Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường. Với chuyến du thuyền đang khóc giữa đại dương Mình mở cửa đón họ vào bến cảng Chẳng phải bởi vì mình không lo dịch nạn Mà chỉ là vì mình không thể thờ ơ. Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa “Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại” Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên… (Đất nước ở trong tim, Chu Ngọc Thanh) Câu 1. Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt của văn bản? Câu 2. Xác định phong cách ngôn ngữ và thể loại văn bản? Câu 3. Văn bản trên nói về sự kiện gì? Việc trích dẫn ý kiến của Thủ tướng trong đoạn thơ có tác dụng gì? Câu 4: Nêu cách hiểu của em về hai câu thơ sau: Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên. Câu 5. Chỉ ra những cụm từ trong đoạn trích diễn tả hành động tích cực của đất nước mình trước dịch bệnh hiểm nguy ngày càng lan rộng? Nhận xét về những hành động đó? Câu 6. Anh/Chị hãy nhận xét về phẩm chất người Việt trong dịch bệnh Covid–19 được tác giả gợi lên trong đoạn trích. Câu 7. Nêu cách hiểu của em về dòng thơ “Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại”?
1 câu trả lời
1.
Thể thơ: tự do
PTBĐ: nghị luận
2.
Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật
3.
Bài thơ trên nói về sự kiện:
- Dịch cúm Covid-19 đang diễn ra và sự đoàn kết của cả nước trước đại dịch.
- Tấm lòng nhân ái của đất nước ta với láng giềng và công dân các nước khác trên du thuyền.
- Trách nhiệm của chính phủ Việt Nam với công dân của mình ở vùng dịch.
Việc trích dẫn của Thủ tướng có tác dụng:
- Làm bài thơ trở nên sinh động, hấp dẫn, giàu tính biểu cảm, giàu sức thuyết phục.
- Thể hiện tinh thần, truyền thống nhân văn cao đẹp của con người Việt Nam: tinh thần tương thân tương ái của người Việt và trách nhiệm cao cả, sự quan tâm lớn lao của chính phủ với công dân của mình.
#Nhimato gửi!