Bài tập: Những chuyển biến mới về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

Câu 41 Trắc nghiệm

Sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) của thực dân Pháp, trong xã hội Việt Nam xuất hiện những giai cấp mới nào?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa, xã hội Việt Nam có sự chuyển biến mới với sự ra đời của hai giai cấp là tư sản và tiểu tư sản.

Câu 42 Trắc nghiệm

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929), sau khi ra đời, giai cấp tư sản Việt Nam đã bị phân hóa thành những bộ phận nào?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Giai cấp tư sản Việt Nam ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và phân hóa thành hai bộ phận là tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Tầng lớp tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với chúng. Tầng lớp tư sản dân tộc có xu hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.

Câu 43 Trắc nghiệm

Giai cấp nào trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX có quan hệ gắn bó với giai cấp nông dân?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Giai cấp công nhân Việt Nam có nguồn gốc xuất thân từ giai cấp nông dân (một bộ phận nông dân bị mất ruộng đất do chính sách cướp đoạt ruộng đất của đế quốc và địa chủ phong kiến đã ra thành thị, đến các nhà máy, đồn điền, hầm mỏ tình kiếm việc làm và trở thành công nhân) nên giữa hai giai cấp có quan hệ gắn bó mật thiết => cơ sở để thiết lập liên minh công- nông trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 sau này.

Câu 44 Trắc nghiệm

Bộ phận nào của giai cấp địa chủ đầu thế kỉ XX có tinh thần chống Pháp, tích cực tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống đế quốc và tay sai?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Giai cấp địa chủ bị phân hóa thành 3 bộ phận khá rõ rệt là tiểu địa chủ, trung địa chủ và đại địa chủ. Hình thành và phát triển trong một dân tộc có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, nên một bộ phận không ít trung và tiểu địa chủ có ý thức dân tộc chống thực dân Pháp và tay sai.

Câu 45 Trắc nghiệm

Ai là tác giả của chương chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương do toàn quyền Đông Dương Anbe- Xarô vạch ra được triển khai từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919) đến trước khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)

Câu 46 Trắc nghiệm

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) của thực dân Pháp đến nền kinh tế Việt Nam?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), nền kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới. Trong quá trình đầu tư vốn và mở rộng khai thác thuộc địa, thực dân Pháp có đầu tư kĩ thuật và nhân lực, song rất hạn chế. Cơ cấu kinh tế Việt Nam có sự chuyển biến ít nhiều song chỉ mang tính chất cục bộ ở một số vùng, còn phổ biến vẫn trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, phát triển mất cân đối. Kinh tế Đông Dương ngày càng bị cột chặt vào kinh tế Pháp và Đông Dương vẫn là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.

=> Đáp án D: kinh tế Việt Nam phát triển mạnh theo hướng tư bản chủ nghĩa không phải là sự chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) của thực dân Pháp.

Câu 47 Trắc nghiệm

Mâu thuẫn giai cấp cơ bản nhất trong xã hội Việt Nam thuộc địa đầu thế kỉ XX là mâu thuẫn giữa các lực lượng xã hội nào?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản đông tay sai. Tuy nhiên, đó là mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn giai cấp cơ bản nhất vẫn là mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

Câu 48 Trắc nghiệm

Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai sau Chiến tranh thế giới thứ nhất thuộc loại mâu thuẫn gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Trong xã hội Việt Nam thuộc địa, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai vừa là mâu thuẫn cơ bản, vừa là mâu thuẫn chủ yếu. Đây là mâu thuẫn cần phải giải quyết trước tiên. Vì thế, trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (1930) sau đó đã đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta là chống đế quốc trước, chống phong kiến sau.

Câu 49 Trắc nghiệm

Mục đích chung của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) và cuộc khai thác thuộc địa lần hai (1919-1929) thực dân Pháp thực hiện ở Đông Dương là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Cả hai cuộc khai thác thuộc địa thực dân Pháp thực hiện ở Đông Dương đầu thế kỉ XX đều nhằm bù đắp thiệt hại của các cuộc chiến tranh (lần thứ nhất là cuộc xâm lược vũ trang và bình định của thực dân Pháp ở Việt Nam (1858-1896); lần thứ hai là cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và làm giàu cho chính quốc bằng cách vơ vét sức người sức của, đặc biệt là các nguyên liệu quan trọng cho sự phát triển của công nghiệp Pháp.

Câu 50 Trắc nghiệm

Đâu không phải là điểm giống nhau giữa giai cấp công nhân ở các nước tư bản phương Tây với giai cấp công nhân ở Việt Nam?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Đặc điểm chung của giai cấp công nhân trên thế giới là họ là lực lượng đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, sống tập trung và có tinh thần cách mạng triệt để.

Còn về thời gian ra đời, nếu ở các nước tư bản phương Tây giai cấp tư sản ra đời, tiến hành tước đoạt tư liệu sản xuất của nông dân, thợ thủ công biến họ thành những người công nhân làm thuê; thì ở Việt Nam giai cấp công nhân lại ra đời trước giai cấp tư sản do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 - 1914).

=> Đáp án D: giai cấp công nhân đều ra đời trước giai cấp tư sản không phải điểm chung của giai cấp công nhân Việt Nam và giai cấp công nhân quốc tế.

