“Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản. Sau đó, không may, anh ta lại làm mất dấu chấm than. Anh bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu. Anh không cảm thán, không xuýt xoa. Không có gì có thể làm anh ta sung sướng, mừng rỡ hay phẫn nộ nữa cả. Đằng sau đó là sự thờ ơ đối với mọi chuyện. Kế đó, anh ta đánh mất dấu chấm hỏi và chẳng bao giờ hỏi ai điều gì nữa. Mọi sự kiện xảy ra ở đâu, dù trong vũ trụ hay trên mặt đất hay ngay trong nhà mình, anh ta cũng không biết. Anh ta đã đánh mất khả năng học hỏi. Đằng sau đó là sự thiếu quan tâm với mọi điều. Một vài tháng sau, anh ta đánh mất dấu hai chấm. Từ đó anh ta không liệt kê được nữa, không còn giải thích được hành vi của mình nữa. Anh ta đổ lỗi cho tất cả, trừ chính mình. Cứ mất dần các dấu, cuối cùng anh ta chỉ còn lại dấu ngoặc kép mà thôi. Anh ta không phát biểu được một ý kiến nào của riêng mình nữa, lúc nào cũng chỉ trích, dẫn lời của người khác. Thế là anh ta hoàn toàn quên mất cách tư duy. Cứ như vậy, anh ta đi đến dấu chấm hết. Thiếu những dấu câu trong một bài văn, có thể bạn chỉ bị điểm thấp vì bài văn của bạn không hay, không ý nghĩa, nhưng đánh mất những dấu câu trong cuộc đời, tuy không ai chấm điểm nhưng cuộc đời bạn cũng vô vị, cũng mất ý nghĩa như vậy. Mong bạn hãy giữ gìn những dấu câu của mình, bạn nhé !” (“Câu chuyện về các dấu câu”- trich “Báo Hoa học trò”) Câu 1. Nội dung của văn bản Câu 2. Mỗi lần đánh mất một dấu câu, “anh ta” đã đánh mất những điều gì? Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào về nội dung được thể hiện trong phần trích: “Cứ mất dần các dấu, cuối cùng anh ta chỉ còn lại dấu ngoặc kép mà thôi. Anh ta không phát biểu được một ý kiến nào của riêng mình nữa, lúc nào cũng chỉ trích, dẫn lời của người khác. Thế là anh ta hoàn toàn quên mất cách tư duy. Cứ như vậy, anh ta đi đến dấu chấm hết.”? Câu 4. Viết đoạn văn từ 5 đến 7 dòng trình bày quan điểm của anh/chị có đồng ý với ý kiến “Thiếu những dấu câu trong một bài văn, có thể bạn chỉ bị điểm thấp vì bài văn của bạn không hay, không ý nghĩa, nhưng đánh mất những dấu câu trong cuộc đời, tuy không ai chấm điểm nhưng cuộc đời bạn cũng vô vị, cũng mất ý nghĩa như vậy”?
2 câu trả lời
1 Nội dung chính của đoạn thơ là khuyên chúng ta không nên đánh mất những dấu câu của đời mình và quên cách tư duy.
2 đánh mất sự cầu kỳ phức tạp trong cuộc sống
Đánh mất những sự cảm thán suýt xoa sự vui sướng mừng rỡ hay phẫn nộ
Sự quan tâm và khả năng học hỏi.
Mất đi sự liệt kê không còn giải thích về việc làm của chính mình
Sự phát biểu ý kiến của riêng mình sự tôn trọng của người khác.
3 . Trong cuộc sống hàng ngày để được người khác tôn trọng ngưỡng mộ thì con người cần phải có tư duy biết lắng nghe và tôn trọng mọi người xung quanh đưa ra những ý kiến cần thiết đúng lúc cho mọi người đừng để đến cuối cùng chỉ còn lại dấu ngoặc kép không còn ai ở bên cạnh và kết thúc cuộc đời bằng một dấu chấm.
