• Lớp 11
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Tôi từng nói: “Tôi tin là mọi thứ sẽ thay đổi”. Sau đó tôi học được rằng, mọi thứ chỉ thay đổi khi chính tôi thay đổi. Đừng nói: “Nếu có thể thì tôi đã làm rồi” mà hãy nói: “Nếu có thể thì tôi sẽ làm”. Đôi khi, việc bạn chọn cái nào không quan trọng. Quan trọng là bạn phải chọn! Bạn không thể tiến lên nếu không chịu đưa ra quyết định. Chúng ta thường thay đổi bản thân vì một trong hai lý do: niềm cảm hứng hoặc nỗi tuyệt vọng. Nếu không thích hiện tại thì hãy thay đổi nó! Bạn đâu phải là một cái cây. Một trong những cách tốt nhất để bắt đầu thay đổi cuộc đời là làm bất cứ điều gì xuất hiện ở danh sách “Tôi nên làm” trong tâm trí bạn. Mọi dạng thức sống đều nỗ lực vươn tới cực hạn ngoại trừ con người. Một cái cây sẽ mọc cao đến chừng nào?Cao đến hết mức có thể. Trong khi đó con người lại được trao đặc quyền chọn lựa. Bạn có thể chọn là tất cả hoặc ít hơn.Vậy sao không nỗ lực đến cực hạn trước các cách thức và xem mình có thể làm được gì. Đôi khi quá trình quyết định giống như một cuộc chiến nội tâm. Đích đến không thể thay đổi sau một đêm nhưng hướng đi đến đó thì có thể đấy! Sự thiếu quyết đoán là kẻ đánh cắp những cơ hội. (Thay đổi/lựa chọn/quyết định, Jim Rohn, Triết lý cuộc đời, NXB Lao động, 2016, tr25) C3 : Theo em , em hiễu như thế nào về câu nói : " Sự thiếu quyết đoán chính là kẻ đánh cắp cơ hội " C4 : Theo em , em có đồng tình với quan niệm của tác giả khi ông cho rằng : con người thường thay đổi bản thân khi có cảm hứng hay nổi truyệt vọng ? Lý giải ?

1 đáp án
32 lượt xem

Tôi từng nói: “Tôi tin là mọi thứ sẽ thay đổi”. Sau đó tôi học được rằng, mọi thứ chỉ thay đổi khi chính tôi thay đổi. Đừng nói: “Nếu có thể thì tôi đã làm rồi” mà hãy nói: “Nếu có thể thì tôi sẽ làm”. Đôi khi, việc bạn chọn cái nào không quan trọng. Quan trọng là bạn phải chọn! Bạn không thể tiến lên nếu không chịu đưa ra quyết định. Chúng ta thường thay đổi bản thân vì một trong hai lý do: niềm cảm hứng hoặc nỗi tuyệt vọng. Nếu không thích hiện tại thì hãy thay đổi nó! Bạn đâu phải là một cái cây. Một trong những cách tốt nhất để bắt đầu thay đổi cuộc đời là làm bất cứ điều gì xuất hiện ở danh sách “Tôi nên làm” trong tâm trí bạn. Mọi dạng thức sống đều nỗ lực vươn tới cực hạn ngoại trừ con người. Một cái cây sẽ mọc cao đến chừng nào?Cao đến hết mức có thể. Trong khi đó con người lại được trao đặc quyền chọn lựa. Bạn có thể chọn là tất cả hoặc ít hơn.Vậy sao không nỗ lực đến cực hạn trước các cách thức và xem mình có thể làm được gì. Đôi khi quá trình quyết định giống như một cuộc chiến nội tâm. Đích đến không thể thay đổi sau một đêm nhưng hướng đi đến đó thì có thể đấy! Sự thiếu quyết đoán là kẻ đánh cắp những cơ hội. (Thay đổi/lựa chọn/quyết định, Jim Rohn, Triết lý cuộc đời, NXB Lao động, 2016, tr25) C1 : Theo tác giả , đâu là điều kiện giúp con người tiến lên ? C2 : Vì sao : " Đôi khi , quá trình ra quyết định giống như một cuộc chiến nội tâm

1 đáp án
32 lượt xem

"Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quan ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo: - Ở đây lẫn lộn.Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh". Câu 1 Phương thức biểu đạt và phong cách ngôn ngữ văn bản trên câu 2 đoạn trích miêu tả cảnh gì

1 đáp án
25 lượt xem
1 đáp án
23 lượt xem

… Điền thương con lắm. Vút cái, Điền thấy Điền không thể nào đi được. Điền không thể sung sướng khi con Điền còn khổ. Chao ôi! Trăng đẹp lắm! Trăng dịu dàng và trong trẻo và bình tĩnh. Nhưng trong trong những căn lều nát mà trăng làm cho cái bề ngoài trông cũng đẹp, biết bao người quằn quại, nức nở, nhăn nhó với những đau thương của kiếp mình! Biết bao tiếng nghiến răng và chửi rủa! Biết bao cực khổ và lầm than?... Không, không, Điền không thể nào mơ mộng được. Cái sự thật tàn nhẫn luôn luôn bày ra đấy. Sự thực giết chết những ước mơ lãng mạn gieo trong đầu óc Điền cái thứ văn chương của bọn nhàn rỗi quá. Điền muốn tránh sự thực, nhưng trốn tránh làm sao được? Vợ Điền khổ, con Điền khổ, cha mẹ Điền khổ. Chính Điền cũng khổ. Bao nhiêu người nữa, cùng một cảnh, khổ như Điền! Cái khổ làm héo một phần lớn những tính tình tươi đẹp của người ta. Tiếng đau khổ vang dội lên mạnh mẽ. Chao ôi! Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than, vang dội lên mạnh mẽ trong lòng Điền. Điền chẳng cần đi đâu cả. Điền chẳng cần trốn tránh, Điền cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời … Sáng hôm sau, Điền ngồi viết. Giữa tiếng con khóc, tiếng vợ gắt gỏng, tiếng léo xéo đòi nợ ngoài đầu xóm. Và cả tiếng chửi bới của một người láng giềng ban đêm mất gà. (Trích Giăng sáng – Nam Cao) Câu 1: xác định phong cách nghệ thuật chính của đoạn trích ? Câu 2: theo đoạn trích, vì sao Điền không thể trốn tránh sự thực ? Câu 3: anh/chị hiểu như thế nào về câu văn :" cái khổ làm héo một phần lớn những tính tình tươi đẹp của con người" Câu 4: Điền quan niệm :" nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than ". Anh /chị có đồng ý với quan niệm đó hay không ? Vì sao?

1 đáp án
23 lượt xem
2 đáp án
22 lượt xem
2 đáp án
21 lượt xem