• Lớp 11
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Thực ra bất kể ai cũng cần phải chuẩn bị cho việc bước vào đời, dần dần tìm hiểu xã hội cần những con người như thế nào, và bản thân mình cần trở thành người như thế nào, cần phải chuẩn bị những gì về tri thức, kĩ năng để đối mặt với biết bao thử thách trong cuộc sống. Những tri thức, kĩ năng nào có thể học trong nhà trường; những tri thức, kĩ năng nào phải tự mình học hỏi; những điều gì có thể rút ra từ kinh nghiệm bản thân, những điều gì có thể học từ những người đi trước. Trong xã hội hiện nay, mỗi người đều phải có khả năng tự quản lí cuộc sống của chính mình. Không ngừng học tập, không ngừng nâng cao khả năng sinh tồn của bản thân, chuẩn bị nền tảng kiến thức, kĩ năng cho bước phát triển tốt hơn sau này, chỉ có làm vậy bạn mới có thể tồn tại trong xã hội này, còn nếu không, bạn làm gì cũng sẽ gặp khó khăn. Trong thời đại thông tin, thời đại tri thức, làm việc là một hoạt động mang tính chất “cho”. Nó không chỉ là sản phẩm, hơn thế , nó ban tặng và gợi mở sức tưởng tượng và tri thức cho bạn. Trong công việc, đồng nghiệp không đơn thuần chỉ là người cùng công tác, họ còn là người có cùng hiểu biết, cùng tư tưởng, cùng quyết sách và cũng là người cùng chịu trách nhiệm với bạn. Mỗi người đều được phát huy hết sức sáng tạo, tiềm ẩn của mình, phát huy tính chủ động, tính linh hoạt và sáng tạo bởi vì “của cải” của xã hội chính là tri thức. (Trích Học cách học tập, NXB Kim Đồng, 2016, tr.14-15) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Theo đoạn trích, trong xã hội hiện nay, mỗi người đều phải có khả năng gì? Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/ chị hãy cho biết vì sao phải không ngừng học tập, không ngừng nâng cao sự sinh tồn của bản thân? Câu 4. Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị? Câu 5: Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ), trình bày suy nghĩ của bản thân về vai trò của việc học, cách học tập?

1 đáp án
21 lượt xem

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Trong chuyến du lịch tới quốc đảo Indonesia, chiếc du thuyền của một nhóm hành khách nước ngoài không may đâm phải một tảng đá ngầm, toàn bộ thuyền viên và hành khách trên tàu đều gặp nạn, duy chỉ có một người may mắn sống sót và biển cả đã đẩy anh ta trôi dạt đến một hoang đảo nhỏ. Mệt mỏi và kiệt sức, nhưng anh ta vẫn cố gắng gom những mảnh gỗ trôi dạt và dựng cho mình một túp lều nhỏ. Ngày ngày, anh ta vào rừng kiếm chút trái cây có thể ăn được, thời gian còn lại, anh ta ngồi thẫn thờ nhìn về phía chân trời cầu mong được cứu thoát nhưng dường như vô ích. Thế rồi một ngày, như thường lệ, anh ta rời đi kiếm thức ăn trong khi bếp lửa trong lều vẫn chưa lụi hẳn. Khi anh trở về thì túp lều đã ngập lửa, khói cuộn bốc lên trời cao. Điều tồi tệ nhất đã xảy đến: mọi thứ đều bị thiêu cháy thành tro bụi. Anh chết lặng trong sự tuyệt vọng: “Sao mọi việc thế này lại xảy đến với tôi hả trời?” Thế nhưng rạng sáng hôm sau, anh ta bị đánh thức bởi tiếng còi của một chiếc tàu đang tiến đến gần đảo. Người ta đã đến để cứu anh. “Làm sao các anh biết được tôi ở đây?” – anh ta mừng rỡ hỏi. Những người đàn ông nọ trả lời: “chúng tôi thấy tín hiệu khói của anh”. (Những câu chuyện làm thay đổi cuộc sống – NXB Phương Đông, năm 2016) Câu 1. Văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? Câu 3. Những tai họa, thử thách nào liên tiếp xảy đến đối với người đàn ông trong câu chuyện? Câu 4. Chi tiết chiếc lều cháy tạo tín hiệu khói giúp một chiếc tàu khác nhận biết để đến giải cứu người đàn ông mang đến ý nghĩa gì? Phần II. Tạo lập văn bản (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Anh/chị hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 5-7 dòng trình bày suy nghĩ về bài học rút ra từ văn bản

1 đáp án
27 lượt xem
2 đáp án
27 lượt xem

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Khác với những căn bệnh ung thư thông thường, là sự sai hỏng của AND, dẫn đến đột biến gene, làm thay đổi sự sinh sản, tăng trưởng và chức năng của tế bào thì “ung thư đạo đức” lại do những tế bào xấu được “nuôi dưỡng” trong tâm lý, suy nghĩ, nhận thức dẫn đến những hành động sai trái. Các tế bào đạo đức xấu sẽ lan rộng và lấn át sự phát triển của các tế bào tốt. Các “tế bào” đạo đức xấu thường do yếu tố khách quan ảnh hưởng tới người bệnh và do “sức đề kháng” kém nên người bệnh rất dễ bị lây nhiễm từ môi trường “ô nhiễm” bên ngoài. Tổn thương tâm lý ở mức độ nặng cũng khiến con người có những suy nghĩ tiêu cực, khiến mầm mống “ung thư” nảy nở và tích tụ dần trong cơ thể, hay nói cách khác là trong não bộ, quyết định trực tiếp tới hành động của người bệnh. … “Ung thư đạo đức” là căn bệnh không phân biệt giới tính, tuổi tác, màu da,… Nếu một người có những biểu hiện, hành vi và thái độ mang tính chất bạo lực, vi phạm pháp luật (ở mức độ nghiêm trọng), ảnh hưởng xấu tới tính mạng và danh dự của người khác… là biểu hiện của mầm mống bệnh đã, đang và sẽ phát triển. Tùy mức độ nghiêm trọng biểu hiện ra bên ngoài sẽ gây ra hậu quả tương đương với người bệnh và xã hội như: Gây thiệt hại về người và tài sản; ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội; ảnh hưởng đến lợi ích địa phương, quốc gia và thậm chí có thể là hòa bình thế giới. Nếu bệnh được phát hiện sớm, tức là người bệnh chỉ gây những ảnh hưởng không quá nghiêm trọng tới người khác và xã hội thì các trung tâm phục hồi nhân phẩm là “bệnh viện” tốt nhất dành cho họ. Còn ở mức độ nghiêm trọng hơn thì có thể “chữa trị” trong tù hoặc nặng nhất là “phương pháp tử hình”. Nói thế không có nghĩa là chỉ khi gây ra sự việc rồi thì mới bị coi đó là bệnh. Tất cả chúng ta, sống trong một xã hội phức tạp, đều có nguy cơ mắc bệnh và đôi khi trong cuộc sống, nó đã phát tác ra bên ngoài nhưng chúng ta không nhận ra hoặc nếu có biết thì cũng cho nó là chuyện nhỏ, không nhận thức được mức độ nguy hiểm của tình trạng này. Vì vậy, trước những tác nhân có nguy cơ gây bệnh cho chính bản thân, chúng ta cần hết sức tỉnh táo để quyết định và không để nó có cơ hội xâm nhập vào ý thức của mình là cách tốt nhất để phòng tránh căn bệnh này. Hãy là bác sĩ cho chính mình bằng cách “kiểm tra định kỳ” những hành động của mình và tiếp thu những góp ý thẳng thắn mang tính xây dựng từ người khác, bởi có thể căn bệnh này tự bản thân người bệnh sẽ không đau đớn về thể xác nên rất khó phát hiện. Và quan trọng hơn cả: sống lành mạnh là cách tốt nhất để có một cơ thể khỏe mạnh. (Theo “Ung thư đạo đức” - Thảo Dân- báo Đời sống và pháp luật, số 15 năm 2017) Câu 1. Văn bản trên đề cập đến vấn đề gì ?(0,5 điểm) Câu 2 . Theo tác giả bài viết, đâu là biểu hiện của mầm mống bệnh “ung thư đạo đức” đã, đang và sẽ phát triển ? (0,5 điểm). Câu 3. Vì sao căn bệnh “ung thư đạo đức” lại khó phát hiện hơn các căn bệnh ung thư thông thường ? (1,0 điểm). Câu 4. Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị ? (1,0 điểm) II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của lối sống lành mạnh.

