Sự khác biệt giữa xu hướng cải cách đầu thế kỷ XX và trào lưu cải cách cuối thế kỉ XIX là
Nội dung |
Trào lưu cải cách cuối thế kỉ XIX |
Xu hướng cải cách đầu thế kỉ XX |
A |
Không được sự ủng hộ của chính quyền cai trị |
|
B |
Giới hạn trong tầng lớp văn thân, sĩ phu |
Sĩ phu yêu nước thức thời |
C |
Là các đề nghị cải cách dâng lên triều đình nhưng không được chấp nhận => Các đề nghị này chưa được thực hiện nên chưa có ảnh hưởng trong quần chúng. |
Có ảnh hưởng to lớn trong quần chúng nhân dân, phát triển sâu rộng, vượt qua khuôn khổ ôn hòa và biến thành cuộc đấu tranh quyết liệt, tiêu biểu là phong trào chống thuế ở Trung Kì 1908. |
D |
Có sự ủng hộ nhưng chưa được phổ biến trong các tầng lớp nhân dân. |
Có sự ủng hộ của quần chúng nhân dân |
Đâu không phải là yếu tố tác động dẫn tới sự khác biệt trong chủ trương, xu hướng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh những năm đầu thế kỉ XX
Yếu tố không tác động dẫn tới sự khác biệt trong chủ trương, xu hướng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh những năm đầu thế kỉ XX là tiếp nhận những hệ tư tưởng khác nhau.
Một trong các nội dung nổi bật của cuộc vận động duy tân của Phan Châu Trinh là
Cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì do Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng lãnh đạo có mục đích, nội dung và hình thức hoạt động giống với Đông Kinh nghĩa thục ở ngoài Bắc, nhưng phạm vi hoạt động rộng hơn như mở trường, diễn thuyết về các đề tài sinh hoạt xã hội, tình hình thế giới, tuyên truyền đả phá các phong tục tập quán lạc hậu, đả phá mê tín dị đoan; đã kích quan lại xấu xa, cổ động việc mở mang công thương nghiệp.
Những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, những tác phẩm nổi tiếng của ai được dịch sang tiếng Hán rồi du nhập vào nước ta?
Một trong những nhân tố bên ngoài dẫn đến sự du nhập của khuynh hướng dân chủ tư sản vào Việt Nam bao gồm:
+ Phong trào Duy tân của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu ở Trung Quốc với khuynh hướng dân chủ tư sản, thông qua các sách báo được truyền vào nước ta, ảnh hưởng lớn đến tư tưởng các sĩ phu. Họ nhận thấy chế độ phong kiến không còn phù hợp. Cần có những cải cách, đổi mới về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, … để từng bước giành lại chủ quyền đất nước.
+ Tư tưởng của cách mạng Pháp với những tác phẩm của Ru-xô, Mông-te-kiơ được dịch sang tiếng Hán du nhập vào nước ta.
+ Cách mạng Tân Hợi (1911) càng giúp cho một số sĩ phu Việt Nam đoạn tuyệt với tư tưởng quân chủ để chuyển qua tư tưởng cộng hoà.
+ Cuộc Duy tân Minh trị ở Nhật (1898), thắng lợi của Nhật trong chiến tranh Nga- Nhật (1904-1905), càng ảnh hưởng lớn đến các sĩ phu. Họ muốn duy tân, cải cách đất nước theo gương Nhật. Họ tìm thấy ở Nhật là nước “đồng chủng, đồng văn”, mong dựa vào Nhật để đuổi Pháp.
Những năm đầu thế kỉ XX, giữa Phan Bội Châu và Hoàng Hoa Thám đã có cam kết như thế nào?
Trong khoảng thời gian 11 đình chiến với Pháp, Hoàng Hoa Thám đã hai lần đón tiếp nhà yêu nước Phan Bội Châu. Phan Bội Châu và Hoàng Hoa Thám đã có cam kết khi Trung kì nổi dậy thì nghĩa quân Yên Thế sẽ hưởng ứng và phối hợp hành động. Giữa năm 1906, Phan Châu Trinh cũng lên Yên Thế để gặp Đề Thám.
