phân tích hình ảnh đoàn tàu và tâm trang hai đứa trẻ qua đoạn trích trên .Từ đó nhận xét về tấm lòng nhân đạo của nhà văn thể hiện trong truyện

2 câu trả lời

Đây nha bạn

Thạch Lam được biết đến là một nhà văn có phong cách viết truyện nhẹ nhàng, trữ tình, chuyện mà không có cốt truyện. Tác phẩm của ông cũng đã khiến cho mọi người đọc xong cũng cảm thấy có gì đó man mác. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” cũng là tác phẩm nằm trong mạch cảm xúc đấy của Thạch Lam, tác phẩm như dắt ta vào thế giới trẻ thơ với những cảm xúc êm nhẹ, buồn thương. Thêm với đó giúp cho ta biết trân trọng, yêu thương những kiếp người nhỏ bé như chị em Liên.

Người đọc khi chìm vào trong những câu chữ trong truyện “Hai đứa trẻ” sẽ bị ấn tượng ngay với bức tranh thiên nhiên cũng như đời sống con người nơi phố huyện qua cái nhìn nhạy cảm của cô bé Liên – một nhân vật chính trong truyện. Hình ảnh bức tranh thiên nhiên nơi phố huyện này luôn gói gọn trong hay từ “êm ả” và đượm buồn man mác. Bức tranh thiên nhiên được tái hiện lại đó chính là âm thanh của tiếng trống thu không được đánh lên từng hồi, tiếng ếch kêu ,…tất cả âm thanh này như đã nói lên được không gian tĩnh lặng của một miền quê. Về màu sắc thì có màu đỏ rực phương Tây, màu ánh hồng của mây trời cùng với đó là màu đen sẫm của lũy tre làng. Tất cả như có chút thanh bình, êm ả khơi gợi một sự ảm đạm, buồn, thê lương.

Thạch Lam cũng đã vẽ ra một nơi phố huyện được nới rộng ra theo không gian của một phiên chợ tàn thông qua các câu thơ: Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn lại rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía. Không còn là “lao xao chợ cá làng ngư phủ” mà phiên chợ này cũng đã vắng sự náo nhiệt, đã tô đậm được phiên chợ buổi vãn chiều thưa thoáng người, không còn sự náo nhiệt mà tất cả như đã tô đậm thêm sự lụi tàn.

Nhà văn Thạch Lam cũng đã vẽ ra một cảnh của một buổi chiều tàn, một phiên chợ tàn đó là những kiếp người tàn. Chính họ cũng không phải những người nông dân bị rượt đuổi bởi sưu cao thuế nặng, hay bị miếng ăn đè nặng giống như trong các tác phẩm của Nam Cao, của Ngô Tất Tố. Với Thạch Lam ông tập trung miêu tả, khắc họa những kiếp người bé mọn vô danh. Họ những kiếp sống lụi tàn trong một xã hội đen tối mịt mù. Tác giả Thạch Lam đã viết về họ bằng tất cả niềm ai hoài cảm thương rung lên, đó là bao đứa trẻ nhà nghèo cứ cúi lom khom để có thể nhặt nhạnh những thanh tre thanh nứa lúc đó như còn sót lại trên nền chợ. Đó còn là hình ảnh mẹ con chị Tí với quán hàng bán nước chẳng được bao nhưng đêm nào cũng dọn ra đều đặn. Đó còn là hình ảnh bà cụ Thi với tiếng cười ghê rợn như đã lần vào trong bóng tối. Rồi hình ảnh của bác Siêu với gánh phở chẳng mấy người ăn vì đó là một món quà xa xỉ. Đâu đấy đó là tiếng đàn bầu như run bần bật ở trong đêm, tất cả họ đều là những thân phận người nhỏ bé cứ sống lê lết từng ngày ở trong sự tù động quẩn quanh trong cái ao đời phẳng lặng. Khi viết về những kiếp người vô danh ấy thì nhà văn Thạch Lam bày tỏ một mối quan hoài sâu sắc về cuộc sống của hai đứa trẻ đó là hai chị em Liên và An. Lẽ ra độ tuổi của hai đứa trẻ này đang là độ tuổi hồn nhiên, ngây thơ nhưng chúng đã bắt đầu biết suy nghĩ và lớn hơn trước truổi rất nhiều. Hai đứa trẻ này cũng như nhiều đứa trẻ khác trong phố huyện như đã tự mình giam cầm trong không gian u tối của phố huyện. Chúng như khao khát về thế giới ngoài kia.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm