Trả lời bởi giáo viên
Từ năm 1910 đến năm 1930 là cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo duy nhất giữa khuynh hướng dân chủ tư sản và khuynh hướng vô sản.
- Khuynh hướng dân chủ tư sản: ban đầu là các cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản, đặc biệt là việc thành lập Đảng lập hiến (1923), đề ra một số khẩu hiệu đòi tự do dân chủ và nhóm Nam Phong của Phạm Quyền với tư tưởng trực trị, …Đỉnh cao trong giai đoạn 1925 - 1930 là sự thành lập Việt Nam Quốc Dân đảng, với chương trình và mục tiêu hành động được đề ra vào hoàn chỉnh vào năm 1929. Đảng này chủ trương đấu tranh bằng phương pháo ám sát cá nhân, chưa chú trọng công tác vận động trong quần chúng nhân dân. Năm 1930, khi khởi nghĩ Yên Bái thất bại đã đánh đấu sự tan rã của Việt Nam Quốc Dân đảng cũng là sự thất bại của khuynh hướng dân chủ tư sản.
- Khuynh hướng vô sản: được Nguyễn Ái Quốc truyền bá vào Việt Nam, thành lập Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh niên (tháng 6 -1925), có nhiệm vụ truyền bá lí luận giải phóng dân tộc vào trong phong trào yêu nước thúc đây các phong trào này phát triển, nhất là phong trào công nhân. Nhờ hoạt động của hội này đặc biệt là phong trào “vô sản hóa” (1928) đã thúc đẩy phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ. Dẫn đến Hội có sự phân hóa thành ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Sự phân hóa này không phải thể hiện sự suy yếu của khuynh hướng vô sản mà là biểu hiện của sự phát triển mạnh mẽ. Khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (2-1930) dựa trên cơ sở thống nhất ba tổ chức cộng sản đã chứng tỏ sự thắng thế của khuynh hướng vô sản so với khuynh hướng dân chủ tư sản.
Hướng dẫn giải:
Phân tích tình hình lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 - 1930, đánh giá.