1 đáp án
22 lượt xem
1 đáp án
18 lượt xem

NHỮNG VẾT ĐINH Một cậu bé nọ có tính rất xấu là rất hay nổi nóng. Một hôm, cha cậu bé đưa cho cậu một túi đinh rồi nói với cậu:"Mỗi khi con nổi nóng với ai đó thì hãy chạy ra sau nhà và đóng một cái đinh lên chiếc hàng rào gỗ". Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng tất cả 37 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần, cậu bé đã tập kiềm chế dần cơn giận của mình và số lượng đinh cậu đóng lên hàng rào ngày một ít đi. Cậu nhận thấy rằng kiềm chế cơn giận của mình dễ hơn là phải đi đóng một cây đinh lên hàng rào. Đến một ngày, cậu bé đã không nổi giận một lần nào trong suốt cả ngày. Cậu đến thưa với cha và ông bảo: "Tốt lắm, bây giờ nếu sau mỗi ngày mà con không hề giận với ai dù chỉ một lần, con hãy nhổ cây đinh ra khỏi hàng rào". Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu bé đã vui mừng hãnh diện tìm cha mình báo rằng đã không còn một cây đinh nào trên hàng rào nữa. Cha cậu liền đến bên hàng rào. Ở đó, ông nhỏ nhẹ nói với cậu: "Con đã làm rất tốt, nhưng con hãy nhìn những lỗ đinh còn để lại trên hàng rào. Hàng rào đã không giống như xưa nữa rồi. Nếu con nói điều gì trong cơn giận dữ, những lời nói ấy cũng giống như những lỗ đinh này, chúng để lại những vết thương khó lành trong lòng người khác. Cho dù sau đó con có nói lời xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương đó vẫn còn lại mãi. Con hãy luôn nhớ: vết thương tinh thần còn đau đớn hơn cả những vết thương thể xác. Những người xung quanh ta, bạn bè ta là những viên đá quý. Họ giúp con cười và giúp con mọi chuyện. Họ nghe con than thở khi con gặp khó khăn, cổ vũ con và luôn sẵn sàng mở trái tim mình ra cho con. Hãy nhớ lấy lời cha…" Câu 1. 0,5điểm. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? Câu 2. 0.5 điểm. Văn bản trên viết về nội dung gì? Câu 3. 1.0 điểm.Vì sao cậu bé ngày càng đóng ít đinh hơn? Câu 4. 1,0 điểm. Thông điệp sâu sắc nhất anh/ chị rút ra từ văn bản là gì? Vì sao?