4 Nếu muốn cuộc sống mình đa màu sắc mọi người cần phải có cho mình những nét riêng cũng như trong thơ văn cần phải có dấu chấm và dấu phẩy dấu đơn dấu ngoặc kép dấu hai chấm ..... Thực ra là rất nhiều nhưng phải biết bỏ đúng lúc và đúng chỗ chứ không phải lúc nào cũng bỏ cũng như trong cuộc sống thực ra dấu chấm dấu phẩy dấu hai chấm dấu ngoặc đơn ngoặc kép thì không ai bỏ vào vào trong lời nói của chính mình một cách trực tiếp mà họ bỏ vào một cách gián tiếp làm cho người nghe cảm thấy hứng thú với những gì họ đang nói đôi khi phải có dấu chấm hỏi dấu chấm than và dấu cảm ... Nếu như không có những câu hỏi thăm nói chuyện hàng ngày thì chúng ta chẳng khác gì thực vật. Vậy thì tại sao con người lại được xếp vào động vật bậc cao? Đó chính là chúng ta có tư duy có ngôn ngữ ngôn ngữ vậy tại sao chúng ta không vận dụng nó thật tốt để giúp cho cuộc sống tốt hơn vui vẻ và hạnh phúc hơn.
1/ Từ câu chuyện về các dấu câu nhắn nhủ chúng ta bài học về lối sống. Những điều nhỏ nhặt góp phần làm lên những điều lớn lao và ý nghĩa, vì thế hãy giữ cho mình lối sống có mục đích, có lý tưởng, có trách nhiệm, quan tâm đến mọi người xung quanh.
2/ Mỗi lần đánh mất một dấu chấm câu, "anh ta" đã đánh mất:
- Đánh mất dấu phẩy, anh ta đánh mất sự tự tin
- Đánh mất dấu chấm than, anh ta đánh mất cảm xúc
- Đánh mất dấu chấm hỏi, anh ta đánh mất tinh thần học hỏi
- Đánh mất dấu hai chấm, anh ta đánh mất trí tuệ
- Đánh mất dấu ngoặc kép, anh ta đánh mất cái tôi cá nhân, đánh mất sự sáng tạo
>> Cuối cùng anh ta đánh mất tất cả
3/
Lối sống vô cảm, hời hợt, ích kỷ sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng, đó là đánh mất chính mình, chúng ta đánh mất cảm xúc, sự tự tin, tinh thần học hỏi, sáng tạo, cuộc sống sẽ trở lên vô nghĩa, mờ nhạt.
4/
Em đồng ý với ý kiến “Thiếu những dấu câu trong một bài văn, có thể bạn chỉ bị điểm thấp vì bài văn của bạn không hay, không ý nghĩa, nhưng đánh mất những dấu câu trong cuộc đời, tuy không ai chấm điểm nhưng cuộc đời bạn cũng vô vị, cũng mất ý nghĩa như vậy” bởi những dấu câu tưởng đơn giản, có thể bỏ qua nhưng lại có vai trò quan trọng làm lên ý nghĩa của câu, văn bản. Trong phạm nhỏ như một bài văn, nếu thiếu dấu chấm câu bạn có thể chỉ bị điểm thấp nhưng nếu trong cuộc đời, thiếu tư tưởng, thiếu hành động thì sẽ như thế nào? Bạn sợ những điều phức tạp, thờ ơ với mọi chuyện, bạn sẽ trở lên ích kỉ, vô cảm. Từ đó cuộc sống của bạn sẽ trở lên vô nghĩa, không có giá trị và sẽ chả ai nhớ đến bạn nữa, đó là dấu chấm hết của cuộc đời. Vì vậy hãy sống với một trái tim nhiệt thành, bản lĩnh, yêu thương và quan tâm đến mọi người xung quanh để cuộc sống của bạn thật nhiều ý nghĩa.