Bài học kinh nghiệm lớn nhất đối với nước ta hiện nay được rút ra từ cuộc vận động cải cách văn hóa - xã hội của Phan Châu Trinh ở đầu thế kỉ XX là gì?
Vận động cải cách văn hóa - xã hội của Phan Châu Trinh ở đầu thế kỉ XX đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm đối với hiện nay, đặc biệt là vấn đề:
- Tự cường dân tộc:
+ Phan Châu Trinh: cổ động chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh, phát triển làm nghề thủ công, nghề làm vườn.
=> Hiện nay cần: phát triển thực lực kinh tế của đất nước. Bởi kinh tế có mạnh thì nước mới mạnh, chính trị, xã hội mới ổn định.
- Nâng cao dân trí:
+ Phan Châu Trinh: mở trường dạy học theo lối mới.
=> Hiện nay, chú trọng giáo dục - coi đó là quốc sách hàng đầu. Dân trí tăng sẽ là điều kiện để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thu hút thành tựu khoa học - kĩ thuật tiên tiến.
- Bồi dưỡng sức dân:
+ Phan Châu Trinh: thực hiện chính sách cải cách văn hóa - xã hội, trong đó có trang phục lối sống.
=> Hiện nay cần: thực hiện các chính sách, chế độ xã hội tiến bộ, dân chủ đối với nhân dân, đảm bảo cuộc sống ấm no và hạnh phúc cho nhân dân.
Nhận xét về phong trào cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất?
Phong trào cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất thất bại cũng minh chứng khuynh hướng dân chủ tư sản chưa thể phù hợp với cách mạng Việt Nam, khuynh hướng cứu nước phong kiến đã thất bại cùng với phong trào Cần vương.
=> Nguyên nhân dẫn đến thất bại và cũng là tình trạng chung của cách mạng Việt Nam thời kì này là khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
Điểm giống nhau về con đường đấu tranh của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là
Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh tiêu biểu cho cuộc đấu tranh cứu nước đầu thế kỉ XX theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam đã chú ý đến hoạt động nào trong lĩnh vực kinh tế?
Trong lĩnh vực kinh tế, Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam đã chú ý đến hoạt động cổ động chấn hung thực nghiệp, lập hội kinh doanh.
Hoạt động được Phan Châu Trinh chú trọng trong ngành nông nghiệp đầu thế kỉ XX là
Trong nông nghiệp, Phan Châu Trinh chú ý đến hoạt động phát triển nghề làm vườn, thành lập nông hội chuyên việc san đồi trồng quế, hồ tiêu….
Trọng tâm hoạt động của cuộc vận động Duy tân đầu thế kỉ XX trong lĩnh vực giáo dục là
Trong giáo dục, cuộc vận động Duy tân đã chú trọng mở trường học theo lối mới, dạy chữ Quốc ngữ, dạy các môn học mới.
Tư tưởng Duy tân khi đi vào quần chúng đã vượt qua khuôn khổ ôn hòa và biến thành cuộc đấu tranh nào?
Trong cuộc vận động Duy tân, khi tư tưởng duy tân đi vào quần chúng đã vượt qua khuôn khổ ôn hòa, biến thành cuộc đấu tranh vũ trang quyết liệt, điển hình là phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908).
Nội dung nào sau đây thể hiện đúng đường lối cứu nước của Phan Châu Trinh?
Đường lối cứu nước của Phan Châu Trinh là: Tiến hành cải cách nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập
Đâu không phải nguyên nhân khiến Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước bằng con đường cải cách xã hội?
Sở dĩ Phan Châu Trinh chủ trương cải cách là do:
- Chứng kiến sự thất bại liên tiếp của các phong trào đấu tranh vũ trang trước đó
- Tư tưởng cải cách trên thế giới xâm nhập mạnh vào Việt Nam, đặc biệt là từ Nhật Bản với thành công của cuộc cách cách Duy tân Minh Trị
- Do ảnh hưởng của yếu tố quê hương: Quảng Nam- quê hương của Phan Châu Trinh là vùng đất có truyền thống buôn bán, là trung tâm của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất nên những biến đổi về kinh tế rất rõ nét, con người có xu hướng ôn hòa hơn.
