Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình các nước Đông Bắc Á như thế nào?
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Bắc Á (trừ Nhật Bản) đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch.
Những sự kiện thể hiện sự biến đổi lớn về chính trị của khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là
Từ sau năm 1945, tình hình khu vực Đông Bắc Á có nhiều thay đổi về chính trị:
- Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc đã dẫn tới sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (10/1949).
- Sau khi thoát khỏi ách thống trị của Nhật Bản, trong bối cảnh của chiến tranh lạnh, bán đảo Triều Tiên đã bị chia cắt thành hai miền theo vĩ tuyến 38.
+ Tháng 8-1948, ở phía Nam bán đảo Triều Tiên, Nhà nước Đại hàn Dân quốc (Hàn Quốc) được thành lập.
+ Tháng 9-1948, ở phía Bắc nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ra đời.
Quốc gia và vùng lãnh thổ nào dưới đây không được mệnh danh là “con rồng” kinh tế của châu Á?
Trong nửa sau thế kỉ XX, khu vực Đông Bắc Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, đời sống của nhân dân được cải thiện. Trong 4 “con rồng” kinh tế châu Á, Đông Bắc Á có 3 là Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan.
Nhà nước Đại Hàn Dân quốc (Hàn Quốc) được thành lập vào thời gian nào và ở đâu?
Sau khi thoát khỏi ách thống trị của phát xít Nhật, trong bối cảnh của cuộc chiến tranh lạnh, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền theo vĩ tuyến 38. Phía Nam là nhà nước Đại Hàn Dân Quốc (tháng 8-1948). Phía Bắc là nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (tháng 9-1948).
Hiệp định hòa hợp giữa hai miền Nam - Bắc Triều Tiên được kí kết từ năm 2000 có ý nghĩa gì?
Từ năm 2000, hai nhà lãnh đạo cao nhất của hai miền đã kí hiệp định hòa hợp giữa hai nước, mở ra một bước mới trong tiến trình hòa hợp, thống nhất bán đảo Triều Tiên.
Trong những thập niên cuối thế kỉ XX, những năm đầu thế kỉ XXI, quốc gia/vùng lãnh thổ nào ở Đông Bắc Á có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và cao nhất thế giới?
Trong những thập niên cuối thế kỉ XX, những năm đầu thế kỉ XXI, Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và cao nhất thế giới.
Nguyên nhân chủ quan cơ bản tạo nên nền kinh tế năng động của “con rồng” kinh tế Đài Loan là gì?
Bước sang những thập niên cuối của thế kỉ XX, Đài Loan có nền kinh tế phát triển năng động, và được coi là một trong những “con rồng” ở Đông Á với mức tăng trưởng kinh tế trung bình là 8,5%/năm. Nguyên nhân chủ quan, cơ bản nhất thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Đài Loan chính là giáo dục và khoa học - kĩ thuật rất được coi trọng.
Hội nghị Ianta đã thỏa thuận vấn đề bán đảo Triều Tiên như thế nào?
Theo Hội nghị Ianta, vấn đề Triều Tiên được quyết định như sau: Quân đội Liên Xô đóng ở phía Bắc Triều Tiên, phía Nam là quân đội Mĩ, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới tạm thời. Trong bối cảnh của Chiến tranh lạnh, việc thành lập một chính phủ chung không được thực hiện. Tháng 8 - 1948, nhà nước Đại Hàn Dân quốc được thành lập ở phía Nam. Tháng 9 - 1948, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ra đời.
Biến đổi lớn về kinh tế của cácnước Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực Đông Bắc Á có những biến đổi lớn về cả kinh tế và chính trị.
* Sự biến đổi về mặt kinh tế: Đây là khu vực có sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, đời sống của nhân dân được cải thiện.
- Hiện nay, trong bốn “con rồng” kinh tế châu Á thì Đông Bắc Á có ba, đó là: Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan.
- Nhật Bản vươn lên trở thành nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
- Trong những năm 80 – 90 (thế kỉ XX) và những năm đầu của thế kỉ XX, nền kinh tế Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới.
- Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cũng đạt được những thành tựu trong xây dựng đất nước.
Nhận xét nào dưới đây về khu vực Đông Bắc Á nửa sau thế kỉ XX là đúng?
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), các nước Đông Bắc Á (trừ Nhật Bản) đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch. Sau chiến tranh, họ đã lần lượt giành được độc lập, nhanh chóng bắt tay vào công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Trong 4 “con rồng” kinh tế châu Á thì Đông Bắc Á có 3 (Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan); Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới; kinh tế Trung Quốc trong những năm 80-90 của thế kỉ XX đạt tốc độ tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới.
Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt làm hai miền theo vĩ tuyến 38 cho đến nay là do
Theo quyết định của Hội nghị Ianta thì ở bán đảo Triều Tiên, Hồng quân Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới. Tuy nhiên, sau khi quân đội phát xít được giải giáp, cả thế giới lại rơi vào cuộc chiến tranh lạnh do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi bên. Vì thế trong năm 1948, đã có hai nhà nước khác nhau hình thành ở hai miền Triều Tiên theo hai chế độ chính trị khác nhau. Cho đến nay, Triều Tiên vẫn chưa thống nhất.
=> Như vậy, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt làm hai miền theo vĩ tuyến 38 cho đến nay là do tác động của cuộc Chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mĩ.
Vấn đề chủ yếu gây nên tình trạng căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên hiện nay là gì?
Mặc dù chiến tranh lạnh đã chấm dứt từ năm 1989 nhưng quan hệ hai miền Triều Tiên vẫn trong tình trạng căng thẳng do Triều Tiên chủ trương phát triển công nghiệp quân sự, đặc biệt là vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Điều này đã khiến cho Hàn Quốc rất quan ngại và liên tục có những hành động đáp trả.
Khu vực Đông Bắc Á bao gồm các quốc gia nào?
Đông Bắc Á là khu vực rộng lớn bao gồm 4 quốc gia là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên
Các quốc gia và vùng lãnh thổ nào ở khu vực Đông Bắc Á được mệnh danh là “con rồng” kinh tế châu Á?
Trong nửa sau thế kỉ XX, khu vực Đông Bắc Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, đời sống của nhân dân được cải thiện. Trong 4 “con rồng” kinh tế châu Á, Đông Bắc Á có 3 là Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan
Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành 2 miền theo vĩ tuyến số bao nhiêu?
Sau khi thoát khỏi ách thống trị của phát xít Nhật, trong bối cảnh của cuộc chiến tranh lạnh, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền theo vĩ tuyến 38. Phía Nam là nhà nước Đại Hàn Dân Quốc. Phía Bắc là nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
Trong những năm 1950-1953, hai miền bán đảo Triều Tiên ở trong tình thế
Trong những năm 1950-1953, cuộc chiến tranh giữa hai miền Triều Tiên đã diễn ra. Đến tháng 7-1953, hai bên kí hiệp định đình chiến tại Bàn Môn Điếm, vĩ tuyến 38 vẫn được coi là ranh giới giữa hai nhà nước trên bán đảo.
Đâu không phải là biến đổi của các nước Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Những biến đổi của khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai bao gồm:
* Sự biến đổi về mặt chính trị:
- Sự ra đời của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (1 – 10 – 1949).
- Sự xuất hiện nhà nước tại bán đảo Triều Tiên:
+ Phía Nam: Đại Hàn Dân Quốc (8 – 1948).
+ Phía Bắc: Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên (9 – 1948).
* Sự biến đổi về mặt kinh tế: Đây là khu vực có sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, đời sống của nhân dân được cải thiện.
- Hiện nay, trong bốn “con rồng” kinh tế châu Á thì Đông Bắc Á có ba, đó là: Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan.
- Nhật Bản vươn lên trở thành nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
- Trong những năm 80 – 90 (thế kỉ XX) và những năm đầu của thế kỉ XX, nền kinh tế Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới.
- Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cũng đạt được những thành tựu trong xây dựng đất nước.
=> Loại trừ đáp án: C
Đâu không phải lý do tại sao cho đến nay Đài Loan vẫn nằm ngoài sự kiểm soát của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa?
Năm 1949, chính quyền của Quốc dân Đảng bị thất bại, phải chạy ra Đài Loan, xây dựng khu vực này thành một vùng độc lập với Trung Quốc đại lục. Đến nay, Đài Loan vẫn nằm ngoài sự kiểm soát của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Cùng với đó, nhân dân Đài Loan không muốn chịu sự kiểm soát của CHND Trung Hoa và đường lối “một đất nước hai chế độ” mà nhà nước CHND Trung Hoa muốn thực hiện. Đây là những lí do khiến cho đến nay Đài Loan vẫn nằm ngoài sự kiểm soát của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Hội nghị nào đã đưa ra quyết định chia đôi bán đảo Triều Tiên thành 2 miền theo vĩ tuyến 38?
Trong thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á tại hội nghị Ianta có quy định: ở bán đảo Triều Tiên, Hồng quân Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân đội Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới.