anh chị hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ về "giọt nước mắt của mẹ".
1 câu trả lời
bạn tham khỏa nha
b
“Một bông hồng cho em, một bông hồng cho anh, và một bông hồng cho những ai đang còn mẹ”, có lần nghe câu hát này tôi và một số đồng nghiệp hỏi một câu nửa đùa, nửa thật: “Vậy là toàn hoa hồng cho con, chứ có hoa nào cho mẹ đâu?”.
Câu hỏi vu vơ dẫn dắt cho một cuộc bàn luận dài về chủ đề mẹ, chúng tôi đã nói với nhau rất nhiều và chốt lại một điều: chỉ có mẹ Việt Nam là người cho nhiều nhất và nhận ít nhất. Cái “cho” của mẹ không chỉ là những lo toan suốt thời thơ ấu mà có không ít đứa con đến tuổi trưởng thành rồi sự lo toan ấy vẫn chưa dừng lại. Sự kéo dài tuổi thơ của không ít người Việt có lẽ thuộc diện lâu nhất thế giới.
Ở đất nước mà an sinh xã hội cho những đứa trẻ chưa được đảm bảo thì những gánh nặng không đâu khác chính là đôi vai của người làm mẹ. Chữ “thiên chức được làm mẹ” đang bị đánh đồng với bổn phận phải lo toan từng li từng tí cho con. Không ít những người mẹ phải cô đơn bên hai chữ “thiên chức” của mình, nhẫn nhịn, hy sinh, con nên người thì không sao, chúng hư hỏng thì bị đổ vấy là “con hư tại mẹ”.
Chẳng nơi đâu như ở Việt Nam, những người làm cha làm mẹ dù không còn tuổi lao động, vẫn lo dành dụm để con có được mảnh đất hồi môn hay cái nhà để ở. Mẹ giàu, mẹ khá thì tự nhận rằng đấy là bổn phận, mẹ nghèo thì xem đó là nỗi khổ, nỗi ân hận lớn nhất đời.
Đã có không ít chuyện đau lòng về những người mẹ một đời lo dành dụm để cho con cuộc sống, tiền bạc, nhà cửa, khi có vài mâu thuẫn thì bị con đẩy ra đường. Trung tâm Thạnh Lộc (TP HCM) trước đây đã nhận về không ít những người mẹ trong những cảnh ngộ như vậy. Vào dịp rằm tháng bảy hoặc Tết, nhiều người con từ chối đón mẹ về nhà với lý do "đã từ bà ấy lâu rồi" hay "mẹ về nhà sẽ mất vui"…
Có lần tôi hỏi mẹ tôi rằng, điều gì quen thuộc với mẹ nhất và thật bất ngờ khi nhận được câu trả lời đó là sự cô đơn. Mẹ bảo, sinh, nuôi dạy con trong một môi trường mà đàn ông cái gì cũng đổ hết lên vai phụ nữ đã là cô đơn lắm rồi và khi về già, một sự sợ hãi, nỗi ám ảnh mơ hồ là bị con bỏ rơi. Tôi biết, cảm giác đó của mẹ tôi thường trực trong suy nghĩ của không ít những bà mẹ khác, dù họ không nói ra.
“Ai có mẹ xin đừng làm mẹ khóc”, câu mà người ta vẫn hay nói với nhau có gì đó lạnh lùng quá. Chỉ “đừng làm mẹ khóc” thôi ư? Những thấu hiểu về nguồn cơn của những giọt nước mắt mẹ để con cái hành động đúng chữ hiếu, thì bạn, tôi và tất cả chúng ta, đã thực sự làm được trọn vẹn?