Phong trào Đông Du thất bại không có tác động đến chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh.
Mục đích chính của cuộc vận động Duy tân đầu thế kỉ XX là
Cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì đầu thế kỉ XX có mục đích là nâng cao dân trí cho cách mạng Việt Nam: “nâng cao dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”.
Vào đầu thế kỉ XX, những trí thức phong kiến đã nhận thấy điểm hạn chế gì đang diễn ra trong xã hội Việt Nam?
Vào đầu thế kỉ XX, những trí thức phong kiến đã nhận thấy điểm hạn chế đang diễn ra trong xã hội Việt Nam là sự lỗi thời của hệ tư tưởng Nho giáo và sự phản bội của triều đình phong kiến:
- Sự lỗi thời của hệ tư tưởng Nho giáo: tư tưởng “trung quân ái quốc”, cống hiến vì vua đã không còn phù hợp. Trong quá trình đấu tranh còn đặt ra mục tiêu lật đổ chế độ phong kiến bên cạnh nhiệm vụ đánh đổ thực dân Pháp.
- Sự phản bội của triều đình phong kiến thể hiện ở quá trình từng bước đầu hàng thực dân Pháp và cấu kết với Pháp để đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân, làm tay sai cho Pháp.
Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta đến năm 1918 cuối cùng đều bị thất bại?
Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta đến năm 1918 cuối cùng đều bị thất bại là do thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến. Đây cũng là minh chứng cho sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo và đường lối cứu nước trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập.
Hạn chế lớn nhất trong quá trình hoạt động cứu nước của Phan Châu Trinh là
Nếu như hạn chế của Phan Bội Châu là chưa có đường lối cách mạng đúng đắn, chưa nhận rõ bản chất của kẻ thù thì Phan Châu Trinh cũng mang chung hạn chế về đường lối cách mạng đó. Ông chủ trương chống phong kiến nhưng lại dựa vào thực dân Pháp; yêu cầu Pháp phải thay đổi thái độ với sĩ dân nước Nam, sửa đổi chính sách cai trị để giúp nhân dân Việt Nam từng bước tiến lên văn minh. Trong khi không có một nước thực dân thống trị nào lại chịu bắt tay với nhân dân thuộc địa để lật đổ của chúng. Chủ trương của Phan Châu Trinh “chẳng khác nào xin Pháp rủ lòng thương”
Đâu là điểm giống nhau trong hoạt động yêu nước cách mạng của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX?
Điểm giống nhau của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong quá trình hoạt động cách mạng của mình là đều noi theo gương Nhật Bản đề tự cường:
- Phan Bội Châu: tổ chức phong trào Đông Du dưa du học sinh sang Nhật Bản để học tập.
- Phan Châu Trinh: ảnh hưởng từ tư tưởng cải cách của Nhật Bản, thực hiện cuộc vận động Duy tân trên các lĩnh vực kinh tế, giáo dục và xã hội.
Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến hiện tượng đầu thế kỉ XX trong khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản xuất hiện hai xu hướng bạo động và cải cách?
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng đầu thế kỉ XX trong khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản lại xuất hiện hai xu hướng bạo động và cải cách là do sự nhận thức khác nhau về mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam thuộc địa và về vấn đề dân tộc- dân chủ.
- Phan Bội Châu- đại diện của xu hướng bạo động mới chỉ nhận ra mâu thuẫn dân tộc và nhấn mạnh dân tộc là cái cần có trước -> cần phải dùng bạo động vũ trang để giành lại
- Phan Châu Trinh- đại diện của xu hướng cải cách cũng mới chỉ nhận ra mâu thuẫn giai cấp, cho rằng dân chủ là cái có trước -> tập trung chống phong kiến thông qua các cuộc cải cách xã hội