1 đáp án
22 lượt xem
2 đáp án
35 lượt xem

Phân tích 1 đoạn trong bài thơ Hầu Trời-Tản Đà Hầu trời Đêm qua chẳng biết có hay không, Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng. Thật hồn! Thật phách! Thật thân thế! Thật được lên tiên - sướng lạ lùng. Nguyên lúc canh ba nằm một mình, Vắt chân dưới bóng ngọn đèn xanh. Nằm buồn, ngồi dậy đun nước uống, Uống xong ấm nước, nằm ngâm văn. Chơi văn ngâm chán lại chơi trăng Ra sân cùng bóng đi tung tăng Trên trời bỗng thấy hai cô xuống Miệng cười tủm tỉm cùng nói rằng: - "Trời nghe hạ giới ai ngâm nga, Tiếng ngâm vang cả sông Ngân Hà! Làm Trời mất ngủ, Trời đương mắng Có hay lên đọc, Trời nghe qua.” Ước mãi bây giờ mới gặp tiên! Người tiên nghe tiếng lại như quen! Văn chương nào có hay cho lắm Trời đã sai gọi thời phải lên. Theo hai cô tiên lên đường mây Vù vù không cánh mà như bay. Cửa son đỏ chói, oai rực rỡ Thiên môn đế khuyết như là đây! Vào trông thấy Trời, sụp xuống lạy Trời sai tiên nữ dắt lôi dâ.y. Ghế bành như tuyết vân như mây Truyền cho văn sĩ ngồi chơi đấy. Chư tiên ngồi quanh đã tĩnh túc Trời sai pha nước để nhấp giọng. Truyền cho "văn sĩ đọc văn nghe!" - "Dạ bẩm lạy Trời con xin đọc". Đọc hết văn vần lại văn xuôi Hết văn thuyết lý lại văn chơi Đương cơn đắc ý đọc đã thích Chè trời nhấp giọng càng tốt hơi. Văn dài hơi tốt ran cung mây! Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay, Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứng Đọc xong mỗi bài cũng vỗ tay. - "Bẩm con không dám man cửa Trời Những áng văn con in cả rồi Hai quyển Khối tình văn thuyết lý Hai Khối tình con là văn chơi Thần tiền, Giấc mộng văn tiểu thuyết Đài gương, Lên sáu văn vị đời Quyển Đàn bà Tàu lối văn dịch Đến quyển Lên tám nay là mười Nhờ Trời văn con còn bán được Chử biết con in ra mấy mươi?” Văn đã giàu thay, lại lắm lối Trời nghe Trời cũng bật buồn cười! Chư tiên ao ước tranh nhau dặn: - “Anh gánh lên đây bán chợ Trời!” Trời lại phê cho: “Văn thật tuyệt!” Văn trần được thế chắc có ít! Nhời văn chuốt đẹp như sao băng! Khí văn hùng mạnh như mây chuyển! Êm như gió thoảng! Tinh như sương! Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết! Chẳng hay văn sĩ tên họ gì? Người ở phương nào, ta chưa biết". - “Dạ, bẩm lạy Trời con xin thưa Con tên Khắc Hiếu họ là Nguyễn Quê ở Á Châu và Địa cầu Sông Đà núi Tản nước Nam Việt”. Nghe xong Trời ngợ một lúc lâu Sai bảo thiên tào lấy sổ xét. Thiên tào tra sổ xét vừa xong Đệ sổ lên trình Thượng đế trông - “Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu Đày xuống hạ giới vì tội ngông.” Trời rằng: “Không phải là Trời đày, Trời định sai con một việc này Là việc “thiên lương” của nhân loại, Cho con xuống thuật cùng đời hay.” - “Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó Trần gian thước đất cũng không có Nhờ Trời năm xưa học ít nhiều Vốn liếng còn một bụng văn đó. Giấy người mực người thuê người in Mướn cửa hàng người bán phường phố. Văn chương hạ giới rẻ như bèo Kiếm được đồng lãi thực rất khó. Kiếm được thời ít, tiêu thời nhiều Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu Lo ăn lo mặc hết ngày tháng Học ngày một kém tuổi ngày cao Sức trong non yếu ngoài chen rấp Một cây che chống bốn năm chiều. Trời lại sai con việc nặng quá Biết làm có được mà dám theo.” Rằng: “Con không nói Trời đã biết Trời dẫu ngồi cao, Trời thấu hết Thôi con cứ về mà làm ăn Lòng thông chớ ngại chi sương tuyết!” Vâng nhời Trời dạy, lạy xin ra Trời sai Khiên Ngưu đóng xe tiễn Xe trời đã chực ngoài thiên môn Chư tiên theo ra cùng tiễn biệt. Hai hàng lụy biệt giọt sương rơi Trông xuống trần gian vạn dặm khơi. Thiên tiên ở lại, trích tiên xuống Theo đường không khí về trần ai. Đêm khuya khí thanh sao thưa vắng Trăng tà đưa lối về non Đoài. Non Đoài đã tới quê trần giới, Trông lên chư tiên không còn ai. Tiếng gà xao xác, tiếng người dậy Giữa sân còn đứng riêng ngậm ngùi Một năm ba trăm sáu mươi đêm Sao được mỗi đêm lên hầu Trời.

1 đáp án
26 lượt xem

Thật ra, cuộc đời ai cũng có lúc không biết nên làm thế nào mới phải. Khi ấy, ba tôi dạy rằng, ta chỉ cần nhớ nguyên tắc sống cơ bản cực kì ngắn gọn: Trước hết hãy tôn trọng người khác. Rồi sau đó, nghe theo chính mình. Hãy tôn trọng. Bởi cuộc đời là muôn mặt và mỗi người có một cuộc sống riêng biệt. Chẳng có cách sống này là cơ sở để đánh giá cách sống kia. John Mason có viết một cuốn sách tựa đề “Bạn sinh ra là một nguyên bản, đừng chết như một bản sao”. Tôi không biết nó đã được dịch ra tiếng Việt chưa, nhưng đó là một cuốn sách rất thú vị. Nó khiến tôi nhận ra rằng mỗi con người đều là một nguyên bản, duy nhất, độc đáo và đáng tôn trọng. Tôi luôn xem nguyên tắc ấy như một đôi giày mà tôi phải mang trước khi ra khỏi nhà. Xỏ đôi giày đó, và đi khắp thế gian, đến bất cứ nơi nào bạn muốn. Con người sinh ra và chết đi đều không theo ý mình. Chúng ta không sinh ra với ngoại hình, tính cách, tài năng hay sự giàu có mà mình muốn chọn lựa. Nhưng chúng ta đều có một cơ hội duy nhất để được là chính mình. Chúng ta có một cơ hội duy nhất để sống như mình muốn, làm điều mình tin, sáng tạo điều mình mơ ước, theo đuổi điều mình khát khao, yêu thương người mình yêu. Bạn biết mà, cơ hội đó chính là cuộc đời này – một chớp mắt so với những vì sao. Bởi thế, đừng để mình cứ mãi xoay theo những tiếng ồn ào khác, hãy lắng nghe lời thì thầm của trái tim. (Lắng nghe lời thì thầm con tim – Phạm Lữ Ân) Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn bản trên. Câu 2: Theo tác giả, ông thường nghĩ đến nguyên tắc nào khi không biết nên làm thế nào mới phải? Câu 3: Anh/chị có đồng tình với quan điểm: Bạn sinh ra là một nguyên bản, đừng chết như một bản sao”? Vì sao? Câu 4: Thông điệp mà anh/chị rút ra được từ đoạn trích trên là gì? MỌI NGƯỜI GIÚP E VS Ạ😭😭😭😭

