Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Khác với những căn bệnh ung thư thông thường, là sự sai hỏng của AND, dẫn đến đột biến gene, làm thay đổi sự sinh sản, tăng trưởng và chức năng của tế bào thì “ung thư đạo đức” lại do những tế bào xấu được “nuôi dưỡng” trong tâm lý, suy nghĩ, nhận thức dẫn đến những hành động sai trái. Các tế bào đạo đức xấu sẽ lan rộng và lấn át sự phát triển của các tế bào tốt. Các “tế bào” đạo đức xấu thường do yếu tố khách quan ảnh hưởng tới người bệnh và do “sức đề kháng” kém nên người bệnh rất dễ bị lây nhiễm từ môi trường “ô nhiễm” bên ngoài. Tổn thương tâm lý ở mức độ nặng cũng khiến con người có những suy nghĩ tiêu cực, khiến mầm mống “ung thư” nảy nở và tích tụ dần trong cơ thể, hay nói cách khác là trong não bộ, quyết định trực tiếp tới hành động của người bệnh. … “Ung thư đạo đức” là căn bệnh không phân biệt giới tính, tuổi tác, màu da,… Nếu một người có những biểu hiện, hành vi và thái độ mang tính chất bạo lực, vi phạm pháp luật (ở mức độ nghiêm trọng), ảnh hưởng xấu tới tính mạng và danh dự của người khác… là biểu hiện của mầm mống bệnh đã, đang và sẽ phát triển. Tùy mức độ nghiêm trọng biểu hiện ra bên ngoài sẽ gây ra hậu quả tương đương với người bệnh và xã hội như: Gây thiệt hại về người và tài sản; ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội; ảnh hưởng đến lợi ích địa phương, quốc gia và thậm chí có thể là hòa bình thế giới. Nếu bệnh được phát hiện sớm, tức là người bệnh chỉ gây những ảnh hưởng không quá nghiêm trọng tới người khác và xã hội thì các trung tâm phục hồi nhân phẩm là “bệnh viện” tốt nhất dành cho họ. Còn ở mức độ nghiêm trọng hơn thì có thể “chữa trị” trong tù hoặc nặng nhất là “phương pháp tử hình”. Nói thế không có nghĩa là chỉ khi gây ra sự việc rồi thì mới bị coi đó là bệnh. Tất cả chúng ta, sống trong một xã hội phức tạp, đều có nguy cơ mắc bệnh và đôi khi trong cuộc sống, nó đã phát tác ra bên ngoài nhưng chúng ta không nhận ra hoặc nếu có biết thì cũng cho nó là chuyện nhỏ, không nhận thức được mức độ nguy hiểm của tình trạng này. Vì vậy, trước những tác nhân có nguy cơ gây bệnh cho chính bản thân, chúng ta cần hết sức tỉnh táo để quyết định và không để nó có cơ hội xâm nhập vào ý thức của mình là cách tốt nhất để phòng tránh căn bệnh này. Hãy là bác sĩ cho chính mình bằng cách “kiểm tra định kỳ” những hành động của mình và tiếp thu những góp ý thẳng thắn mang tính xây dựng từ người khác, bởi có thể căn bệnh này tự bản thân người bệnh sẽ không đau đớn về thể xác nên rất khó phát hiện. Và quan trọng hơn cả: sống lành mạnh là cách tốt nhất để có một cơ thể khỏe mạnh. (Theo “Ung thư đạo đức” - Thảo Dân- báo Đời sống và pháp luật, số 15 năm 2017) Câu 1. Văn bản trên đề cập đến vấn đề gì ?(0,5 điểm) Câu 2 . Theo tác giả bài viết, đâu là biểu hiện của mầm mống bệnh “ung thư đạo đức” đã, đang và sẽ phát triển ? (0,5 điểm). Câu 3. Vì sao căn bệnh “ung thư đạo đức” lại khó phát hiện hơn các căn bệnh ung thư thông thường ? (1,0 điểm). Câu 4. Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị ? (1,0 điểm) II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của lối sống lành mạnh.

1 câu trả lời

a) Ung thu đạo đức của con người hiện nay

b) Biểu hiện ra bên ngoài sẽ gây ra hậu quả tương đương với người bệnh và xã hội như: Gây thiệt hại về người và tài sản; ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội; ảnh hưởng đến lợi ích địa phương, quốc gia và thậm chí có thể là hòa bình thế giới.

c) Vì người bệnh chỉ gây những ảnh hưởng không quá nghiêm trọng tới người khác và xã hội thì các trung tâm phục hồi nhân phẩm là “bệnh viện” tốt nhất dành cho họ

d) Thông điệp: Sống lành mạnh là cách tốt nhất để có một cơ thể khỏe mạnh

Câu hỏi trong lớp Xem thêm