Đề bài: Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo khi lương tri đã thức tỉnh Gợi ý dàn ý (BẮT BUỘC THEO CẤU TRÚC NÀY) MB: - Giới thiệu tác giả - Giới thiệu tác phẩm - Nêu vấn đề: bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo khi lương tri đã thức tỉnh TB: 1. Giới thiệu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt nội dung phần trước khi Chí phèo tỉnh rượu 2. Phân tích - Những biểu hiện của Chí Phèo khi lương tri thức tỉnh - Bi kịch bị cự tuyệt - Ý nghĩa cái chết của Chí Phèo *: Nhận xét nghệ thuật xây dựng nhân vật KB: - Đánh giá vấn đề -Nêu đóng góp của tác tả về tư tưởng và bút pháp -Nâng cao vấn đề
1 câu trả lời
Nam Cao là đại biểu ưu tú của dòng văn học hiện thực phê phán. Ông là cha đẻ của những tác phẩm tên tuổi : “Chí Phèo”, “Lão Hạc”, “Đời thừa”… trong đó Chí Phèo là kiệt tác của Nam Cao và cũng là kiệt tác của văn học hiện thực phê phán. Thông qua hình tượng nhân vật Chí Phèo và con đường tha hóa của người nông dân trước Cách mạng, Nam Cao đã khắc họa thành công tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật Chí Phèo mang đến cho bạn đọc bao niềm xúc động sâu sắc.
Cuộc gặp gỡ với thị Nở và sự yêu thương chăm sóc chân thành của thị đã đánh thức tính người trong Chí, khiến Chí thức tỉnh và khao khát được trở lại cuộc sống lương thiện, khao khát được trở về cuộc sống đời thường của một người nông dân. Bi kịch bị từ chối quyền làm người và kết cục bi thảm: Thị Nở nghe lời bà cô từ chối sống chung với Chí Phèo. Bà cô thị Nở đại diện cho thành kiến - rào cản của xã hội phong kiến - đã ngăn trở không cho Chí Phèo hoà nhập lại với cuộc sống cộng đồng. Chí Phèo thua thiệt đến thảm hại, bi đát, đau đớn, tuyệt vọng đến cùng cực. Nguyên nhân dẫn đến sự tha hóa của Chí Phèo: do hắn phải sống trong môi trường "quần ngư tranh thực". Nạn nhân của sự tranh chấp giữa các phe cánh phong kiến chính là những người dân hiền lành như Chí. Môi trường xã hội phi nhân tính đã đẻ ra những con người như Chí Phèo. Giá trị nhân đạo thường không tách rời giá trị hiện thực( phải khổ người ta mới thương; phải bất công, ngang trái người ta mới lên án, tố cáo) và luôn được làm sáng rõ, thuyết phục trong những tìm tòi, sáng tạo về nghệ thuật.
Như vậy, khi ý thức nhân phẩm đã trở về, Chí Phèo không bằng lòng sống như trước nữa. Và Chí Phèo chết trong bi kịck đau đớn, chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống. Đây khong thể là hành động lưu manh mà là sự vùng lên tuyệt vọng của người nông dân khi thức tỉnh cuộc sống. Mang đậm giá trị tố cáo rất cao, lên án giai cấp pk thống trị tha hoá, những bị kịch như vậy sẽ còn tiếp diễn.
`#` `Tranhoang40860`