Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi ăn bát cháo hành của Thị Nở Thân bài và kết bài Không chép mạng ạ

1 câu trả lời

Chí Phèo đang vẩn vơ nghĩ về đời mình thì thị mang đến một nồi cháo hành. Sự quan tâm mộc mạc, giản dị chân tình ấy đã làm tâm hồn Chí đổi thay đến bất ngờ, mạnh mẽ. Lòng Chí trào dâng bao cảm xúc: bâng khuâng, ngỡ ngàng, ngạc nhiên, vui mừng, xúc động rồi lại nuối tiếc, buồn tẻ, xót xa, lại có cái gì như là ăn năn hối hận nữa. Chí ngỡ ngàng ngạc nhiên, cảm động đến ứa nước mắt. Vì đây là lần đầu tiên hắn không phải dọa nạt, đâm chém mà vẫn có cái ăn. Lần đầu tiên, hắn được một người đàn bà chăm sóc ân tình. Nhưng Chí không khỏi ngậm ngùi, cay đắng, buồn tủi, xót xa vì mãi đến tận bây giờ hắn mới được nếm mùi cháo. Cái hạnh phúc giản dị, đơn sơ khiền người ta thấy tội nghiệp sao lại đến với Chí muộn màng đến như vậy. Chí còn hối hận, ăn năn. Hành động của Thị Nở đã làm Chí suy nghĩ nhiều và Chí bông ngộ ra một điều rằng: Chí có thể làm bạn được sao lại gây kẻ thù. Dù rất hiếm hoi nhưng trên cõi đời vẫn còn có những vòng tay yêu thương, vẫn còn những tấm lòng nhân ái, bao dung. Trong đoạn văn diễn tả sự hồi sinh của Chí Phèo khi đón nhận bát cháo hành của Thị Nở, chi tiết Chí Phèo khóc có lẽ là chi tiết ấn tượng nhất. Có thể nói, Nam Cao luôn tin vào nước mắt của con người bởi một khi họ khóc có nghĩa là trong người họ vẫn cón chút lương thiện, nó chưa bị hủy hoại hoàn toàn mà vẫn sống âm thầm lặng lẽ. Vậy là chính tình người mộc mạc, giản dị của Thị Nở đã làm hồi sinh tình người trong Chí. Cái lốt quy dữ được lột bỏ, bản chất lương thiện đã hồi sinh trở lại.

Khi tính người trờ về, lòng Chí nảy sinh tình cảm với Thị Nở. Trong khi ăn cháo, Thị Nở nhìn chộm Chí rồi lại toe toét cười. Trông Thị thế mà có duyên, tình yêu làm cho có duyên. Và chính tình yêu và chỉ có tình yêu mới làm cho cháo hành có hương vị thơm ngon, ngọt ngào chưa từng có. “Hắn húp một húp và nhận ra rằng những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo rất ngon. Cháo được nấu bởi tay của Thị Nở mà vẫn thấy ngon. Chí có tình yêu và chính tình yêu mới làm nên điều đó”. Yêu thương, trân trọng Thị Nở bao nhiêu, Chí càng căm ghét con quỷ cái nhà bá kiến bấy nhiêu. Cái con quỷ lẳng lơ, đĩ thõa chỉ lợi dụng Chí chứ chưa bao giờ yêu Chí. Chí cảm thấy nhục chứ không thấy yêu đương gì.

 

Hương vị ngọt ngào của bát cháo hành, tình yêu thương ngày càng thấm sâu vào tâm hông Chí khiến chí như được lột xác, tái sinh. Chí thay đổi hoàn toàn cả về bộ dạng lẫn tâm tính. Nói chính xác hơn là Chí trở lại với diện mạo và tính cách của một người lương thiện. Chí còn muốn trở lại với cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện. Chí đặt tất cả niềm tin hi vọng vào Thị Nở. Hơn thế nữa, Chí đã có hành động vô cùng táo bạo và lãng mạn: Chí tỏ tình và cầu hôn Thị Nở. Dĩ nhiên cách tỏ tình của Chí Phèo rất mộc mạc và chất phác. Được Thị Nở ưng thuận, Chí vô cùng sung sướng hạnh phúc. Từ đây, Chí sẽ có một tổ ấm gia đình, từ đây, Chí trở lại được làm người lương thiện. Đó là khát khao lớn nhất của Chí.

Như vậy, không chỉ dừng lại ở việc tả “cái bề ngoài của xã hội”, của cuộc sống con người, Nam Cao đã đi sâu vào nội tâm nhân vật. Với những trang văn sống động mà chân thực, Nam Cao đã đưa chủ nghĩa hiện thực Việt Nam lên đến trình độ mới, hội nhập với quốc tế: từ chủ nghĩa tả chân lên đến chủ nghĩa hiện thực tâm lí. Không chỉ bộc lộ cảm quan hiện thực sâu sắc, đoạn văn còn thấm đượm tình cảm sâu sắc, cao đẹp, tiến bộ của Nam Cao. Có thể nói, đoạn văn diễn tả nội tâm của nhân vật Chí Phèo khí đón nhận bát cháo hành của Thị Nở là đoạn văn hay và để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc nhất. Ở đó, ta có thể thấy rằng dù con người có bị tha hóa và bị đẩy xuống vũng bùn đen đến đâu thì thẳm sâu trong tâm hồn họ, vẫn có một mầm non lương thiện đang sống âm thầm, lặng lẽ. Nuôi dưỡng mầm cây non đó, Nam Cao đã dìu dắt Chí trở về với cõi thiện. Vậy là bằng ngòi bút chứa chan tình yêu thương con người, cũng như Thạch Lam, Nam Cao đã hoàn thành sứ mệnh của một nhà văn chân chính.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm