• Lớp 11
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
1 đáp án
33 lượt xem

Mang tiền về cho mẹ Đọc văn bản sau: Mang tiền về cho mẹ, đừng mang ưu phiền về cho mẹ. Ừ, là đồng tiền lao động chân chính chắt chiu mồ hôi nước mắt đấy. Người mẹ ấy, đứa con ấy với đồng tiền mang về ấy cũng có thể đã từng san sẻ cho những người mẹ khổ khác. Vòng luân chuyển của yêu thương. Nhưng ai biết tiền và ưu phiền lắm khi lại chỉ là một. Nhiều tiền lắm khi lại gây ra nỗi muộn phiền đáng sợ nhất. Với những người coi tiền là tất cả, là trên hết. Thế giới đã khác, tiền có khác đi không? Cảm giác khá nhiều người trong đó có tôi hồi hộp lẫn thảng thốt chờ đợi thời khắc cuối cùng của năm 2021 trôi qua. Điều ít thấy vào thời điểm này những năm trước đó, khi mọi thứ đều có vẻ như bình thường đến nhàm chán. Như chỉ việc thò tay vào túi là lấy ra được món đồ có sẵn tên là “ngày mai”. Giờ đây thời gian chính là kẻ bất định nhất, nắm chặt trong tay nó là mẩu giấy nhỏ gấp kín ghi câu trả lời mà cả nhân loại chưa thể đoán định. Thời gian, tình đồng loại chứ không hẳn là tiền lúc này mới là biệt dược của niềm hy vọng. Rằng ngày mai sẽ là ngày khác như là câu kinh điển trong Cuốn theo chiều gió. Thế giới này, có tiền, mẹ có thật là hết ưu phiền không? Mang gì về cho mẹ? Mẹ tôi “trả nhớ về không” đã nhiều năm rồi, mang gì về cho mẹ? (Trích Mang gì về cho mẹ? Báo Tiền Phong ngày 1/1/2022) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản. Câu 2. Vì sao tác giả cho rằng tiền và ưu phiền lắm khi lại chỉ là một? Câu 3. Theo tác giả, cụm từ “trả nhớ về không” trong câu Mẹ tôi “trả nhớ về không” đã nhiều năm rồi có nghĩa gì? Câu 4. Theo anh/chị, thế giới này, có tiền, mẹ có thật là hết ưu phiền không? Vì sao?

1 đáp án
27 lượt xem
2 đáp án
24 lượt xem
2 đáp án
21 lượt xem

Giúp Mình Với Mọi Người Ơi Trong tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao viết: “Thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt mình hình như ươn ướt. Bởi vì lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho. Xưa nay, nào hắn có thấy ai tự nhiên cho cái gì. Hắn vẫn phải doạ nạt hay giật cướp. Hắn phải làm cho người ta sợ. Hắn nhìn bát cháo bốc khói mà bâng khuâng. Thị Nở thì chỉ nhìn trộm hắn, rồi lại toe toét cười. Trông thị thế mà có duyên. Tình yêu làm cho có duyên. Hắn thấy vừa vui lại vừa buồn. Và một cái gì nữa, giống như là ăn năn. Cũng có thể như thế lắm. Người ta hay ăn năn hối hận về tội ác khi không đủ sức để ác nữa. Thị Nở giục hắn ăn nóng. Hắn cầm lấy bát cháo đưa lên mồm. Trời ơi cháo mới thơm làm sao! Chỉ khói xông vào mũi cũng đủ làm người nhẹ nhõm. Hắn húp một húp và nhận ra rằng: những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo rất ngon. Nhưng tại sao mãi đến bây giờ hắn mới nếm vị mùi cháo? ...Bát cháo húp xong rồi, thị Nở đỡ lấy bát cháo và múc thêm bát nữa. Hắn thấy mình vã bao nhiêu mồ hôi. Mồ hôi chảy ra trên đầu, trên mặt, những giọt to như giọt nước. Hắn đưa tay áo quệt ngang một cái, quệt mũi cười rồi lại ăn. Hắn càng ăn, mồ hôi lại càng nhiều. Thị Nở nhìn hắn, lắc đầu thương hại. Hắn thấy lòng thành trẻ con. Hắn muốn làm nũng với thị như với mẹ. Ôi sao mà hắn hiền, ai dám bảo đó là thằng Chí Phèo vẫn đập đầu, rạch mặt mà đâm chém người?... Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác không thể được. Họ sẽ thấy rằng hắn cũng có thể không làm hại được ai. Họ sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện...” (Trích “Chí Phèo” – Nam Cao – SGK Ngữ văn học kì I – NXBGD) Phân tích nhân vật Chí Phèo trong đoạn trích trên. Từ đó liên hệ với một tác phẩm văn học khác mà em biết để nhận xét về tư tưởng nhân đạo mới mẻ, sâu sắc trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao?

