khi cách mạng tháng Tám là xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.

Câu 8 Trắc nghiệm

Hội nghị quốc tế nào quy định về việc phân chia khu vực giải giáp quân đội phát xít ở Đông Dương sau chiến tranh thế giới thứ hai?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Theo thỏa thuận của Hội nghị Pốtxđam được tổ chức ở Đức từ ngày 17-7 đến ngày 2-8-1945, việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh vào phía Nam vĩ tuyến 16 và quân đội Trung Hoa Dân Quốc vào phía Bắc.

Câu 9 Trắc nghiệm

Vì sao các nước đế quốc lại có thể thống nhất với nhau trong vấn đề đàn áp cách mạng Việt Nam sau ngày 2-9-1945?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Việt Nam là một trong những nước giành được chính quyền sớm trên thế giới. Do đó, các nước đế quốc mặc dù có mâu thuẫn với nhau nhưng lại thống nhất trong âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng, thủ tiêu nền độc lập của Việt Nam. Vì sự e ngại phong trào cách mạng ở Việt Nam sẽ cổ vũ cho phong trào đấu tranh ở các nước thuộc địa.

Câu 10 Trắc nghiệm

Đâu không phải là lý do khiến Trung Hoa Dân Quốc không phải là kẻ thù nguy hiểm nhất của Việt Nam sau ngày 2-9-1945?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

- Trung Hoa Dân Quốc vào Việt Nam dưới danh nghĩa quân Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật nên không thể có những hành động lộ liễu chống phá cách mạng Việt Nam.

- Khu vực có ý nghĩa chiến lược với Trung Hoa Dân Quốc là Trung Quốc, còn việc THDQ vào Việt Nam chỉ để mở rộng phạm vi ảnh hưởng xuống phía Nam thông qua việc cố gắng lật đổ chính quyền cách mạng, thiết lập chính quyền tay sai.

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô, lực lượng do Đảng cộng sản Trung Quốc kiểm soát ngày càng lớn mạnh, uy hiếp đến quyền lực của chính quyền THDQ. Do đó, Tưởng Giới Thạch không thể ở lại Việt Nam lâu dài, cần sớm rút về để củng cố lực lượng, chuẩn bị cho cuộc nội chiến.

=> Trung Hoa Dân Quốc không phải là kẻ thù nguy hiểm nhất của Việt Nam sau ngày 2-9-1945.

Đáp án D: Trung Hoa Dân Quốc là đồng minh thân cận của Mĩ, việc Trung Hoa Dân Quốc được vào Việt Nam giải giáp quân Nhật cũng là do sự sắp xếp của Mĩ.

Câu 11 Trắc nghiệm

Năm 1945, tại sao cuộc bầu cử Quốc hội, bầu cử hội đổng nhân dân các cấp lại chỉ được tiến hành ở Bắc Bộ và Trung Bộ?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Ngày 23-9-1945, thực dân Pháp chính thức quay trở lại xâm lược Nam Bộ và đã chiếm giữ được nhiều khu vực. Do đó nhân dân Nam Bộ không có điều kiện để bầu cử hội đồng nhân dân các cấp mà cần tập trung kháng chiến chống Pháp

Câu 12 Trắc nghiệm

Theo anh (chị) cuộc tổng tuyển cử ngày 6-1-1946 có thể được xem là một cuộc đấu tranh chính trị gay go, quyết liệt hay không?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, các thế lực thù địch liên tục có những hành động chống phá để lật đổ chính quyền cách mạng, trong khi đó hơn 90% dân số Việt Nam mù chữ nên sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện các quyền công dân. Do đó cuộc Tổng tuyển cử tháng 1/1946 được coi như cuộc đấu tranh chính trị gay go, quyết liệt.

Câu 13 Trắc nghiệm

Tinh thần nào của công cuộc giải quyết nạn dốt sau cách mạng tháng Tám năm 1945 vẫn được kế thừa và phát huy trong cuộc cuộc đổi mới đất nước hiện nay?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, do tàn dư văn hóa lạc hậu của chế độ thực dân phong kiến, hơn 90% dân số Việt Nam không biết chữ. Để giải quyết vấn đề này, chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ- cơ quan chuyên trách về chống “giặc dốt”, kêu gọi nhân dân cả nước tham gia phong trào xóa nạn mù chữ, xây dựng một xã hội học tập. Vì “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, “giặc đói, giặc dốt là bạn đồng hành của giặc ngoại xâm”. Tinh thần đó tiếp tục được kế thừa và phát huy trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay

Câu 14 Trắc nghiệm

Đâu không phải là điểm sáng tạo của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong việc giải quyết những khó khăn sau cách mạng tháng Tám?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt với khó khăn ngàn cân treo sợi tóc. Trong bối cảnh đó, Đảng, chính phủ đã đề ra nhiều biện pháp sáng tạo để đưa đất nước vượt qua khó khăn như:

- Nhanh chóng tiến hành tổng tuyển cử và bầu cử hội đồng nhân dân các cấp để tạo cơ sở pháp lý cho chính quyền nhà nước. Vì vấn đề cơ bản của một cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền

- Xây dựng, củng cố lực lượng vũ trang để làm công cụ bảo vệ chính quyền

- Trước khó khăn về tài chính, giặc đói, giặc dốt, chính phủ bên cạnh những giải pháp lâu dài chính phủ cũng chủ trương giải quyết những yêu cầu trước mắt của quần chúng là ăn, học…Từ đó giúp củng cố niềm tin của nhân dân vào chế độ

- Trong bối cảnh cùng lúc phải đối mặt với nhiều kẻ thù cùng lúc, Đảng và chính phủ đã tiến hành phân hóa kẻ thù để tập trung mũi nhọn đấu tranh vào kẻ thù chính: kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ, hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc…

