“Nhưng người đàn bà ấy lại chính là thị Nở, một người ngẩn ngơ như những người đần trong cổ tích và xấu ma chê quỷ hờn. Cái mặt của thị đích thực là một sự mỉa mai của hóa công: nó ngắn đến nỗi người ta có thể tưởng bề ngang lớn hơn bề dài, thế mà hai má nó lại hóp vào mới thật là tai hại, nếu má nó phinh phính thì mặt thị lại còn được hao hao như mặt lợn, là thứ mặt vốn nhiều hơn người ta tưởng, trên cổ người. Cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bành bạnh muốn chen lẫn nhau với những cái môi cũng cố to cho không thua cái mũi: có lẽ vì cố quá cho nên chúng nứt nở như rạn ra. Ðã thế thị lại ăn trầu thuốc, hai môi dày được bồi cho dày thêm, cũng may quyết trầu sánh lại, che được cái màu thịt trâu xám ngoách. Ðã thế những cái răng rất to lại chìa ra: ý hẳn chúng nghĩ sự cân đối chữa được một vài phần cho sự xấu. Ðã thế thị lại dở hơi; đó là một ân huệ đặc biệt của Thượng đế chí công; nếu sáng suốt thì người đàn bà ấy sẽ khổ sở ngay từ khi mua cái gương thứ nhất. Và thị lại nghèo nếu trái lại, ít nhất đã có một đàn ông khổ sở. Và thị lại là dòng giống của một nhà có mả hủi: cái này khiến không một chàng trai nào phải phân vân. Người ta tránh thị như tránh một con vật rất tởm. Ngoài ba mươi tuổi, thị vẫn chưa có chồng. Ở cái làng Vũ Ðại này người ta kết bạn từ khi lên tám, và có khi có con từ lúc mười lăm; không ai đợi đến năm hai mươi đẻ đứa con thứ nhất. Cứ nhìn tình hình ấy thì ta nói quách: thị Nở không có chồng. (Trích Chí Phèo – Nam Cao) Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. (1.0đ) Câu 2: Chỉ ra các chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật thị Nở (1.0đ) Câu 3: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn văn sau: “Ðã thế thị lại ăn trầu thuốc, hai môi dày được bồi cho dày thêm, cũng may quyết trầu sánh lại, che được cái màu thịt trâu xám ngoách. Ðã thế những cái răng rất to lại chìa ra: ý hẳn chúng nghĩ sự cân đối chữa được một vài phần cho sự xấu. Ðã thế thị lại dở hơi; đó là một ân huệ đặc biệt của Thượng đế chí công; nếu sáng suốt thì người đàn bà ấy sẽ khổ sở ngay từ khi mua cái gương thứ nhất.” (2.0đ) Câu 4: Nêu nhận xét của anh, chị về nhân vật thị Nở. (1.0đ)
1 câu trả lời
`1.` PCNN: Nghệ thuật
`2.` Các chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật thị Nở:
`+`Cái mặt của thị đích thực là một sự mỉa mai của hóa công: nó ngắn đến nỗi người ta có thể tưởng bề ngang lớn hơn bề dài, thế mà hai má nó lại hóp vào mới thật là tai hại, nếu má nó phinh phính thì mặt thị lại còn được hao hao như mặt lợn, là thứ mặt vốn nhiều hơn người ta tưởng, trên cổ người.
`+`Cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bành bạnh muốn chen lẫn nhau với những cái môi cũng cố to cho không thua cái mũi: có lẽ vì cố quá cho nên chúng nứt nở như rạn ra.
`+`hai môi dày được bồi cho dày thêm, cũng may quyết trầu sánh lại, che được cái màu thịt trâu xám ngoách.
`+`Ðã thế những cái răng rất to lại chìa ra
`->`Một người ngẩn ngơ như những người đần trong cổ tích và xấu ma chê quỷ hờn.
`3.`
Biện pháp tu từ:
`+`Điệp: Đã thế...
`+`Liệt kê: những cái răng rất to lại chìa ra; thị lại dở hơi;...
`+` Nói quá
`+` So sánh: chúng nứt nở như rạn ra.”
`=>` Tác dụng: thể hiện sự xấu xí, dở hơi của nhân vật thị Nở.
`4.`
`-`Nhận xét: Nhận xét của tôi về nhân vật thị Nở: Thị Nở là một người phụ nữ nông dân nghèo khổ, xấu xí, dở hơi. Tuy nhiên, thị cũng là một người phụ nữ giàu tình cảm, nhân hậu. Thị là người đã đánh thức bản chất lương thiện trong con người Chí Phèo, đưa Chí trở về với cuộc sống lương thiện.