1 đáp án
22 lượt xem

Đọc đoạn trích: Trái tim con người cũng giống như một trạm kiểm soát vậy. Trong nhiều năm, tôi đã quyết định nhiều thứ theo cách mà tôi cho rằng nó nên như thế. Tôi cố gắng kiểm soát cuộc đời mình. Đôi lúc, tôi áp đặt cách giải quyết của mọi người khiến mọi chuyện trở nên thật tồi tệ. Dần dần, tôi nhận ra suy nghĩ chính là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của bản thân. Một vài người nói rằng họ đã cố gắng điều khiển mọi thứ thuộc về bản thân nhưng tất cả vẫn không như ý muốn; rằng họ không biết phải làm sao một khi không kiểm soát được suy nghĩ và hành động của mình; rằng điều gì sẽ xảy ra nếu họ mất đi niềm tin và bị tổn thương quá nhiều? Nếu có lúc nào bạn rơi vào tình trạng bế tắc như vậy, hãy nhớ bất cứ con đường nào cũng chứa đầy chông gai, thử thách. Những lúc ấy, bạn nên dành thời gian để nhìn nhận lại bản thân, đừng bao giờ đánh mất niềm tin yêu cuộc sống. Và để mọi thứ bắt đầu, hãy dạo một khúc nhạc vui tươi trong tâm hồn. Hãy lắng nghe và cảm nhận xem có phải đó là bản nhạc hay nhất mà bạn từng trải nghiệm? (Wayne Cordeiro – Thái độ quyết định thành công, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2016, tr.100) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Theo tác giả, đâu là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của bản thân? Câu 3. Theo anh/chị chúng ta có thể làm gì để không mất đi niềm tin trong cuộc sống? Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao?

1 đáp án
23 lượt xem
1 đáp án
22 lượt xem
1 đáp án
40 lượt xem

Anh / Chị hãy lấy dẫn chứng cho các luận điểm sau để làm sáng tỏ vẻ đẹp tâm hồn nhân vật Liên . - Luận điểm 1 Liên là người nhạy cảm và tinh tế , cảm nhận được mọi biến thái tinh vi của thiên nhiên : ........................................................................................ ............................................................................................................................... - Luận điểm 2 Liên là người gắn bó thiết tha với quê hương : ..................................................................................................................................... - Luận điểm 3 giàu tình yêu thương và sự cảm thông : .......................................................................................................................................................................................................................................................................... - Luận điểm 4 Liên luôn khao khát , mơ tưởng về một thế giới mới, tươi đẹp hơn ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... (Bài hai đứa trẻ nha)

1 đáp án
45 lượt xem

Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, làm họ dụi mắt lia lịa. Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo: - Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?... Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Câu 5. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. Câu 6. Anh/chị nhận xét như thế nào về hành động “vái người tù một vái, chắp tay nói” của viên quản ngục? Câu 7. Anh (chị) có suy nghĩ gì về nhân vật Quản ngục trong cảnh cho chữ trên? Câu 8. Hãy cho biết, Huấn Cao cho chữ trong hoàn cảnh nào? Câu 9. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: “Trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ.”. Câu 10. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “Cảnh cho chữ chính là một cuộc hạnh ngộ của hai tâm hồn tri kỉ.” hay không? Vì sao? Câu 11. Theo anh (chị), câu nói sau có ý nghĩa gì: “Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.”?

1 đáp án
34 lượt xem
2 đáp án
37 lượt xem

Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường. Với chuyến du thuyền đang khóc giữa đại dương Mình mở cửa đón họ vào bến cảng Chẳng phải bởi vì mình không lo dịch nạn Mà chỉ là vì mình không thể thờ ơ. Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa “Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại” Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên… (Đất nước ở trong tim, Chu Ngọc Thanh) Câu 1. Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt của văn bản? Câu 2. Xác định phong cách ngôn ngữ và thể loại văn bản? Câu 3. Văn bản trên nói về sự kiện gì? Việc trích dẫn ý kiến của Thủ tướng trong đoạn thơ có tác dụng gì? Câu 4: Nêu cách hiểu của em về hai câu thơ sau: Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên. Câu 5. Chỉ ra những cụm từ trong đoạn trích diễn tả hành động tích cực của đất nước mình trước dịch bệnh hiểm nguy ngày càng lan rộng? Nhận xét về những hành động đó? Câu 6. Anh/Chị hãy nhận xét về phẩm chất người Việt trong dịch bệnh Covid–19 được tác giả gợi lên trong đoạn trích. Câu 7.  Nêu cách hiểu của em về dòng thơ “Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại”?

1 đáp án
38 lượt xem

“… Có gì đâu, có gì đâu Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều Rễ siêng không sợ đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm…” (Trích "Tre Việt Nam", Nguyễn Duy) Câu 1. Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt của văn bản? Câu 2. Xác định phong cách ngôn ngữ và thể loại văn bản? Câu 3. Tìm và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ qua khổ thơ sau: Rễ siêng không sợ đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành Câu 4. Trình bày cách hiểu của em về ý nghĩa của câu thơ “Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm” ? Câu 5.. Chỉ ra và nêu hiệu quả của hai từ láy trong đoạn thơ trên. Câu 6. Xác định và nêu tác dụng của biên pháp tu từ trong hai câu thơ: "Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm…” Câu 7. Anh/chị hãy chỉ ra những phẩm chất của cây tre qua đoạn thơ sau: Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm

1 đáp án
41 lượt xem