Câu 51 Trắc nghiệm

Tại sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) phong trào yêu nước Việt Nam lại mang những màu sắc mới mà các phong trào trước đây không có được?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, cơ cấu xã hội Việt Nam có sự chuyển biến với sự ra đời của hai giai cấp mới là tư sản và tiểu tư sản. Xã hội Việt Nam đã có đầy đủ những giai cấp của một xã hội hiện đại. Những giai cấp mới tiếp thu những hệ tư tưởng mới (tư sản, vô sản) đã làm cho phong trào yêu nước ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất mang những màu sắc mới mà các phong trào trước đây không có được. Hơn nữa, tư tưởng dân chủ tư sản đã thực sự du nhập sâu vào Việt Nam và bắt đầu thành lập tổ chức mạnh nhất đó là: Việt Nam Quốc dân đảng. Song song với nó là sự phát triển của khuynh hướng vô sản và sự họa động tích cực của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đưa đến ra đời của ba tổ chức cộng sản, chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng Cộng sản sau đó.

Câu 52 Trắc nghiệm

Vì sao giai cấp công nhân Việt Nam có tinh thần cách mạng triệt để?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Giai cấp công nhân Việt Nam có tinh thần cách mạng triệt để nhất:

- Giai cấp công nhân, con đẻ của nền sản xuất đại công nghiệp, lại bị giai cấp tư sản bóc lột nặng nề, có lợi ích cơ bản đối lập trực tiếp với lợi ích của giai cấp tư sản. Điều kiện sống, điều kiện lao động trong chế độ TBCN đã chỉ cho họ thấy, họ chỉ có thể được giải phóng bằng cách giải phóng toàn xã hội khỏi chế độ TBCN. Bởi đấu tranh nếu mất công nhân chỉ mất đi chiếc áo rách còn nếu được sẽ là cả giang san.

- Trong quá trình xây dựng CNXH, giai cấp công nhân không gắn với tư hữu, do vậy, họ cũng kiên định trong công cuộc cải tạo XHCN, kiên quyết đấu tranh chống chế độ áp bức, bóc lột, xóa bỏ chế độ tư hữu, xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.

Câu 53 Trắc nghiệm

Lĩnh vực nhận được vốn đầu tư nhiều nhất của thực dân Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) có điểm gì khác so với cuộc khai thác thuộc địa lần hai (1919-1929)?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914), lĩnh vực nhận được vốn đầu tư nhiều nhất của thực dân Pháp là giao thông vận tải. Do hệ thống cơ sở hạ tầng ở Đông Dương quá lạc hậu, không thể đáp ứng cho nhu cầu khai thác. Còn trong khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), lĩnh vực nhận được đầu tư nhiều nhất là nông nghiệp, đặc biệt là các đồn điền trồng cao su.

Câu 54 Trắc nghiệm

Nội dung nào phản ánh đúng đặc điểm của tư sản dân tộc Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỷ XX?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Khác với giai cấp tư sản ở nhiều nước trên thế giới – ra đời trước giai cấp công nhân và có thế lực kinh tế cũng như địa vị chính trị mạnh. Tư sản dân tộc Việt Nam ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (giai cấp công nhân ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần một). Tư sản dân tộc Việt Nam ra đời muộn còn bị thực dân Pháp chèn ép nên nhỏ yếu về kinh tế và không có địa vị chính trị. Chính vì thế, các cuộc đấu tranh của tư sản dân tộc tuy có sôi nổi nhưng khi được Pháp nhượng bộ một số quyền lợi về kinh tế thì lại nhượng bộ chúng.

Câu 55 Trắc nghiệm

Điểm khác nhau trong cơ cấu vốn đầu tư của thực dân Pháp giữa trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Trong cơ cấu vốn của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919-1929), vốn đầu tư chủ yếu thuộc về tư bản tư nhân. Do thời kì này hệ thống cơ sở hạ tầng ở Đông Dương đã được đầu tư hoàn thiện, tình hình chính trị tương đối ổn định. Đây là điểm khác so với cuộc Khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914).

Câu 56 Trắc nghiệm

Điểm giống nhau cơ bản giữa giai cấp tư sản ở các nước tư bản phương Tây với giai cấp tư sản ở các nước thuộc địa là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Điểm giống nhau cơ bản của giai cấp tư sản ở các nước tư bản phương Tây và giai cấp tư sản ở các nước thuộc địa là họ đều là giai cấp tư hữu về tư liệu sản xuất, bóc lột giai cấp công nhân bằng giá trị thặng dư.

Ở các nước phương Tây, giai cấp tư sản ra đời sớm gắn liền với sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, là giai cấp bóc lột và có thế lực về kinh tế. Còn ở các nước thuộc địa, giai cấp tư sản ra đời muộn gắn liền với các cuộc khai thác thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, là giai cấp bị bóc lột và thế lực kinh tế nhỏ yếu.

Câu 57 Trắc nghiệm

Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) nền kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới vì

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929), thực dân Pháp đầu tư vốn, kĩ thuật và nhân lực (dù hạn chế) do yêu cầu của quá trình mở rộng khai thác => Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Đông Dương đã có bước phát triển mới.

Câu 58 Trắc nghiệm

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam có đặc điểm:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 – 1929), nền kinh tế Việt Nam có bước phát triển mới. Tuy nhiên, sự chuyển biến kinh tế chỉ mang tính chất cục bộ ở một số vùng, còn lại phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn. Kinh tế Đông Dương vẫn bị cột chặt vào nền kinh tế Pháp và Đông Dương vẫn là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.

Câu 59 Trắc nghiệm

Nội dung nào không phải là mục tiêu của Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, do là nước thắng trận nên Pháp không phải bồi thường chiến phí cho các nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu 60 Trắc nghiệm

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929), thực dân Pháp chú trọng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nhằm

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Đáp án A, B loại trừ. Đáp án D: việc chú trọng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp không thể xóa bỏ phương thức sản xuất phong kiến được.

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp nhằm mục đích bù đắp thiệt hại của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và làm giàu cho chính quốc.