Khẩu hiệu : “Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, đề cao nhiệm vụ chống đế quốc” được quyết định trong Hội nghị Trung ương Đảng (10-1939) và Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941).
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương (7/1936), Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương (11/1939), Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương (5/1941) và Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương (3/1945) của Đảng Cộng sản Đông Dương đã lần lượt xác định kẻ thù trước mắt của cách mạng Đông Dương là lực lượng nào?
Sau khi phân tích rõ mâu thuẫn chủ yếu, gay gắt nhất ở Đông Dương lúc này là mâu thuẫn giữa đế quốc và các dân tộc Đông Dương, Hội nghị xác định mục tiêu chiến lược trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
Căn cứ địa cách mạng là nơi cần có những điều kiện thuận lợi. Trong đó, “nhân hòa” là yếu tố quan trọng nhất. Đây là yếu tố để Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng làm căn cứ địa cách mạng.”
Căn cứ địa cách mạng là nơi cần có những điều kiện thuận lợi. Trong đó, “nhân hòa” là yếu tố quan trọng nhất. Đây là yếu tố để Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng làm căn cứ địa cách mạng năm 1941.
“Ba mươi năm ấy chân không mỏi/ Mà đến bây giờ mới tới nơi” (Tố Hữu), là hai câu thơ nói về sự kiện
Câu thơ trên của nhà thơ Tố Hữu nói về sự kiện Nguyễn Ái Quốc về nước, ba mươi năm chân không mỏi tính từ năm 1911 đến năm 1941.
Đảng Cộng sản Đông Dương bắt đầu khắc phục hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10/1930 tại Hội nghị nào?
Đảng Cộng sản Đông Dương bắt đầu khắc phục hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10/1930 tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 7/1936.
Trong Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5-1941) đâu không phải là lí do để hội nghị chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc ở từng nước Đông Dương?
Trong Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5-1941) ý không phải là lí do để hội nghị chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc ở từng nước Đông Dương là Tính chất cuộc cách mạng ở Đông Dương đã thay đổi.
Hội nghị cũng nêu rõ sau khi cách mạng thành công lập nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, thi hành chính sách dân tộc tự quyết với nhân dân Đông Dương. Đối với Lào và Cămpuchia, theo tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc về đoàn kết quốc tế, Hội nghị khẳng định rằng chủ quyền của mỗi dân tộc phải được hoàn toàn tôn trọng, sự tự do của mỗi dân tộc giải quyết trên tinh thần dân tộc tự quyết. Do hoạt động và theo dõi sát tình hình thế giới, nên Nguyễn Ái Quốc đã trình bày cho các đại biểu hiểu rõ những nhận định của Người về mối quan hệ quốc tế. Cách mạng Việt Nam phải có nhiệm vụ giúp đỡ cách mạng 2 nước anh em Lào và Cămpuchia trong quá trình đấu tranh. Tuy 3 nước có kẻ thù chung là đế quốc Pháp-Nhật, có nhiệm vụ chung là đánh đuổi chúng nhưng mỗi nước lại có hoàn cảnh lịch sử, văn hoá, phong tục tập quán riêng. Cách giải quyết vấn đề cách mạng 3 nước Đông Dương trên tinh thần dân tộc tự quyết phát huy được sức mạnh của mỗi dân tộc, sớm hoàn thành mục tiêu độc lập dân tộc.
Hội nghị nào của Đảng Cộng sản Đông Dương đã đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng - đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu?
Nghị quyết Hội nghị tháng 11-1939 đã đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng - đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đưa nhân dân bước vào thời kì trực tiếp vận động cứu nước.
Hội nghị Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 - 1939 được tổ chức tại
Tháng 11 - 1939, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng được triệu tập tại Bà Điểm (Hóc Môn, Gia Định) do Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì.
Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) có ý nghĩa lịch sử to lớn gì đối với Cách mạng tháng Tám 1945?
Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng có ý nghĩa lịch sử to lớn, đã hoàn chỉnh chủ trương được đề ra từ Hội nghị tháng 11/1939 nhằm giải quyết mục tiêu số một của cách mạng là dân tộc giải phóng và đề ra nhiều chủ trương sáng tạo để thực hiện mục tiêu ấy.
Địa phương được chọn làm nơi thí điểm cuộc vận động xây dựng các Hội cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh là
Xây dựng lực lượng chính trị là một trong những nhiệm vụ cấp bách của đảng - Vận động quần chúng tham gia Mặt trận Việt Minh. Cao Bằng được chọn làm nơi thí điểm cuộc vận động xây dựng các Hội Cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh. Đến năm 1942, khắp các châu ở Cao Bằng đều có các Hội Cứu Quốc, trong đó có ba châu hoàn toàn.
Hội nghị tháng 5-1941 và hội nghị tháng 11-1939 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương có điểm khác biệt về
- Hội nghị tháng 11 -1939: xác định nhiệm vụ, mục tiêu trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Điều này cũng có nghĩa sẽ giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ ba nước Đông Dương.
- Hội nghị tháng 5-1941: Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh thay cho Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. Sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp - Nhật sẽ thành lập chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Điều này cũng có nghĩa giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương - giải quyết vấn đề dân tộc tự quyết.
Hội nghị nào của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã mở đầu quá trình chuyển hướng đấu tranh trong giai đoạn 1939-1945?
Những quyết định của hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939 đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng của Đảng - đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đưa nhân dân ta bước vào thời kì trực tiếp vận động cứu nước.
Những chủ trương được đề ra tại hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939 đã được hoàn chỉnh tại hội nghị nào?
Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) đã hoàn chỉnh chủ trương được đề ra tại Hội nghị Trung ương (11-1939) nhằm giải quyết mục tiêu số một của cách mạng là dân tộc giải phóng và đề ra nhiều chủ trương sáng tạo để thực hiện mục tiêu ấy.
Căn cứ địa đầu tiên của Việt Nam được Đảng Cộng sản Đông Dương xây dựng trong giai đoạn 1939-1945 là
Vùng Bắc Sơn- Võ Nhai được Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1940) chủ trương xây dựng thành căn cứ địa cách mạng. Đó là căn cứ địa đầu tiên của cách mạng Việt Nam
Trong quá trình chuẩn bị lực lượng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền (1941 - 1945), một trong những nhiệm vụ cấp bách của Đảng Cộng sản Đông Dương là vận động quần chúng tham gia
Một trong những nhiệm vụ cấp bách của Đảng Cộng sản Đông Dương là vận động quần chúng tham gia mặt trận Việt Minh để xây dựng họ trở thành một lực lượng chính trị hùng hậu, rèn luyện qua thực tế đấu tranh để tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền.
Hình thức mặt trận nào được Đảng chủ trương thành lập ở Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939)?
Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939) đã chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương gọi tắt là Mặt trận phản đế Đông Dương thay cho Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
Tại hội nghị tháng 11-1939, khẩu hiệu lập chính quyền Xô Viết công nông binh được thay thế bằng khẩu hiệu gì?
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939) đã thay khẩu hiệu lập chính quyền Xô Viết công nông binh bằng khẩu hiệu lập chính phủ dân chủ cộng hòa.
Các tổ chức quần chúng trong Mặt trận Việt Minh đều có tên gọi chung là
Mặt trận Việt Minh ra đời (5 – 1941) với các tổ chức quần chúng trong mặt trận là các hội Cứu quốc.
Trung đội Cứu quốc quân I được thành lập vào tháng 2-1941 dựa trên cơ sở ban đầu là lực lượng nào?
Sau khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn thất bại, theo chủ trương của Đảng, một bộ phận lực lượng vũ trang khởi nghĩa chuyển sang xây dựng thành những đội du kích hoạt động ở căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai. Bước sang năm 1941, những đội du kích Bắc Sơn lớn mạnh lên và thống nhất lại thành Trung đội Cứu quốc quân I (2-1941).