Cảm nhận về đoạn trích "tiếng trống thủ không trên cái chòi huyện nhỏ................không có riền để mà cho chúng nó
2 câu trả lời
Được biết đến là cây bút truyện nhắn tài hoa, Thạch Lam đã dâng tặng cho đời những áng văn giàu cảm xúc nhân văn thẩm mĩ. Có người yêu “Cô hàng xóm” , có người thích “Gió lạnh đầu mùa”, người lại mê “Dưới bóng hoàng lan” nhưng qua sự sàng lọc của thời gian, “Hai đứa trẻ” vẫn là tuyệt phẩm hay nhất của Thạch Lam. Pau-top-ski từng nói: “Truyện hay đến một mức độ nào đó thì sẽ thành thơ ”, và “Hai đứa trẻ” là một tác phẩn hay như thế. Bình dị như đời sống và cũng xâu xa như đời sống, “Hai đứa trẻ” là một tứ thơ trữ tình bằng văn xuôi, một thứ hương hoàng lan thanh cao thoảng bay trong chính phố huyện tù đọng, bùn lầy. Bằng ngòi bút giàu chất hiện thực và tấm lòng tràn đầy yêu thương, Thạch Lam đã dựng nên một bức tranh chân.thực đầy cảm xúc về cuộc sống nghèo khổ của những lớp người cực khổ nơi phố huyện quẩn quanh bế tắc.
Thạch Lam từng có những qua điểm nghệ thuật sâu sắc, tiến bộ: “Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, lẩn khuất khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật tầm thường. Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở những chỗ k ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật để cho người đọc trông nhìn và thưởng thức”. Truyện mở ra với sự cảm nhận về thính giác của tác giả một cách tinh tế. Tiếng trống thu không đơn điệu, rời rạc chậm buồn, từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Những ngọn gió hoang vu từ đâu đưa về những âm thanh buồn tẻ của động quê, tiếng ếch nhái văng vẳng, tiếng muỗi vo ve. Tuy nhiều âm thanh sống động nhưng lại không gợi ra sự tươi vui náo nhiệt mà lại gợi ra sự tĩnh lặng. Không chỉ cảm nhận tinh tế vì thính giác mà tác giả còn có những cảm nhận chân thực về thị giác. Cảnh chiều tà mở đầu truyện thật ám ảnh. Phương tây đỏ rực như lửa cháy, những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn và bóng tối gập dần đầy. Đọc những câu văn mở đầu, ta như đang lạc vào thế giới hội họa của Thạch Lam với những nét vẽ chân thực mà giản dị trên bức tranh phố huyện. Có thể thấy bức tranh của Thạch Lam chứa đầy những gam màu tươi sáng trong hội hòa, ấy vậy mà nó vẫn gợi lên sự buồn tẻ, sự lụi tàn. Thật giống như câu thơ của Huy Cận “Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”. Đặc biệt nhất phải đề ý tới một đường nét vô cùng thú vị, đó là hình ảnh dãy tre làng trước mặt cắt hình rõ rệt trên nền trời. Khi trời nhá nhem tối, phía tây bầu trời sẽ trở nên sáng nhất thì khi nhìn bất cứ một vật gì, ta đều thấy vật đó đen lại và cắt hình rất rõ trên nền trời sáng rực. Tất cả tạo nên sự ảm đạm trong bức tranh thiên nhiên của Thạch Lam. Cái khoảnh khắc ngày tàn sao mà thấm thía, u buồn, tẻ nhạt đến vậy. Một nỗi buồn man mác mà thấm thía cứ dội vào tâm hồn cô bé Liên và người đọc
Hoàng hôn buông, chợ họp giữa phố vãn từ lâu, chỉ còn thấp thoáng vài bóng người bán hàng về muộn đang thu xếp hàng hóa. Rồi những người ấy ra về, chỉ còn bãi chợ lặng ngắt, trống trơ. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị,… và một mùi ẩm mốc rất đặc trưng của phiên trợ nghèo. Mấy đứa trẻ lom khom đi đi lại lại tìm tòi, nhặt nhạnh thanh tre, thanh nứa hay bất cứ thứ gì có thể dùng được của những người bán hàng còn để lại. Kiếp sống của những đứa trẻ nhặt rác sao lầm lũi, cơ cực, vô vọng đến vậy. Cảnh chợ quê, chợ huyện vốn đã nghèo xơ xác, tiêu điều nay lại càng tiêu điều, xác xơ hơn. Cảnh vật trong truyện của Thạch Lam thật khiến ta nhớ đến những câu thơ trong “Tràng Giang” của Huy Cận:
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Cùng chung cản sống nghèo đói cơ cực với những đứa trẻ bới rác là hai chị em Liên. Trước đây, cả nhà Liên sống ở Hà Nội khá giả sung túc. Vì thầy Liên mất việc, cánh nhà sa sút, cả nhà phải rời Hà Nội hoa lệ trở về bươn chải kiếm sống. Mẹ Liên làm nghề hàng sáo. Hai chị em dù đang tuổi ăn chơi đã phải mưu sinh kiếm sống dựa vào cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu, tuềnh toàng với mấy thứ hàng rẻ tiền, lèo xèo. Buôn bán lại ế ẩm, suốt cả một ngày chợ phiêm mà đâu có bán được thứ gì ngoài mấy thứ lặt vặt, cỏn con. Chán nản, ngao ngán, Liên còn không buồn tinh tiền hàng. Nỗi thèm muốn của hai chị em thật bình dị là hàng đêm được tụ họp, vui đùa lũ trẻ trên phố mà cũng không thể được. Phút vui ngắn ngủi của chị em là hàng đêm ngồi trên chiếc chõng tre cũ nát lặng nhìn phố huyện trong đêm tối.
Khép lại đoạn văn mở đầu truyện ngắn về cảnh thôn quê phố huyện nghèo khổ, ta thấy rõ được tài năng của Thạch Lam. Hẳn phải là con người từng gắn bó một thời gian dài với thôn quê, thiên nhiên thì ông mới có được cảm nhận tinh tế và chân thực đến thế. Nét vẽ của Thạch Lam không cầu kì, kiểu cách mà trái lại, nó vông cùng mộc mạc, giản dị. Ấy vậy mà những nét vẽ ấy vẫn có sức lôi cuốn tâm trí người đọc một cách lạ thường. Không như một số nhà văn cùng thời hướng ngòi bút về cuộc sống khốn khổ của nhân dân lao động về sự tha hóa, sụ nhấn chìm con người dưới bùn đen như Nam Cao, Ngô Tất Tố,…Thạch Lam chọn cho mình một lối đi riêng cùng những thứ bình dị, nhỏ nhặt. Nhưng không vì thế mà truyện ngắn của Thạch Lam mất đi tình cảm nhân đạo, lòng yêu thương con người. Với sứ mệnh của nhà văn chân chính, bằng ngòi bút nhân văn giàu xúc cảm, ông đã bày tỏ tình yêu thương đối với những con người nghèo khổ. Phải chăng đó chính là thứ mê hương có sức hút lạ thường, lôi cuốn người đọc đến với những trang văn của Thạch Lam? Có lẽ vậy, bởi Thạch Lam là người có biệt tài về thiên truyện ngắn “truyện không có truyện”.
Gửi bé nà