1 câu trả lời
Home/Bài viết/Tin tức sự kiện/Bản tin trung tâm/Thuốc lá – tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường Để phòng chống dịch bệnh COVID - 19 Bộ Y tế khuyến cáo: 1.Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch. 2. Che miệng mũi khi ho hoặc hắt hơi. Đeo khẩu trang ở nơi công cộng. 3. Tập thể dục, ăn chín uống sôi và đủ chất để tăng cường sức khỏe. 4. Thường xuyên lau chùi sàn nhà, tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, vệ sinh các đồ vật bằng chất tẩy rửa. 5. Tăng cường lưu thông không khí trong phòng. 6. Tránh tiếp xúc với người bệnh hoặc người có biểu hiện cúm. 7. Người có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh không nên đi du lịch đến nơi đông người 8. Cần đến ngay cơ sở y tế khi có biểu hiện sốt, ho, khó thở. Thuốc lá – tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường Khoa học đã chứng minh thuốc lá tác động xấu đến sức khỏe. Việc sử dụng thuốc lá ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, xã hội và môi trường sống. Bảo vệ môi trường sống bằng cách không hút thuốc lá. Ảnh minh họa. Bảo vệ môi trường sống bằng cách không hút thuốc lá. Ảnh minh họa. Khói thuốc “sản xuất” ra nhiều hạt muội – yếu tố gây ô nhiễm không khí nguy hiểm nhất đối với sức khoẻ con người – hơn cả khói diesel. Những người hút thuốc có lẽ không biết rằng lượng chất độc họ tạo ra khi hút ba điếu thuốc nhiều gấp 10 lần lượng chất độc do một chiếc xe hơi thải ra. Hút thuốc là nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm không khí trong nhà, nơi làm việc, trường học, khu vực công cộng do khói thuốc thải ra ngoài không khí hàng ngàn chất hóa học độc hại. Ngoài tác hại đối với sức khỏe thì thuốc lá cũng góp phần không nhỏ vào việc hủy hoại môi trường. Các đầu mẩu thuốc lá và vỏ bao sau khi sử dụng sinh ra một khối lượng rác thải lớn; ước tính mỗi năm có tới 4.500 tỷ đầu lọc thuốc lá thải ra ngoài môi trường. Không chỉ là rác thải bẩn, đầu lọc thuốc lá còn gây hại cho các sinh vật dưới nước nếu bị bỏ lại trên bãi biển, sông, hồ hoặc trôi xuống cống thoát nước vì phải mất từ 5 – 7 năm mới phân hủy hết. Ở Việt Nam, từ lâu hút thuốc lá đã trở thành thói quen xấu của nhiều người. Chúng ta thường bắt gặp ở những quán nước, quán ăn, công trường, cơ quan, đơn vị… nhiều người, mọi lứa tuổi đều phì phèo điếu thuốc trên môi. Hằng năm, có 40 nghìn người Việt Nam chết vì các bệnh do thuốc lá. Một khảo sát của Bộ Y tế được tiến hành với hơn 2 nghìn người có và không hút thuốc lá tại 5 tỉnh, thành (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đồng Tháp và Thái Bình) cho thấy: 75% số người hút thuốc nói họ có nhiều khả năng bỏ thuốc hơn sau khi xem thông điệp truyền thông bằng hình ảnh; gần 80% số người được hỏi cho biết phản đối việc phải tiếp xúc với khói thuốc thụ động tại nơi công cộng. Phụ nữ và trẻ em bị ảnh hưởng thụ động của khói thuốc lá. Việt Nam là một trong những nước có số người hút thuốc lá cao nhất thế giới. Có thể thấy, tác động của thuốc lá ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường rõ rệt như: Phá rừng lấy đất trồng cây thuốc lá, lấy củi sấy thuốc lá. Diện tích đất ở những nơi trồng nhiều cây thuốc lá thường có tình trạng bạc màu, cằn cỗi, đặc biệt ở vùng đồi dốc. Trung bình mỗi vụ trồng thuốc lá dài ba tháng, người nông dân phải sử dụng 16 loại thuốc trừ sâu và nhiều loại phân bón hóa học. Nông dân trồng thuốc lá dễ bị mắc các bệnh liên quan đến việc sử dụng những hóa chất độc hại này. Quá trình sản xuất thuốc lá tạo ra lượng chất thải rất lớn, trong đó ngoài những chất hữu cơ thông thường như bụi than, giấy vụn… và nhiều chất độc khác có trong bụi thuốc lá và môi trường không khí tại nơi sản xuất và khu vực lân cận. Thuốc lá là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh tật và tử vong nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu mọi người thực hiện nghiêm những quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá.