Cảm nhận của anh chị về tâm trạng của nhân vật Chí Phèo qua đoạn trích sau:"Nhưng bây giờ thì hắn tỉnh ...đói rét và ốm đau, và cô đơn"
2 câu trả lời
Nam Cao là nhà văn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Nói về ông là nói tới những tác phẩm về người nông dân và người trí thức mãi để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn đọc. Trong số rất nhiều sáng tác của Nam Cao, không thể không kể đến Chí Phèo. Trong truyện ngắn Chí Phèo, một trong những ấn tượng đậm sâu trong bạn đọc chính là đoạn Chí tỉnh dậy sau đêm ăn nằm với Thị Nở.
Chí Phèo là sáng tác viết về người nông dân trước Cách mạng của Nam Cao đã để lại nhiều ấn tượng trong bạn đọc. Xây dựng hình tượng người nông dân cùng đường, tuyệt lộ với con đường tha hóa, lưu manh hóa, ngòi bút Nam Cao đã thật sự tạo nên dấu ấn đậm sâu trong lòng bạn đọc. Đoạn trích nằm ở phần sau của truyện khi mà Chí Phèo tỉnh dậy sau cơn say mèm và ăn nằm với Thị Nở.
Ta có thể thấy diễn biến tâm lí và đổi thay trong Chí Phèo. Sự đổi thay đến từ nhận thức của Chí. Chí đã không còn là kẻ say mèm mà anh ta tỉnh táo. Tỉnh táo để nhận ra âm thanh cuộc sống nồng nàn, tha thiết: Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Âm thanh cuộc sống bình dị làm sống dậy trong lòng Chí niềm tin, sự tin tưởng vào tương lai phía trước. Tất cả những nhận thức của Chí làm ta thấy được anh ta đã thay đổi. Đặc biệt khi lời nói của Chí cất lên ta thấy thương và xúc động vô cùng: Chao ôi là buồn. Một con quỷ dữ làm sao có thể cất lên tiếng, lên lời bi thương như thế. Chí Phèo đã vượt lên trên dòng cảm xúc đau khổ mà hướng đến những gì bình dị mà tươi đẹp của cuộc sống quanh Chí.
Cùng với nhận thức về cuộc sống, ta thấy trong Chí ước mơ, ước mơ khi hắn nhớ về quá khứ ngày xưa tươi đẹp của hắn. Một bức tranh về ước mơ bình dị của người nông dân lương thiện ấm cúng và bình dị như bao gia đình. "Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm". Cuộc sống gia đình là điều mà Chí hướng đến, là những tươi đẹp trong phần khát khao tâm hồn nơi người nông dân.
Phần lương thiện trở về khi Chí đã thật sự nhìn ra và ý thức về tương lai đau khổ. Đời Chí sẽ đi về đâu khi hắn chỉ sống một cách vật vờ, khi chỉ là một con quỷ dữ như thế. Vì lẽ đó mà mỗi lúc Chí thêm lo, thêm sợ. Ý thức về thời gian trong Chí làm ta thấy thương cảm cho một phần đời đau khổ, bế tắc "Hắn đã già rồi hay sao? Ngoài bốn mươi tuổi đầu...". Càng thương cho Chí, ta thêm phần thấy khổ cho một kiếp người khi mà "Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời.". Nhà văn dã dùng một hình tượng ẩn dụ rất gợi hình "cái dốc" để Chí Phèo hiểu hắn đã trượt dài trong đời như thế nào.
Đoạn văn ngắn nhưng cho bạn đọc bao suy nghĩ về con người và kiếp đời. Những kiếp đời đau khổ, cô độc như Chí sẽ còn tiếp tục như thế nào khi nỗi đau triền miên và bất hạnh cứ liên tiếp trào dâng. Thương cho hoàn cảnh của Chí, ta thêm thấu hiểu về thân phận người nông dân. Sự trở về của nhận thức trong Chí cũng là sự trở về của lương thiện, của phần người tốt đẹp trong người nông dân mà ta cần trân trọng, nâng niu.
Anh chị có suy nghĩ j về diễn biến tâm lý của chí phèo trong đoạn văn khi chia phèo mở mắt trời đã sáng .........sợ đói rét đau ốm