• Lớp 11
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

"Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quan ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo: - Ở đây lẫn lộn.Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh". Câu 1 Phương thức biểu đạt và phong cách ngôn ngữ văn bản trên câu 2 đoạn trích miêu tả cảnh gì

1 đáp án
29 lượt xem
1 đáp án
32 lượt xem

… Điền thương con lắm. Vút cái, Điền thấy Điền không thể nào đi được. Điền không thể sung sướng khi con Điền còn khổ. Chao ôi! Trăng đẹp lắm! Trăng dịu dàng và trong trẻo và bình tĩnh. Nhưng trong trong những căn lều nát mà trăng làm cho cái bề ngoài trông cũng đẹp, biết bao người quằn quại, nức nở, nhăn nhó với những đau thương của kiếp mình! Biết bao tiếng nghiến răng và chửi rủa! Biết bao cực khổ và lầm than?... Không, không, Điền không thể nào mơ mộng được. Cái sự thật tàn nhẫn luôn luôn bày ra đấy. Sự thực giết chết những ước mơ lãng mạn gieo trong đầu óc Điền cái thứ văn chương của bọn nhàn rỗi quá. Điền muốn tránh sự thực, nhưng trốn tránh làm sao được? Vợ Điền khổ, con Điền khổ, cha mẹ Điền khổ. Chính Điền cũng khổ. Bao nhiêu người nữa, cùng một cảnh, khổ như Điền! Cái khổ làm héo một phần lớn những tính tình tươi đẹp của người ta. Tiếng đau khổ vang dội lên mạnh mẽ. Chao ôi! Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than, vang dội lên mạnh mẽ trong lòng Điền. Điền chẳng cần đi đâu cả. Điền chẳng cần trốn tránh, Điền cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời … Sáng hôm sau, Điền ngồi viết. Giữa tiếng con khóc, tiếng vợ gắt gỏng, tiếng léo xéo đòi nợ ngoài đầu xóm. Và cả tiếng chửi bới của một người láng giềng ban đêm mất gà. (Trích Giăng sáng – Nam Cao) Câu 1: xác định phong cách nghệ thuật chính của đoạn trích ? Câu 2: theo đoạn trích, vì sao Điền không thể trốn tránh sự thực ? Câu 3: anh/chị hiểu như thế nào về câu văn :" cái khổ làm héo một phần lớn những tính tình tươi đẹp của con người" Câu 4: Điền quan niệm :" nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than ". Anh /chị có đồng ý với quan niệm đó hay không ? Vì sao?

1 đáp án
35 lượt xem
2 đáp án
26 lượt xem
2 đáp án
26 lượt xem

Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó. Câu 1. Trong đoạn trích, nhà mẹ Lê được miêu tả qua những chi tiết nào?

1 đáp án
34 lượt xem
0 đáp án
66 lượt xem

Đọc đoạn trích: Có rất nhiều người luôn muốn để công việc trước mắt sang hôm sau mới làm, cho rằng ngày mai nỗ lực hơn một chút là được. Hoặc sẽ liệt ra một số kế hoạch, cho rằng những kế hoạch này không phù hợp với bản thân. Còn có những người thường xuyên nói những câu cửa miệng như “Mệt quá”, “Bận quá”, nói rằng ngày mai sẽ cố gắng hơn. Bạn có những suy nghĩ như vậy, chứng tỏ bạn đã từ bỏ nỗ lực. Nỗ lực luôn đòi hỏi chúng ta bắt tay vào làm. Ngay cả việc “bắt tay làm ngay” mà bạn cũng không làm được, vậy thì nỗ lực sao đây? Nếu nói rằng bận, không có thời gian, vậy thời gian đâu ra để bạn đọc tiểu thuyết trên mạng, thời gian đâu ra để chát chít, thời gian đâu ra để lướt web mua sắm? Có kế hoạch mà không có hành động, chỉ khiến bạn càng trở nên lười biếng, càng trở nên không có động lực, thậm chí còn huỷ hoại bản thân. Hậu quả của việc không hành động rất nghiêm trọng, đầu tiên nó là sự chần chừ, tiếp đến sẽ trở thành một áp lực vô hình đối với bạn, thậm chí là cưỡng ép bạn, khống chế bạn, khiến bạn cảm thấy cuộc sống thật vô vọng, làm tiêu tan ý chí phấn đấu của bạn, đập vụn mọi niềm tin của bạn. ( Trích “Đừng lựa chọn an nhàn khi còn trẻ”- Cảnh Thiên, NXB Thế giới, 2019) Thực hiện các yêu cầu: a. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. b. Theo tác giả, những suy nghĩ nào khiến chúng ta đã từ bỏ sự nỗ lực? c. Anh/ chị hiểu như thế nào về câu nói trong đoạn trích: Nỗ lực luôn đòi hỏi chúng ta bắt tay vào làm ? d. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm của tác giả: Có kế hoạch mà không có hành động, chỉ khiến bạn càng trở nên lười biếng, càng trở nên không có động lực, thậm chí còn huỷ hoại bản thân không? Vì sao?

2 đáp án
38 lượt xem

Có rất nhiều người luôn muốn để công việc trước mắt sang hôm sau mới làm, cho rằng ngày mai nỗ lực hơn một chút là được. Hoặc sẽ liệt ra một số kế hoạch, cho rằng những kế hoạch này không phù hợp với bản thân. Còn có những người thường xuyên nói những câu cửa miệng như “Mệt quá”, “Bận quá”, nói rằng ngày mai sẽ cố gắng hơn. Bạn có những suy nghĩ như vậy, chứng tỏ bạn đã từ bỏ nỗ lực. Nỗ lực luôn đòi hỏi chúng ta bắt tay vào làm. Ngay cả việc “bắt tay làm ngay” mà bạn cũng không làm được, vậy thì nỗ lực sao đây? Nếu nói rằng bận, không có thời gian, vậy thời gian đâu ra để bạn đọc tiểu thuyết trên mạng, thời gian đâu ra để chát chít, thời gian đâu ra để lướt web mua sắm? Có kế hoạch mà không có hành động, chỉ khiến bạn càng trở nên lười biếng, càng trở nên không có động lực, thậm chí còn huỷ hoại bản thân. Hậu quả của việc không hành động rất nghiêm trọng, đầu tiên nó là sự chần chừ, tiếp đến sẽ trở thành một áp lực vô hình đối với bạn, thậm chí là cưỡng ép bạn, khống chế bạn, khiến bạn cảm thấy cuộc sống thật vô vọng, làm tiêu tan ý chí phấn đấu của bạn, đập vụn mọi niềm tin của bạn. ( Trích “Đừng lựa chọn an nhàn khi còn trẻ”- Cảnh Thiên, NXB Thế giới, 2019) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2: Theo tác giả, những suy nghĩ nào khiến chúng ta đã từ bỏ sự nỗ lực? Câu 3: Anh/ chị hiểu như thế nào về câu nói trong đoạn trích: Nỗ lực luôn đòi hỏi chúng ta bắt tay vào làm? mọi người giúp em với ạ :(

1 đáp án
44 lượt xem