Đọc đoạn trích: Có rất nhiều người luôn muốn để công việc trước mắt sang hôm sau mới làm, cho rằng ngày mai nỗ lực hơn một chút là được. Hoặc sẽ liệt ra một số kế hoạch, cho rằng những kế hoạch này không phù hợp với bản thân. Còn có những người thường xuyên nói những câu cửa miệng như “Mệt quá”, “Bận quá”, nói rằng ngày mai sẽ cố gắng hơn. Bạn có những suy nghĩ như vậy, chứng tỏ bạn đã từ bỏ nỗ lực. Nỗ lực luôn đòi hỏi chúng ta bắt tay vào làm. Ngay cả việc “bắt tay làm ngay” mà bạn cũng không làm được, vậy thì nỗ lực sao đây? Nếu nói rằng bận, không có thời gian, vậy thời gian đâu ra để bạn đọc tiểu thuyết trên mạng, thời gian đâu ra để chát chít, thời gian đâu ra để lướt web mua sắm? Có kế hoạch mà không có hành động, chỉ khiến bạn càng trở nên lười biếng, càng trở nên không có động lực, thậm chí còn huỷ hoại bản thân. Hậu quả của việc không hành động rất nghiêm trọng, đầu tiên nó là sự chần chừ, tiếp đến sẽ trở thành một áp lực vô hình đối với bạn, thậm chí là cưỡng ép bạn, khống chế bạn, khiến bạn cảm thấy cuộc sống thật vô vọng, làm tiêu tan ý chí phấn đấu của bạn, đập vụn mọi niềm tin của bạn. ( Trích “Đừng lựa chọn an nhàn khi còn trẻ”- Cảnh Thiên, NXB Thế giới, 2019) Thực hiện các yêu cầu: a. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. b. Theo tác giả, những suy nghĩ nào khiến chúng ta đã từ bỏ sự nỗ lực? c. Anh/ chị hiểu như thế nào về câu nói trong đoạn trích: Nỗ lực luôn đòi hỏi chúng ta bắt tay vào làm ? d. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm của tác giả: Có kế hoạch mà không có hành động, chỉ khiến bạn càng trở nên lười biếng, càng trở nên không có động lực, thậm chí còn huỷ hoại bản thân không? Vì sao?

2 câu trả lời

a. Phương thức nghị luận

b. Những suy nghĩ khiến chúng ta đã từ bỏ sự nỗ lực: luôn muốn để công việc trước mắt sang hôm sau mới làm, cho rằng ngày mai nỗ lực hơn một chút là được; liệt ra một số kế hoạch, cho rằng những kế hoạch này không phù hợp với bản thân; thường xuyên nói những câu cửa miệng như “Mệt quá”, “Bận quá”, nói rằng ngày mai sẽ cố gắng hơn.

c. Nỗ lực luôn đòi hỏi chúng ta bắt tay vào làm có nghĩa là chỉ có hành động mới chứng tỏ chúng ta có nỗ lực. Chỉ nói mà không làm là nói suông, không phấn đấu, cố gắng. Nỗ lực đi liền với hành động mới đem lại hiệu quả

d. Tôi đồng ý với ý kiến trên bởi vì đưa ra kế hoạch mà không hành động thì sẽ không thực hiện được. Khi đó, chúng ta sẽ thấy thất bại, chán nản, lười biếng hơn. Điều đó sẽ trở thành một vòng lặp hủy hoại ý chí của chúng ta. 

1)phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích:Nghị luận

2)Theo tác giả có kế hoạch mà khong có hành động thì sẽ gây ra hậu quả: khiến bạn càng trở nên lười biếng, càng trở nên không cỏ động lực, thậm chỉ còn huỷ hoại bản thân

3)Câu "Nỗ lực luôn đòi hỏi chúng ta phải bắt tay vào làm" có nghĩa là nếu chúng ta có dự định cho một công việc thì chúng ta phải nỗ lực để thực hiện nó. Và sự nỗ lực ấy phải biểu hiện bằng hành động chứ không phải lời nói

4)Em đồng tình với quan điểm của tác giả. Tất nhiên làm việc gì chúng ta cũng cần lập kế hoạch chi tiết để thuận tiện hơn trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, nếu chỉ lập kế hoạch mà không bắt tay vào hành động thì đó chỉ là kế hoạch "chết" mà thôi. Không có ước mơ nào trở thành hiện thực nếu con người không thực hiện nó. Nếu thói xấu này kéo dài, chúng ta rồi cũng dần bị hủy hoại bởi sự lười biếng, ngại dấn thân, ngại khó, ngại khổ. 

vot minh 5 sao vs cau tra loi hay nhat nhe

Câu hỏi trong lớp Xem thêm