Ý nào sau đây đánh giá không đúng về mặt tiêu cực của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) đến nền kinh tế Việt Nam?
- Tiêu cực: Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác là vơ vét sức người, sức của nhân dân thuộc địa. Do vậy:
+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt
+ Nông nghiệp lạc hậu, dậm chân tại chỗ
+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, mất cân đối, thiếu hẳn công nghiệp nặng.
Đáp án C là mặt tích cực mà cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất mang lại.
Hoàn cảnh thực tế nào không phải từ chính quốc thúc đẩy thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914)?
Hoàn cảnh thực tế nào từ chính quốc thúc đẩy thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) bao gồm là do: tình hình kinh tế của nước Pháp vào cuối thế kỷ XIX đang dần tụt hậu. Ưu thế của Pháp dần bị mất trước sự vươn lên của Đức và Mỹ là do hậu quả của cuộc chiến tranh 1870 - 1871, do tình trạng hạn chế của thị trường nội địa, do sự nghèo nàn nguyên liệu như phải nhập cảng than, sắt,… Vì thế, Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa ở Đông Dương vào năm 1897 để khai thác tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, nguồn nhân công giá rẻ đem về phục vụ cho sự phát triển của đế quốc.
Đáp án: C là không phải yêu cầu xuất phát từ chính nước Pháp.
Trong quá trình thực hiện chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất, Pháp đã áp dụng chính sách gì tiêu biểu?
- Chính sách đồng hóa là “các thuộc địa không thể phát triển với tư cách là những cơ chế độc lập, mà chỉ là những phần phụ thuộc của mẫu quốc mà thôi, nghĩa là phải có một sự thống nhất càng ngày càng chặt chẽ giữa mẫu quốc và thuộc địa”. Có thể là đồng nhất về pháp chế hoặc hướng cải thiện xã hội, biến người biến xứ thành công dân của Pháp quốc.
- Chính sách liên hiệp “sự phối hợp giữa các chủng tộc và các thể chế sẽ có lợi cho cả hai bên, và bao hàm sự tôn trọng các phong tục tập quán, sự cai trị gián tiếp, sự phát triển tinh thần và kĩ thuật sẽ làm cho thuộc địa trở thành những lợi khí thế lực và ảnh hưởng. Chính sách thực dân chỉ có thể được biện chính nếu nó đưa tới hạnh phúc tới cho cả thuộc địa lẫn mẫu quốc. Sự thống trị không thể được áp dụng và duy trì ngược với ý muốn của các dân tộc”. Sự liên kết này thường là sự liên kết giữa chính quốc và các kiều Pháp.
Chính sách đồng hóa được Pháp áp dụng ở xứ Nam Kỳ (xứ thuộc địa); còn chính sách liên hiệp được áp dụng ở xứ Bắc Kỳ (xứ nửa bảo hộ) và xứ Trung Kỳ (xứ bảo hộ).
Thực dân Pháp thực hiện chính sách chia để trị ở Việt Nam bằng cách
Trong thời gian diễn ra cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, Pôn Đume đã chú ý tới hai yếu tố chính trị “chia để trị” và “dùng người Việt trị người Việt”.
Một mặt, Đume tìm mọi cách chia cắt đất nước, chia rẽ dân tộc Việt Nam hòng phân tán lực lượng để dễ bề cai trị. Nhưng mặt khác, ông ta lại quan tâm đến sự thống nhất của bộ máy thuộc địa toàn Đông Dương. Đó là sự phức tạp trong tính chất hai mặt của một chính sách thâm độc.
Theo sắc lệnh ngày 17-10-1887, thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương, năm đó mới bao gồm có Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì và Campuchia, trực thuộc Bộ Hải quân và Thuộc địa. Ngày 19- 4-1899, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh sáp nhập thêm Lào vào Liên bang Đông Dương. Việt Nam bị chia cắt làm 8 kì: Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì với ba chế độ cai trị khác nhau. Bắc Kì và Trung Kì là hai xứ bảo hộ vẫn còn giữ lại chính quyền phong kiến về hình thức; Nam Kì là đất thuộc địa hoàn toàn do Pháp nắm cùng với Lào và Campuchia cũng là đất bảo hộ của Pháp, hợp thành Liên bang Đông Dương. Với thủ đoạn này, chúng nhằm xóa bỏ tên Việt Nam, Lào, Campuchia trên bản đồ thế giới.
=> Như vậy, theo chính sách “chia để trị” của thực dân Pháp, Việt Nam bị chia thành ba xứ: Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì.
Chính sách thâm độc nhất của thực dân Pháp trên lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam trong quá trình khai thác thuộc địa là chính sách
Đối với nông dân, ruộng đất là tư liệu sản xuất quan trọng nhất, nếu không có ruộng đất thù không thể cày cấy và có lương thực để phục vụ cho đời sống hàng ngày. Chính vì thế, ruộng đất đi liền với mạng sống của người nông dân và quyết định quan trọng đến sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp.
=> Chính sách thâm độc nhất của thực dân Pháp trên lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam trong quá trình khai thác thuộc địa là chính sách đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất của nông dân.