1 đáp án
22 lượt xem
2 đáp án
21 lượt xem

Đề kiểm tra Văn Câu 1.
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu “Hãy biết trân trọng, nâng niu những gì trong vòng tay bạn bởi rất nhiều người đang thèm được như bạn đấy”.
 Câu 2. 
Phân tích cảm nhận của Xuân Diệu về thời gian trong  đoạn thơ sau:
          “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua,
          Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già,
           Và xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.
           Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật,
          Không cho dài thời trẻ của nhân gian.
           Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
           Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại.
           Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi,
           Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời.
           Mùi tháng năm đềù rớm vị chia phôi,
           Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt .
           Con gió xinh thì thào trong lá biếc,
            Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
          Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
           Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?” (Trích Vội vàng – Xuân Diệu, Ngữ Văn 11, tập 2, trang 21, NXB GD)

1 đáp án
46 lượt xem

Chỉ biết nghĩ cho mình Chuyện găm hàng, tăng giá khẩu trang y tế hoặc bán khẩu trang y tế không nhãn mác với giá trên trời, tung tin thất thiệt để câu view... dù các cơ quan chức năng đang quyết liệt kiểm tra và xử phạt nghiêm nhưng vẫn có những kẻ nhẫn tâm xem đây là "cơ hội" hái ra tiền, sẵn sàng giẫm đạp lên nỗ lực phòng chống dịch của cả nước, nỗi lo của đồng bào mình. Rồi câu chuyện một cô gái trẻ trở về từ Hàn Quốc tự hào livestream khoe "chiến tích" trốn cách ly, lên mặt chỉ cho thiên hạ cách gian dối trong khai báo y tế. Tất cả thể hiện sự thiếu hiểu biết, lối sống ích kỷ cùng tư duy xem thường phòng dịch cho bản thân, người thân và cộng đồng. Hay ca bệnh thứ 17 ở TP Hà Nội làm dậy sóng cộng đồng bởi sau thời gian "tự cách ly tại nhà" đã có kết quả dương tính với virus corona, người thân của cô đã nhiễm bệnh, cả trăm người khác đang cách ly. Nguyên nhân chỉ vì sau khi đi qua nhiều nước trở về Việt Nam, cô đã không trung thực khi khai báo y tế dẫn đến bao nhiêu hệ lụy cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Từ thực tiễn cho thấy khống chế được dịch bệnh hay không phụ thuộc rất nhiều vào từng người. Chỉ cần bình tĩnh, tin tưởng và chung tay cùng Chính phủ phòng chống dịch bệnh; chỉ cần tôn trọng công tác phòng dịch bằng cách khai báo y tế trung thực, tuân thủ cách ly và khuyến cáo an toàn dịch tễ của Bộ Y tế, chúng ta sẽ an toàn. câu1: xác định phương thức biểu đạt trong văn bản trên câu2: tác giả bài báo đánh giá như thế nào trước việc nhiều người trốn cách ly khai báo gian dối khi về nước câu3: theo anh/chị "thứ đáng sợ hơn cả covid-19" mà bài báo nhắc đến trong đoạn này là gì câu4: anh/chị cần phải làm gì để đảm bảo sức khoẻ cho mình và người thân trong đại dịch covid-19?

1 đáp án
23 lượt xem