• Lớp 11
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Chỉ biết nghĩ cho mình Chuyện găm hàng, tăng giá khẩu trang y tế hoặc bán khẩu trang y tế không nhãn mác với giá trên trời, tung tin thất thiệt để câu view... dù các cơ quan chức năng đang quyết liệt kiểm tra và xử phạt nghiêm nhưng vẫn có những kẻ nhẫn tâm xem đây là "cơ hội" hái ra tiền, sẵn sàng giẫm đạp lên nỗ lực phòng chống dịch của cả nước, nỗi lo của đồng bào mình. Rồi câu chuyện một cô gái trẻ trở về từ Hàn Quốc tự hào livestream khoe "chiến tích" trốn cách ly, lên mặt chỉ cho thiên hạ cách gian dối trong khai báo y tế. Tất cả thể hiện sự thiếu hiểu biết, lối sống ích kỷ cùng tư duy xem thường phòng dịch cho bản thân, người thân và cộng đồng. Hay ca bệnh thứ 17 ở TP Hà Nội làm dậy sóng cộng đồng bởi sau thời gian "tự cách ly tại nhà" đã có kết quả dương tính với virus corona, người thân của cô đã nhiễm bệnh, cả trăm người khác đang cách ly. Nguyên nhân chỉ vì sau khi đi qua nhiều nước trở về Việt Nam, cô đã không trung thực khi khai báo y tế dẫn đến bao nhiêu hệ lụy cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Từ thực tiễn cho thấy khống chế được dịch bệnh hay không phụ thuộc rất nhiều vào từng người. Chỉ cần bình tĩnh, tin tưởng và chung tay cùng Chính phủ phòng chống dịch bệnh; chỉ cần tôn trọng công tác phòng dịch bằng cách khai báo y tế trung thực, tuân thủ cách ly và khuyến cáo an toàn dịch tễ của Bộ Y tế, chúng ta sẽ an toàn. câu1: xác định phương thức biểu đạt trong văn bản trên câu2: tác giả bài báo đánh giá như thế nào trước việc nhiều người trốn cách ly khai báo gian dối khi về nước câu3: theo anh/chị "thứ đáng sợ hơn cả covid-19" mà bài báo nhắc đến trong đoạn này là gì câu4: anh/chị cần phải làm gì để đảm bảo sức khoẻ cho mình và người thân trong đại dịch covid-19?

1 đáp án
3 lượt xem

“Thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt mình hình như ươn ướt. Bởi vì lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho. Xưa nay, nào hắn có thấy ai tự nhiên cho cái gì. Hắn vẫn phải doạ nạt hay giật cướp. Hắn phải làm cho người ta sợ. Hắn nhìn bát cháo bốc khói mà bâng khuâng. Thị Nở thì chỉ nhìn trộm hắn, rồi lại toe toét cười. Trông thị thế mà có duyên. Tình yêu làm cho có duyên. Hắn thấy vừa vui lại vừa buồn. Và một cái gì nữa, giống như là ăn năn. Cũng có thể như thế lắm. Người ta hay ăn năn hối hận về tội ác khi không đủ sức để ác nữa. Thị Nở giục hắn ăn nóng. Hắn cầm lấy bát cháo đưa lên mồm. Trời ơi cháo mới thơm làm sao! Chỉ khói xông vào mũi cũng đủ làm người nhẹ nhõm. Hắn húp một húp và nhận ra rằng: những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo rất ngon. Nhưng sao lại mãi đến bây giờ hắn mới nếm vị mùi cháo? […] Bát cháo húp xong rồi, thị Nở đỡ lấy bát cháo và múc thêm bát nữa. Hắn thấy mình vã bao nhiêu mồ hôi. Mồ hôi chảy ra trên đầu, trên mặt, những giọt to như giọt nước. Hắn đưa tay áo quệt ngang một cái, quệt mũi cười rồi lại ăn. Hắn càng ăn, mồ hôi lại càng nhiều. Thị Nở nhìn hắn, lắc đầu thương hại. Hắn thấy lòng thành trẻ con. Hắn muốn làm nũng với thị như với mẹ. Ôi sao mà hắn hiền, ai dám bảo đó là thằng Chí Phèo vẫn đập đầu, rạch mặt mà đâm chém người? Ðó là cái bản tính của hắn, ngày thường bị lấp đi. Hay trận ốm thay đổi hẳn về sinh lý, cũng thay đổi cả tâm lý nữa? Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác, phải là kẻ mạnh. Hắn đâu còn mạnh nữa. Và có lúc hắn ngẫm mình mà lo. Xưa nay hắn chỉ sống bằng giật cướp và dọa nạt. Nếu không còn sức mà giật cướp, dọa nạt nữa thì sao? Ðã đành, hắn chỉ mạnh vì liều. Nhưng hắn mơ hồ thấy rằng sẽ có một lúc mà người ta không thể liều lĩnh được nữa. Bấy giờ mới nguy! Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lại không thể được. Họ sẽ nhận lại hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện...” (Trích “Chí Phèo”, Nam Cao, sách Ngữ văn 11 tập 1, NXB Giáo dục, trang 150, 151) Anh, chị hãy phân tích tâm trạng nhân vật Chí Phèo qua đoạn trích trên.

1 đáp án
12 lượt xem

Sáng hôm sau tỉnh dậy ở nhà, tôi ngẩn ngơ nghĩ lại các việc tối hôm trước, y như trong một giấc mộng, chứ không phải việc đã xảy ra... Tôi ngạc nhiên tự hỏi sao mình hãy còn là người lương thiện, không phải là kẻ ăn cắp. Mà tôi thú thực rằng nếu bấy giờ tôi đã là kẻ ăn cắp, cái đó cũng không khiến tôi lấy làm ngạc nhiên hơn. Mà còn là người lương thiện, tôi tự thấy cũng chẳng có gì là đáng khen. Tôi nhớ rõ lúc đó không có một ý nghĩ nào về danh dự, về điều phải, điều trái ngăn cản tôi, và khiến tôi đi vào con đường ngay, như người ta vẫn nói. Không, không có một chút gì như thế. Cái gì đã giữ tôi lại? Tôi không biết... Có lẽ chỉ một lời nói không đâu, một cử chỉ nào đấy, về phía này hay phía kia, đã khiến tôi có ăn cắp hay không ăn cắp. Chỉ một sợi tóc nhỏ, một chút gì đó, chia địa giới của hai bên... Tôi có tiếc đã không lấy hay không, hay bằng lòng mình vì đã chống giữ lại cái ý xấu? Tôi cũng không tìm biết rõ hơn. Hình như ý nghĩ ham muốn hay trù trừ tối ấy không phải là của tôi, hình như của ai ấy, của một người nào khác lạ, khác với cái người thường của tôi bây giờ...

Câu 1: chỉ ra những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích

Câu 2: tìm 3 từ, cụn từ đối lập trong đoạn trích trên

Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của "sợi tóc" trong câu: "chỉ một sợi tóc nhỏ, một chút gì đó, chia địa giới của hai bên"?

Câu 4: rút ra được thông điệp gì từ đoạn trích trên

1 đáp án
10 lượt xem
2 đáp án
9 lượt xem
2 đáp án
7 lượt xem
2 đáp án
10 lượt xem

Mời Các Anh Chị Giỏi Văn Vào Giải ạ I. Đọc hiểu văn bản (3đ) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Chao ôi! Trăng đẹp lắm! Trăng dịu dàng và trong trẻo và bình tĩnh. Nhưng trong trong những căn lều nát mà trăng làm cho cái bề ngoài trông cũng đẹp, biết bao người quằn quại, nức nở, nhăn nhó với những đau thương của kiếp mình! Biết bao tiếng nghiến răng và chửi rủa! Biết bao cực khổ và lầm than?... Không, không, Ðiền không thể nào mơ mộng được. Cái sự thật tàn nhẫn luôn luôn bày ra đấy. Sự thực giết chết những ước mơ lãng mạn gieo trong đầu óc Ðiền cái thứ văn chương của bọn nhàn rỗi quá. Ðiền muốn tránh sự thực, nhưng trốn tránh làm sao được? Vợ Ðiền khổ, con Ðiền khổ, cha mẹ Ðiền khổ. Chính Ðiền cũng khổ. Bao nhiêu người nữa, cùng một cảnh, khổ như Ðiền! Cái khổ làm héo một phần lớn những tính tình tươi đẹp của người ta. Tiếng đau khổ vang dội lên mạnh mẽ. Chao ôi! Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than, vang dội lên mạnh mẽ trong lòng Ðiền. Ðiền chẳng cần đi đâu cả. Ðiền chẳng cần trốn tránh, Ðiền cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời… (Trích “Giăng sáng”, Nam Cao) Câu 1: Theo đoạn trích, vì sao nhân vật Điền “không thể nào mơ mộng được” trong đêm trăng sáng? (0,5đ) Câu 2: Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào trong đoạn “Vợ Ðiền khổ, con Ðiền khổ, cha mẹ Ðiền khổ. Chính Ðiền cũng khổ. Bao nhiêu người nữa, cùng một cảnh, khổ như Ðiền!”. Nêu tác dụng. (0,75đ) Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về đoạn “Chao ôi! Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than, vang dội lên mạnh mẽ trong lòng Ðiền. Ðiền chẳng cần đi đâu cả. Ðiền chẳng cần trốn tránh, Ðiền cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời” (0,75đ) Câu 4: Anh/chị có đồng ý với quan điểm “Cái khổ làm héo một phần lớn những tính tình tươi đẹp của người ta” hay không? Vì sao? (1,0 đ)

1 đáp án
26 lượt xem

Giải được ib nhận 50 củ I. PHẦN ĐỌC-HIỂU: (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: (1)“Bà lão ấy hờ con suốt một đêm. Bao giờ cũng vậy cứ hết đường đất làm ăn là bà lại hờ con. Làm như chính tự con bà nên bây giờ bà phải đói. Mà cũng đúng như thế thật. Chồng bà chết từ khi nó mới lọt lòng ra. Bà thắt lưng buộc bụng, nuôi nó từ tấm tấm, tí tí giở đi. Cũng mong để khi mình già, tuổi yếu mà nhờ. Thế mà chưa cho mẹ nhờ được một li, nó đã lăn cổ ra nó chết. Công bà thành công toi. (2)Con vợ nó không phải giống người. Nó có biết thương mẹ già đâu! Chồng chết vừa mới xong tang, nó đã vội vàng đi lấy chồng ngay, nó đem đứa con gái lên năm giả lại bà. Thành thử bà đã già ngót bảy mươi, lại còn phải làm còm cọm, làm mà nuôi đứa con gái ấy cho chúng nó. Hết xương, hết thịt vì con, vì cháu, mà nào được trông mong gì?” (Trích “Một bữa no”, Tuyển tập Nam Cao, NXB Thời đại,1943) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định các phong cách ngôn ngữ của đoạn trích. (0,5 điểm) Câu 2. Theo đoạn trích, vì sao bà lão 70 tuổi mà còn phải nuôi đứa cháu mới 05 tuổi? (0,5 điểm) Câu 3. Anh chị hãy chỉ ra và cho biết ý nghĩa của thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn (1) của đoạn trích? (1,0 điểm) Câu 4. Anh/chị hãy cho biết tình cảm, thái độ của tác giả Nam Cao qua đoạn trích trên (1,0 điểm)

2 đáp án
9 lượt xem

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: NẾU ANH KHÔNG VỀ (Vũ Tuấn ) Nếu anh không về trong buổi chiều nay Em đừng buồn và âu lo quá nhé Nhớ đón con và động viên cha mẹ Bởi Tổ quốc cần , anh chẳng thể ngồi yên! Bao nhiêu người cũng rất muốn đoàn viên Nhưng covid đang tràn lan đất nước Anh không thể, nghĩ tình riêng mình được Khi các bạn anh , bạc tóc, hao gầy. Ai cũng mong cho đất nước mỗi ngày Không còn tin, người nhiễm thêm ca mới Thương Tổ quốc, em ở nhà hãy đợi Hết dịch rồi, anh sẽ lại về thôi ! Sáng nay tin từ nước Ý xa xôi Mấy ngàn người đã không còn sự sống Thương Iran, muôn trái tim lay động Hơn nghìn người trong tuyệt vọng, ra đi! Tây Ban Nha, rồi Đại Lục – Trung Hoa. Cả thế giới chìm một mầu tang tóc. Lo quê nhà , trái tim anh chợt khóc Sợ dịch đến mình , sợ mất một người thân ! Anh không về , vì dân tộc đang cần Chào em yêu, đồng đội anh đang đợi Nếu ngày mai, anh mãi xa vời vợi Đừng khóc nghe em… Anh chẳng yên lòng ! ( Bài thơ của thầy giáo Vũ Tuấn viết tặng chiến sĩ áo trắng đang ngày đêm chống dịch Covid 19 ) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ? Câu 2. Nêu hiệu quả của phép điệp được sử dụng trong những dòng thơ sau: Lo quê nhà, trái tim anh chợt khóc Sợ dịch đến mình, sợ mất một người thân. Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về nội dung đoạn thơ sau: Anh không về , vì dân tộc đang cần.. Chào em yêu, đồng đội anh đang đợi. Nếu ngày mai ,anh mãi xa vời vợi. Đừng khóc nghe em… Anh chẳng yên lòng!

2 đáp án
9 lượt xem
2 đáp án
10 lượt xem