Tôi từng nói: “Tôi tin là mọi thứ sẽ thay đổi”. Sau đó tôi học được rằng, mọi thứ chỉ thay đổi khi chính tôi thay đổi. Đừng nói: “Nếu có thể thì tôi đã làm rồi” mà hãy nói: “Nếu có thể thì tôi sẽ làm”. Đôi khi, việc bạn chọn cái nào không quan trọng. Quan trọng là bạn phải chọn! Bạn không thể tiến lên nếu không chịu đưa ra quyết định. Chúng ta thường thay đổi bản thân vì một trong hai lý do: niềm cảm hứng hoặc nỗi tuyệt vọng. Nếu không thích hiện tại thì hãy thay đổi nó! Bạn đâu phải là một cái cây. Một trong những cách tốt nhất để bắt đầu thay đổi cuộc đời là làm bất cứ điều gì xuất hiện ở danh sách “Tôi nên làm” trong tâm trí bạn. Mọi dạng thức sống đều nỗ lực vươn tới cực hạn ngoại trừ con người. Một cái cây sẽ mọc cao đến chừng nào?Cao đến hết mức có thể. Trong khi đó con người lại được trao đặc quyền chọn lựa. Bạn có thể chọn là tất cả hoặc ít hơn.Vậy sao không nỗ lực đến cực hạn trước các cách thức và xem mình có thể làm được gì. Đôi khi quá trình quyết định giống như một cuộc chiến nội tâm. Đích đến không thể thay đổi sau một đêm nhưng hướng đi đến đó thì có thể đấy! Sự thiếu quyết đoán là kẻ đánh cắp những cơ hội. (Thay đổi/lựa chọn/quyết định, Jim Rohn, Triết lý cuộc đời, NXB Lao động, 2016, tr25) C1 : Theo tác giả , đâu là điều kiện giúp con người tiến lên ? C2 : Vì sao : " Đôi khi , quá trình ra quyết định giống như một cuộc chiến nội tâm

1 câu trả lời

Câu 1 : Điều kiện để giúp con người tiến lên là : Muốn tiến lên chúng ta phải là người đưa ra quyết định , chính chúng ta phải là người chọn chứ không nên bị động để mọi thứ chọn lại chúng ta .

Câu 2 : Bởi vì khi chúng ta đưa ra một quyết định nào đó , tâm trí chúng ta muốn nhưng trái ngược với đó là lý trí , lý trí đưa ra nỗi sợ hãi , nỗi sợ khi làm việc đó bị thất bại . Do đó hình thành nên hai khối đối lập nhau " nửa muốn , nửa không " bên trong suy nghĩ của chúng ta . Bởi thế chính vì điều đó tác giả mới ví như " đôi khi , quá trình ra quyết định giống như một cuộc chiến nội tâm " .

Chúc học tốt ....

Câu hỏi trong lớp Xem thêm