2 câu trả lời
- Bước 1: Người phỏng vấn (NPV) giới thiệu về mình và nói qua về thứ tự phỏng vấn.
- Bước 2: NPV đặt câu hỏi phù hợp về doanh nghiệp và vị trí công việc.
- Bước 3: NPV đặt các câu hỏi để kiểm tra độ chính xác của thông tin ứng viên trong hồ sơ
- Bước 4: NPV đặt các câu hỏi tình huống hoặc hành vi cho ứng viên.
+ Bước 1: Người phỏng vấn (NPV) giới thiệu về mình và nói qua về thứ tự phỏng vấnỞ bước đầu tiên, người phỏng vấn sẽ giới thiệu qua về bản thân và nói sơ qua cho ứng viên biết về trình tự phỏng vấn.
Bước này là nền tảng để bạn hiểu hơn về người sẽ phỏng vấn mình cũng như buổi phỏng vấn mình sẽ trải qua. Bạn sẽ trở nên chủ động và linh hoạt hơn trong việc ứng phó với các tình huống mà nhà tuyển dụng (NTD) đưa ra.
Người phỏng vấn cung cấp một số thông tin cần thiết cho ứng viên+ Bước 2: NPV đặt câu hỏi phù hợp về doanh nghiệp và vị trí công việcHiểu biết về doanh nghiệp và vị trí công việc mình sẽ ứng tuyển là điều mà mọi ứng viên đều phải trang bị. Sau bước giới thiệu, nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ hỏi ứng viên về 2 mảng này.
Họ sẽ đặt ra cho bạn những câu hỏi như: “Bạn biết gì về công ty của chúng tôi? Bạn hiểu gì về công việc mà bạn đang muốn ứng tuyển?”, …
+ Bước 3: NPV đặt các câu hỏi để kiểm tra độ chính xác của thông tin ứng viên trong hồ sơBước 3 là bước nhà tuyển dụng kiểm tra, đánh giá độ xác thực của thông tin trong hồ sơ ứng viên bằng cách đặt ra nhiều câu hỏi khác nhau.
Hãy nhớ rằng thông tin chi tiết trong CV hay thư Cover letter phải giống với câu trả lời thực tế thì chắc chắn sẽ tạo được ấn tượng tốt với NTD. Lý do ư? Bởi vì điều đó chứng tỏ bạn trung thực, không vì muốn “tạo nét” mà đưa ra những thông tin sai lệch với thực tế.
Người phỏng vấn đặt câu hỏi để kiểm tra thông tin trong hồ sơ ứng viên+ Bước 4: NPV đặt các câu hỏi tình huống hoặc hành vi cho ứng viênBước 4 để NTD đánh giá khả năng cụ thể của từng ứng viên và sàng lọc xem đâu là ứng viên thích hợp nhất với vị trí họ đang tuyển.
Đây là bước cực kỳ quan trọng với các ứng viên bởi đây mới thực sự là lúc bạn thể hiện bản thân trước mặt nhà tuyển dụng. Hãy hành xử 1 cách thông minh, khéo léo nhưng vẫn giữ được sự trung thực. Điều ấy sẽ làm NPV đánh giá cao bạn hơn. Hãy nhớ tránh việc lan man, dài dòng và trả lời lệch trọng tâm của câu hỏi!
+ Bước 5: Ứng viên đưa ra câu hỏi cho nhà tuyển dụngĐây cũng là một bước khá quan trọng bởi ngay cả với 1 hành động nho nhỏ là bạn đưa ra câu hỏi cho NPV, họ cũng có thể đánh giá sự khéo léo, linh hoạt và mức độ quan tâm đến công việc của bạn.
Lưu ý là bạn hãy tập trung vào những câu hỏi về công việc bạn sẽ đảm nhiệm và doanh nghiệp bạn sẽ ứng tuyển.
Ứng viên đưa ra câu hỏi cho nhà tuyển dụng+ Bước 6: Phỏng vấn kết thúc và đánh giá kết quảSau khi có được đủ thông tin mình cần, NTD sẽ tổng kết sơ qua buổi phỏng vấn vừa diễn ra và thông báo ứng viên trở về và đợi kết quả. Ứng viên thích hợp sẽ sớm nhận được thông báo về việc họ được nhận và thời gian bắt đầu thử việc còn những ứng viên không được chọn cũng sẽ được thông báo rằng mình chưa đủ tiêu chuẩn.
Hy vọng với những chia sẻ trên của Tin tức việc làm, các bạn đã nắm được khái niệm quy trình là gì, quy trình phỏng vấn là gì và các bước trong quy trình phỏng vấn xin việc. Đây chắc chắn là những thông tin vô cùng hữu ích đối với những người đang có nhu cầu tìm việc làm.
Bước 1: Giới thiệu những người phỏng vấn và trình tự làm việc của buổi phỏng vấn.
Đối với những người được phỏng vấn thì việc chú ý những thông tin này là rất quan trọng. Nó bước đầu tạo cho bạn sự chủ động trong cuộc phảng vấn. Và có thể bạn sẽ có những nhận định chủ quan ban đầu về tính cách của những người phỏng vấn và cảm nhận được bầu không khí của buổi phỏng vấn.
Bước 2: Người phỏng vấn giới thiệu về doanh nghiệp và giải thích về công việc.
Bạn là người được phỏng vấn cũng cần chú ý đến những thông tin này. Bởi những thông tin về doanh nghiệp và công việc thường là những câu hỏi hay gặp trong nội dung chính của cuộc phỏng vấn. Ví dụ: Anh/ chị biết được gì về công ty chúng tôi? Anh/ chị có biết nhiệm vụ chính của công việc này là gì không?
Bước 3: Người phỏng vấn đặt các câu hỏi nhằm làm rõ thông tin trong hồ sơ ứng viên.
Đây là bước để các nhà tuyển dụng thẩm định lại độ chính xác các thông tin trong hồ sơ xin việc của bạn. Câu trả lời của bạn ăn khớp với những thông tin trong hồ sơ sẽ tạo được ấn tượng tốt ban đầu đối với nhà tuyển dụng.
Bước 4: Phần chính của cuộc phỏng vấn, người phỏng vấn đặt các câu hỏi( Câu hỏi hành vi và câu hỏi tình huống) nhằm đánh giá khả năng và sự phù hợp của ứng viên.
Đây là lúc quan trọng nhất để bạn thể hiện mình. Bạn ứng xử một cách thông minh, nhạy bén, tự tin chắc chắn sẽ ghi điểm rất cao đốI vớI các nhà tuyển dụng. Bạn nên chú ý trả lời đúng trọng tâm câu hỏi, tránh vòng vo.
Bước 5: Ứng viên đặt câu hỏi. Viêc bạn đặt câu hỏi cũng phải thật khéo léo. Bạn cần chú ý thể hiện đươc sự quan tâm của bạn đến sự phát triển của công ty- nơi bạn xin việc.
Bước 6: Kết thúc phỏng vấn, người phỏng vấn tóm lại các thông tin và thông báo với ứng viên về bước tiếp theo.
Bước 7: Người phỏng vấn dẫn ứng viên đi thăm doanh nghiệp (nếu thích hợp). Thông thường thường rất ít xảy ra ở Việt Nam. Chỉ khi bạn đươc hội đồng tuyển dụng quyết định tuyển chọn thì khi đó việc dẫn ứng viên đi thăm doanh nghiệp sẽ là giai đoạn hướng dẫn ứng viên hội nhập trong quá trình tuyển dụng.