Đáp án C: thời kì này Đảng, chính phủ chỉ phát động cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ chứ không phải trên cả nước

Câu 15 Trắc nghiệm

Nguyên nhân chính chi phối sự thay đổi sách lược đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước và từ ngày 6-3-1946?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

- Sách lược đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản của chính phủ Việt Nam Dân chủ Công hòa:

+ Từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946: hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc

+ Từ ngày 6-3 đến trước ngày 19-12-1946: hòa hoãn với thực dân Pháp

- Sở dĩ chính phủ Việt Nam lại có sự thay đổi sách lược đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản là do sự thay đổi thái độ của các thế lực ngoại xâm về vấn đề Việt Nam

+ Trung Hoa Dân Quốc vào Việt Nam dưới danh nghĩa quân Đồng minh giải giáp quân đội Nhật nên không thể có hành động lộ liễu chống phá cách mạng. Sau một thời gian THDQ vẫn chưa thực hiện được mục tiêu “diệt Cộng, cầm Hồ”, trong khi ở Trung Quốc lực lượng cách mạng do Đảng cộng sản kiểm soát ngày một lớn mạnh => muốn nhanh chóng rút quân về nước để chuẩn bị cho nội chiến

+ Thực dân Pháp: sau khi tấn công Nam Bộ, đầu năm 1946, thực dân Pháp muốn đưa quân ra Bắc để thôn tính Việt Nam nhưng lại gặp khó khăn nên đã chủ động đàm phán với Trung Hoa Dân Quốc. Nắm bắt được toan tính của người Pháp là muốn đưa quân ra Bắc thuận lợi nhất và có thêm thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến tranh quy mô lớn, chính phủ Việt Nam đã chủ trương sử dụng sách lược “hòa để tiến”

Câu 16 Trắc nghiệm

Lý do nào khiến thực dân Pháp chấp nhận hòa hoãn với Việt Nam trong giai đoạn từ ngày 6-3 đến trước ngày 19-12-1946?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Từ ngày 6-3-1946 đến trước ngày 19-12-1946 thực dân Pháp chấp nhận hòa hoãn với Việt Nam nhưng đây chỉ là sự hòa hoãn tạm thời của cả 2 bên. Vì bản thân người Pháp muốn đưa quân ra Bắc thuận lợi nhất để lấn dần từng bước và có thêm thời gian để chuẩn bị cho 1 cuộc chiến tranh quy mô lớn

Câu 17 Trắc nghiệm

Hiệu quả lớn nhất mà nguyên tắc tránh một mình phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng lúc đem lại cho Việt Nam đến trước ngày 19-12-1946 là gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

- Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Việt Nam phải đối mặt với tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, trong đó khó khăn lớn nhất là ngoại xâm và nội phản. Cùng một lúc Việt Nam phải đối phó với nhiều lực lượng kẻ thù như: Trung Hoa Dân Quốc, Mĩ, Anh, Pháp…

- Việc đối phó với nhiều kẻ thù cùng lúc là điều không khả thi đối với Việt Nam. Do đó Đảng, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương thực hiện nguyên tắc tránh cùng lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù. Thực hiện nguyên tắc này, Việt Nam đã lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề Đông Dương để từng bước phân hóa, cô lập kẻ thù, chĩa mũi nhọn đấu tranh vào kẻ thù chính.

=> Đến trước ngày 19-12-1946 ta chỉ còn lại một kẻ thù duy nhất là thực dân Pháp

Câu 18 Trắc nghiệm

Vì sao thực dân Anh lại giúp thực dân Pháp quay trở lại Đông Dương sau chiến tranh thế giới thứ hai?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Anh là nước được giao nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật ở Đông Dương (từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam). Tuy nhiên người Anh không thể nám lại Đông Dương lâu do phong trào đấu tranh ở các thuộc địa Anh đang trỗi dậy nhưng Anh không muốn để toàn bộ Đông Dương lại cho Mĩ

=> thực dân Anh đã giúp thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam để mượn tay Pháp đàn áp cách mạng Việt Nam, không có nó ảnh hưởng đến thuộc địa Anh và hạn chế ảnh hưởng của Mĩ vào khu vực Đông Dương

Câu 19 Trắc nghiệm

Hồ Chủ tịch trước khi sang Pháp (1946) đã căn dặn cụ Huỳnh Thúc Kháng: "Dĩ bất biến, ứng vạn biến". Theo anh (chị) điều "bất biến" mà chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nhắc đến là gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

- Dĩ bất biến, ứng vạn biến hiểu đơn giản nghĩa là lấy cái bất biến (không thể thay đổi) để đối phó với cái có thể thay đổi.

- Điều "bất biến" mà chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nhắc đến trong câu "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" là độc lập dân tộc. Đây là thành quả lớn nhất, quan trọng nhất mà nhân dân Việt Nam giành được trong cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945

Câu 20 Trắc nghiệm

Nguyên nhân chủ quan khiến những nỗ lực ngoại giao của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong năm 1946 với người Pháp không đạt được hiệu quả là gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Nguyên nhân khiến cho những nỗ lực ngoại giao của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong năm 1946 với người Pháp không đạt được hiệu quả:

- Khách quan: Do thực dân Pháp ngoan cố, bám giữ lập trường thực dân, không chịu công nhận nền độc lập của Việt Nam. Đối với Pháp, đàm phán thực chất là một thủ đoạn ngoại giao để lấn dần từng bước và kéo dài thời gian chuẩn bị cho 1 cuộc chiến tranh quy mô lớn

- Chủ quan: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia mới giành được độc lập, chưa được nước nào công nhân. Cả thực lực và vị thế của Việt Nam còn rất hạn chế nên không đủ sức mạnh để tạo ra áp lực trên bàn đàm phán với người Pháp