Trả lời bởi giáo viên
Trong thời gian diễn ra cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, Pôn Đume đã chú ý tới hai yếu tố chính trị “chia để trị” và “dùng người Việt trị người Việt”.
Một mặt, Đume tìm mọi cách chia cắt đất nước, chia rẽ dân tộc Việt Nam hòng phân tán lực lượng để dễ bề cai trị. Nhưng mặt khác, ông ta lại quan tâm đến sự thống nhất của bộ máy thuộc địa toàn Đông Dương. Đó là sự phức tạp trong tính chất hai mặt của một chính sách thâm độc.
Theo sắc lệnh ngày 17-10-1887, thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương, năm đó mới bao gồm có Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì và Campuchia, trực thuộc Bộ Hải quân và Thuộc địa. Ngày 19- 4-1899, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh sáp nhập thêm Lào vào Liên bang Đông Dương. Việt Nam bị chia cắt làm 8 kì: Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì với ba chế độ cai trị khác nhau. Bắc Kì và Trung Kì là hai xứ bảo hộ vẫn còn giữ lại chính quyền phong kiến về hình thức; Nam Kì là đất thuộc địa hoàn toàn do Pháp nắm cùng với Lào và Campuchia cũng là đất bảo hộ của Pháp, hợp thành Liên bang Đông Dương. Với thủ đoạn này, chúng nhằm xóa bỏ tên Việt Nam, Lào, Campuchia trên bản đồ thế giới.
=> Như vậy, theo chính sách “chia để trị” của thực dân Pháp, Việt Nam bị chia thành ba xứ: Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì.
Hướng dẫn giải:
phân tích, đánh giá.