• Lớp 11
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

"Đại đa số thanh niên thời trước không ai suy nghĩ, trăn trở gì lắm về cuộc đời, vì ai đã có phân nấy. Phận là cải phần mà cuộc sống, xã hội dành cho mỗi người: phận làm trai, phận giàu, phận nghèo, phận đàn bà, phận làm tôi, ... Con nhà lao động nghèo, nhiều lắm học đến chín, mười tuổi, đã phải lo làm ăn mong kế nghiệp cha, anh. Con nhà giàu theo học lên cao thì làm quan, kém hơn thì làm thầy. Sinh ra ở phận nào, theo phận ấy, chi số ít là thoát khỏi. [1] Trái lại, thanh niên ngày nay tuy cái phận mỗi người vẫn còn, song trước mặt mọi người đều có khả năng mở ra nhiều con đường. Ngày nay sự lựa chọn và cố găng của bản thán, sự giúp đỡ của bạn bè đóng vai trò quyết định. Có lựa chọn tất phải có suy nghĩ, trăn trở. [2] Hết lớp tám, lớp chín, học gì đây? Trung học hay học nghề, hay đi sản xuất? Trai gái gặp nhau bắt đầu ngập ngừng. Yêu ai đây? Yêu như thế nào? Sức khỏe tăng nhanh, kiến thức tích lũy đã khá, sống như thế nào đây? Ba câu hỏi ám ảnh: Tình yêu, nghề nghiệp, lối sống. Không thể cho số phận. Cơ hội cũng chia đều sàn sàn cho mọi người. [3] quy Thanh niên ngày xưa bước vào đời như ngưrời đi xem phim đã biết trước ngồi ở rạp nào, xem phim gì, ghế số bao nhiêu, cứ thể mà ngồi vào. Ngày nay, chưa biết sẽ xem phim gì, ở rạp nào, ngồi ghế số mấy, cạnh ai. Cho đến khi ổn định được chỗ ngồi trong xã hội, xác định đúng được vai trò và vị trí của mình là phải trải qua cả một thời gian dài.[4] Thời gian sẽ xây dựng cho mình một niềm tin và đạo lí. Xây dựng nên thì như tàu ra biển rộng, có kim chỉ nam xác định hướng đi; không thì như chiếc bách giữa dòng, e dè gió dập, hãi hùng sóng va".[5] (Theo Nguyễn Khắc Viện; Dẫn theo SGK Ngữ văn 11 nâng cao - tập II, NXB Giáo dục - 2007) Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ văn bản? Câu 2. Theo tác giả đoạn trích trên, vì sao đại đa số thanh niên ngày xưa không trăn trở suy nghĩ về cuộc đời, về số phận bản thân? Câu 3. Ở đoạn văn [1] và [2], tác giả sử dụng thao tác lập luận nào? Mục đích của việc tác giả sử dụng thao tác lập luận này? Câu 4. Em có đồng ý với quan điểm của tác giả: “Trái lại, thanh niên ngày nay tuy cái phận mỗi người vẫn còn, song trước mặt mọi người đều có khả năng mở ra nhiều con đưong. Ngày nay sự lựa chọn và cô gắng của bản thân, sự giúp đỡ của bạn bè đóng vai trò quyết định"

