Tôi từng nói: “Tôi tin là mọi thứ sẽ thay đổi”. Sau đó tôi học được rằng, mọi thứ chỉ thay đổi khi chính tôi thay đổi. Đừng nói: “Nếu có thể thì tôi đã làm rồi” mà hãy nói: “Nếu có thể thì tôi sẽ làm”. Đôi khi, việc bạn chọn cái nào không quan trọng. Quan trọng là bạn phải chọn! Bạn không thể tiến lên nếu không chịu đưa ra quyết định. Chúng ta thường thay đổi bản thân vì một trong hai lý do: niềm cảm hứng hoặc nỗi tuyệt vọng. Nếu không thích hiện tại thì hãy thay đổi nó! Bạn đâu phải là một cái cây. Một trong những cách tốt nhất để bắt đầu thay đổi cuộc đời là làm bất cứ điều gì xuất hiện ở danh sách “Tôi nên làm” trong tâm trí bạn. Mọi dạng thức sống đều nỗ lực vươn tới cực hạn ngoại trừ con người. Một cái cây sẽ mọc cao đến chừng nào?Cao đến hết mức có thể. Trong khi đó con người lại được trao đặc quyền chọn lựa. Bạn có thể chọn là tất cả hoặc ít hơn.Vậy sao không nỗ lực đến cực hạn trước các cách thức và xem mình có thể làm được gì. Đôi khi quá trình quyết định giống như một cuộc chiến nội tâm. Đích đến không thể thay đổi sau một đêm nhưng hướng đi đến đó thì có thể đấy! Sự thiếu quyết đoán là kẻ đánh cắp những cơ hội. (Thay đổi/lựa chọn/quyết định, Jim Rohn, Triết lý cuộc đời, NXB Lao động, 2016, tr25) C3 : Theo em , em hiễu như thế nào về câu nói : " Sự thiếu quyết đoán chính là kẻ đánh cắp cơ hội " C4 : Theo em , em có đồng tình với quan niệm của tác giả khi ông cho rằng : con người thường thay đổi bản thân khi có cảm hứng hay nổi truyệt vọng ? Lý giải ?
1 câu trả lời
Câu 3 : Theo em , em hiểu về câu : " Sự thiếu quyết đoán chính là kẻ đánh cắp những cơ hội " là : Một khi chúng ta thiếu đi sự quyết đoán có nghĩa là chúng ta đã đánh mất đi thế chủ động trong bản thân , vì thế chỉ còn mỗi sự bị động ở lại và đó chính là bạn đạp để những người khác cướp đi cơ hội của chính bản thân mình . Cơ hội luôn dành ra cho mỗi con người nhưng nó không có đủ thời gian để chờ một người đang ở thế bị động , cơ hội không tự đến mà chúng ta phải nắm bắt thì mới có thể đạt được . Một con người một khi đã thiếu quyết đoán thì cơ hội đi qua dù nó có quay trở lại hàng chục hàng trăm lần vẫn như thế , vẫn một kết cục đó chính là để tuột mất cơ hội đó . Một con người ở thế bị động thiếu đi sự quyết đoán cho chính bản thân mình thì cho dù làm bao nhiêu năm vẫn ở một chổ không thể tiến xa được . Chính vì lý do đó tác giả mới nói " Sự thiếu quyết đoán chính là kẻ đánh cắp cơ hội " .
Câu 4 : Theo em , em đồng tình với quan niệm trên của tác giả con người thường thay đổi bản thân khi có cảm hứng hay nổi truyệt vọng . Vì một con người thay đôi khi và chỉ khi họ muốn tránh né một thứ gì đó , quên đi một chuyện gì đó hoặc có thể là muốn đạt được một thứ gì đó mà hiện tại họ không thể nào với tới hay chinh phục được . Cũng như câu nói của một MC rất nổi tiếng đó là Trấn Thành : " Bạn không thể một con người , khi người đó muốn hay người đó thực sự cần họ tự ắt sẽ nhận ra bản tính của sự việc và họ sẽ tự động làm mọi cách để thay đổi chính bản thân mình " . Khi có một niềm cảm hứng mãnh liệt như " Cố gắn làm kiếm tiền để mua một cái gì đó mà bản thân rất thích " hay chỉ đơn giản là sự thất vọng tràn trề trong cuộc sống chẳng hạng như " Một người mình thương lại đi thương người khác " hoặc cũng có thể là " Áp lực của cuộc sống như vật chất đè lên " chính những niềm vui hoặc nỗi đau thương và tuyệt vọng ấy đè lên tâm trí họ rằng , nếu muốn thoát khỏi hoặc muốn đạt được thì con người hiện tại vẫn chưa đủ và thứ cần nhất bây giờ chính là thay đổi chính bản thân của mình lúc đó họ sẽ nhận thức ra được điều ấy và họ sẽ lấy cái khó khăn hiện tại làm động lực để thay đổi bản thân và chinh phục nó . Còn đối với những người bình thường , những người có cuộc sống đầy đủ vui vẻ thì họ sẽ không bị một hay nhiều câu nói mà có thể tác động đến bản thân họ được , bời vì nhiêu đó chưa đủ để tác động vào tin thần họ đang hạnh phúc với cuộc sống hiện tại cần chi phãi thay đổi . Bởi thế đúng như câu nói " họ chỉ thay đổi khi họ thực sự cần " .
Tham khảo nhé