Câu 3: Nêu hiệu quả của phép đối được sử dụng trong hai câu thơ: Mây giăng ải Bắc trông tin nhạn Ngày xế non Nam bặt tiếng hồng
2 câu trả lời
Phép đối được sử dụng trong hai câu thơ nhằm thể hiện sự trông ngóng càng da diết thì lòng căm uất cũng dâng lên đến tột độ. Nhưng cái da diết thì đã rõ, nhưng còn căm uất với ai? Phải chăng, đó là cái triều đình mục nát, hèn yếu không dám khai chiến chống lại quân xâm lược.
Phép đối “Mây giăng ải Bắc” với “Ngày xế non Nam” và "trông tin nhạn" với "bặt tiếng hồng" diễn tả không gian mênh mông, thời gian dài đằng đẵng. Khắp phương trời từ ngày nọ sang tháng kia đều mịt mờ, đều im bặt mọi tin tức. “Mây giăng ải Bắc”, gợi ra không gian xa vắng, ảm đạm. “Ngày xế non Nam” gợi lên cảm giác tàn lụi. Chim nhạn hay chim hồng đâu mà chẳng thấy để phải ngóng trông vò võ, từ đó biểu hiện cảm động nỗi niềm trông ngóng của nhân vật trữ tình.