2 đáp án
42 lượt xem

“Nhưng người đàn bà ấy lại chính là thị Nở, một người ngẩn ngơ như những người đần trong cổ tích và xấu ma chê quỷ hờn. Cái mặt của thị đích thực là một sự mỉa mai của hóa công: nó ngắn đến nỗi người ta có thể tưởng bề ngang lớn hơn bề dài, thế mà hai má nó lại hóp vào mới thật là tai hại, nếu má nó phinh phính thì mặt thị lại còn được hao hao như mặt lợn, là thứ mặt vốn nhiều hơn người ta tưởng, trên cổ người. Cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bành bạnh muốn chen lẫn nhau với những cái môi cũng cố to cho không thua cái mũi: có lẽ vì cố quá cho nên chúng nứt nở như rạn ra. Ðã thế thị lại ăn trầu thuốc, hai môi dày được bồi cho dày thêm, cũng may quyết trầu sánh lại, che được cái màu thịt trâu xám ngoách. Ðã thế những cái răng rất to lại chìa ra: ý hẳn chúng nghĩ sự cân đối chữa được một vài phần cho sự xấu. Ðã thế thị lại dở hơi; đó là một ân huệ đặc biệt của Thượng đế chí công; nếu sáng suốt thì người đàn bà ấy sẽ khổ sở ngay từ khi mua cái gương thứ nhất. Và thị lại nghèo nếu trái lại, ít nhất đã có một đàn ông khổ sở. Và thị lại là dòng giống của một nhà có mả hủi: cái này khiến không một chàng trai nào phải phân vân. Người ta tránh thị như tránh một con vật rất tởm. Ngoài ba mươi tuổi, thị vẫn chưa có chồng. Ở cái làng Vũ Ðại này người ta kết bạn từ khi lên tám, và có khi có con từ lúc mười lăm; không ai đợi đến năm hai mươi đẻ đứa con thứ nhất. Cứ nhìn tình hình ấy thì ta nói quách: thị Nở không có chồng. (Trích Chí Phèo – Nam Cao) Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. (1.0đ) Câu 2: Chỉ ra các chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật thị Nở (1.0đ) Câu 3: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn văn sau: “Ðã thế thị lại ăn trầu thuốc, hai môi dày được bồi cho dày thêm, cũng may quyết trầu sánh lại, che được cái màu thịt trâu xám ngoách. Ðã thế những cái răng rất to lại chìa ra: ý hẳn chúng nghĩ sự cân đối chữa được một vài phần cho sự xấu. Ðã thế thị lại dở hơi; đó là một ân huệ đặc biệt của Thượng đế chí công; nếu sáng suốt thì người đàn bà ấy sẽ khổ sở ngay từ khi mua cái gương thứ nhất.” (2.0đ) Câu 4: Nêu nhận xét của anh, chị về nhân vật thị Nở. (1.0đ)

1 đáp án
37 lượt xem
1 đáp án
37 lượt xem

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Tất cả chúng ta ai cũng mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp, và chúng ta biết phải làm gì để đạt được điều đó. Nhưng trước khi bắt tay vào việc, ta lại quyết định rằng mình cần có một kì nghỉ nho nhỏ ở vùng đất kì ảo mang tên: đảo Một - Ngày - Nào – Đó. Chúng ta nói rằng: Một ngày nào đó, mình sẽ đọc quyển sách này. Một ngày nào đó, mình sẽ bắt đầu chương trình tập luyện kia. Một ngày nào đó, mình sẽ nâng cao kĩ năng và kiếm tiền nhiều hơn…Một ngày nào đó, mình sẽ thực hiện hết những việc cần làm để đạt được mục tiêu. Một ngày nào đó…Có khoảng 80% dân số dành phần lớn thời gian sống trên đảo Một - Ngày - Nào – Đó. Họ nghĩ ngợi, mơ mộng và tưởng tượng những thứ họ sẽ thực hiện vào “ một ngày nào đó”…Họ đều mắc phải căn bệnh “ viện cớ”, thứ âm thầm giết chết thành công. Tất cả họ đều có những dự định tốt đẹp, nhưng…nói thì phải làm, nếu không chỉ là lời nói gió bay mà thôi. Nguyên tắc thành công đầu tiên rất đơn giản: Hãy cuốn gói khỏi đảo Một - Ngày - Nào – Đó! Ngừng viện cớ! Làm hoặc không làm – chứ đừng viện cớ. Đừng nghĩ ra lí lẽ hay lời biện minh vòng vo cho việc mình không chịu hành động. Hãy bắt tay vào thực hiện. Làm bất cứ việc gì. Hãy hành động! Lặp đi lặp lại điều này: Nếu điều đó xảy ra, thì tôi phải là người làm cho nó xảy ra! Nếu người ta dốc sức để chinh phục mục tiêu cũng như khi người ta biện hộ cho sự thất bại, thì họ sẽ bất ngờ về chính mình. Nhưng trước hết, bạn phải thoát khỏi đảo Một - Ngày - Nào – Đó đã. ( Trích Ngừng viện cớ, Brian Tracy, TGM Books dịch, NXB Phụ nữ, tr.2) Đọc đoạn trích trên và thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1: Trong đoạn trích, tác giả cho rằng phần lớn dân số dành thời gian để làm gì? Câu 2: Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu sau: "Chúng ta nói rằng: Một ngày nào đó, mình sẽ đọc quyển sách này. Một ngày nào đó, mình sẽ bắt đầu chương trình tập luyện kia. Một ngày nào đó, mình sẽ nâng cao kĩ năng và kiếm tiền nhiều hơn…Một ngày nào đó, mình sẽ thực hiện hết những việc cần làm để đạt được mục tiêu. Một ngày nào đó…" Câu 3: Anh(chị) có đồng tình với quan niệm " Nhưng trước hết, bạn phải thoát khỏi đảo Một - Ngày - Nào – Đó đã". Vì sao?

1 đáp án
36 lượt xem
1 đáp án
34 lượt xem

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Tất cả chúng ta ai cũng mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp, và chúng ta biết phải làm gì để đạt được điều đó. Nhưng trước khi bắt tay vào việc, ta lại quyết định rằng mình cần có một kì nghỉ nho nhỏ ở vùng đất kì ảo mang tên: đảo Một - Ngày - Nào – Đó. Chúng ta nói rằng: Một ngày nào đó, mình sẽ đọc quyển sách này. Một ngày nào đó, mình sẽ bắt đầu chương trình tập luyện kia. Một ngày nào đó, mình sẽ nâng cao kĩ năng và kiếm tiền nhiều hơn…Một ngày nào đó, mình sẽ thực hiện hết những việc cần làm để đạt được mục tiêu. Một ngày nào đó…Có khoảng 80% dân số dành phần lớn thời gian sống trên đảo Một - Ngày - Nào – Đó. Họ nghĩ ngợi, mơ mộng và tưởng tượng những thứ họ sẽ thực hiện vào “ một ngày nào đó”…Họ đều mắc phải căn bệnh “ viện cớ”, thứ âm thầm giết chết thành công. Tất cả họ đều có những dự định tốt đẹp, nhưng…nói thì phải làm, nếu không chỉ là lời nói gió bay mà thôi. Nguyên tắc thành công đầu tiên rất đơn giản: Hãy cuốn gói khỏi đảo Một - Ngày - Nào – Đó! Ngừng viện cớ! Làm hoặc không làm – chứ đừng viện cớ. Đừng nghĩ ra lí lẽ hay lời biện minh vòng vo cho việc mình không chịu hành động. Hãy bắt tay vào thực hiện. Làm bất cứ việc gì. Hãy hành động! Lặp đi lặp lại điều này: Nếu điều đó xảy ra, thì tôi phải là người làm cho nó xảy ra! Nếu người ta dốc sức để chinh phục mục tiêu cũng như khi người ta biện hộ cho sự thất bại, thì họ sẽ bất ngờ về chính mình. Nhưng trước hết, bạn phải thoát khỏi đảo Một - Ngày - Nào – Đó đã. ( Trích Ngừng viện cớ, Brian Tracy, TGM Books dịch, NXB Phụ nữ, tr.2) Đọc đoạn trích trên và thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1: Trong đoạn trích, tác giả cho rằng phần lớn dân số dành thời gian để làm gì? Câu 2: Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu sau: "Chúng ta nói rằng: Một ngày nào đó, mình sẽ đọc quyển sách này. Một ngày nào đó, mình sẽ bắt đầu chương trình tập luyện kia. Một ngày nào đó, mình sẽ nâng cao kĩ năng và kiếm tiền nhiều hơn…Một ngày nào đó, mình sẽ thực hiện hết những việc cần làm để đạt được mục tiêu. Một ngày nào đó…" Câu 3: Anh(chị) có đồng tình với quan niệm " Nhưng trước hết, bạn phải thoát khỏi đảo Một - Ngày - Nào – Đó đã". Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu anh(chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về tác hại của thói quen trì hoãn và viện cớ. Câu 2 (5.0 điểm): Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi bị thị Nở từ chối chung sống ( trong tác phẩm" Chí Phèo" của Nam Cao).Từ đó, nhận xét về tấm lòng của Nam Cao dành cho nhân vật. *LƯU Ý PHẦN VĂN K CHÉP MẠNG

2 đáp án
39 lượt xem
2 đáp án
31 lượt xem

Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm của nhà văn đối với các nhân vật? Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay. Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khỏang rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó. (Trích Nhà mẹ Lê – Thạch Lam)

1 đáp án
30 lượt xem

Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay. Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khỏang rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó. (Trích Nhà mẹ Lê – Thạch Lam) Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên? Các phương thức biểu đạt? Câu 2: Trong đoạn trích, ngoại hình của mẹ Lê được miêu tả như thế nào?

1 đáp án
36 lượt xem