Những giai cấp nào ra đời do hệ quả từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam?
- Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, có các giai cấp là: công nhân, nông dân và địa chủ phong kiến. Tư sản và tiểu tư sản mới chỉ hình thành các bộ phận, nhỏ về số lượng.
- Đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, hai bộ phận tư sản và tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng về thế lực, hình thành hai giai cấp mới.
Một trong những điểm mới của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) của thực dân Pháp ở Đông Dương là
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương, thực dân Pháp tăng cường đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế của Việt Nam. Chỉ trong vòng 6 năm (1924-1929), số vốn đầu tư vào Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam lên khoảng 4 tỉ phrăng. Trong đó, vốn đầu tư vào nông nghiệp nhiều nhất, chủ yếu là đồn điền cao su.
Để độc chiếm thị trường Đông Dương, Pháp đánh thuế rất nặng vào hàng hóa của các nước nào khi nhập vào thị trường Đông Dương?
Để độc chiếm thị trường Việt Nam, khiến kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào kinh tế chính quốc, Pháp đã đánh thuế rất nặng vào hàng hóa của nước ngoài khi nhập vào thị trường Đông Dương, đặc biệt là hàng hóa của Trung Quốc và Nhật Bản.
Liên minh công - nông là nhân tố chiến lược của cách mạng Việt Nam vì
Công nhân và nông dân đều là hai giai cấp chịu sự bóc lột nặng nề của đế quốc và phong kiến. Số lượng của giai cấp nông dân vốn đã đông nên là lực lực lượng to lớn của cách mạng. Công nhân đến năm 1929 là 22 vạn người. Hơn nữa, công nhân và nông dân lại có mối quan hệ mật thiết với nhau, công nhân vốn chủ yếu có nguồn gốc từ nông dân. Hai giai cấp này dễ dàng tiếp thu tư tưởng vô sản nên có tinh thần mạng to lớn.
=> Liên minh hai giai cấp công - nông sẽ tạo nên sức mạnh hùng hậu, làm nòng cốt cho Mặt trận dân tộc thống nhất, là nhân tố có tính chiến lược cho cách mạng Việt Nam.
Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ (1897-1014) và lần thứ hai (1919-1929) của tư bản Pháp đã làm tăng thêm mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam, nhưng mâu thuẫn hàng đầu vẫn là
Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ (1897-1014) và lần thứ hai (1919-1929) của tư bản Pháp đã làm tăng thêm mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam, nhưng mâu thuẫn hàng đầu vẫn là dân tộc Việt Nam với Pháp và phong kiến tay sai.
Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929), thực dân Pháp mở rộng ngành công nghiệp chế biến ở Việt Nam?
Việt Nam là một nước thuộc địa có nguồn nhân công dồi dào và nguyên liệu có sẵn cho nên thực dân Pháp đã mở rộng ngành công nghiệp chế biến ở nước ta.
Thực dân Pháp không đầu tư phát triển công nghiệp nặng trong hai lần khai thác thuộc địa ở Đông Dương, ngoại trừ lý do nào sau đây
Thực dân Pháp không đầu tư phát triển công nghiệp nặng trong hai lần khai thác thuộc địa ở Đông Dương, ngoại trừ lý do thị trường Việt Nam nhỏ, không đáp ứng được yêu cầu.
Điểm giống nhau trong hai lần khai thác thuộc địa ở Đông Dương của thực dân Pháp là
Điểm giống nhau trong hai lần khai thác thuộc địa ở Đông Dương của thực dân Pháp là duy trì nền văn hóa nô dịch, cổ súy tệ nạn xã hội.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam có đặc điểm:
Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 – 1929), nền kinh tế Việt Nam có bước phát triển mới. Tuy nhiên, sự chuyển biến kinh tế chỉ mang tính chất cục bộ ở một số vùng, còn lại phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn. Kinh tế Đông Dương vẫn bị cột chặt vào nền kinh tế Pháp và Đông Dương vẫn là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.
Sự kiện nào trên thế giới có ảnh hưởng lớn đến cách mạng Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới nhất?
- Đáp án A: Cách mạng tháng 10 Nga lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng, cổ vũ các dân tôc trên thế giới đấu tranh giải phóng dân tộc. Dư âm của nó còn tồn tại đến sa chiến tranh thế giới thứ nhất (1918). Đối với Viêt Nam cũng vậy.
- Đáp án B: sự kiện thể hiện quyết tâm của nhân dân An Nam và muốn giải phóng dân tộc, chỉ có thể dựa vào lực lượng của bản thân mình.
- Đáp án C: Những việc làm của Nguyễn Ái Quốc trong đại hội Tua thể hiện Nguyễn Ái Quốc trở thành đảng viên cộng sản và là một trong những người tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp.
- Đáp án D: sự kiện khiến pháp tiến hành cuộc Khai thác thuộc địa lần thứ hai.
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng sự chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX?
Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, kinh tế VN có nhiều chuyển biến. Đặc biệt với những chính sách khai thác về giao thông vận tải, các đô thị đã hình thành, mở rộng và đông dân cư hơn.
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919-1929), nền kinh tế Việt Nam
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919-1929), nền kinh tế Việt Nam phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn.
Giải thích vì sao các cơ sở sản xuất, buôn bán, giao thông vận tải, của người Việt Nam được cũng cố, mở rộng và xuất hiện nhiều cơ sở mới?
Chiến tranh đã làm cho hàng hóa nhập khẩu từ Pháp sang Đông Dương giảm hẳn xuống, vì vậy Pháp đã tạo điều kiện thuận lợi để cơ sở sản xuất, buôn bán, giao thông vận tải ở Việt Nam phát triển.
Ngành kinh tế nào được thực dân Pháp đầu tư nhiều nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) ở Đông Dương?
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929), thực dân Pháp đã đầu tư vốn với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế Việt Nam, trong đó nhiều nhất là vào nông nghiệp, chủ yếu là đồn điền cao su.
Giải thích vì sao các cơ sở sản xuất, buôn bán, giao thông vận tải, của người Việt Nam được cũng cố, mở rộng và xuất hiện nhiều cơ sở mới?
Chiến tranh đã làm cho hàng hóa nhập khẩu từ Pháp sang Đông Dương giảm hẳn xuống, vì vậy Pháp đã tạo điều kiện thuận lợi để cơ sở sản xuất, buôn bán, giao thông vận tải ở Việt Nam phát triển.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn, trong đó mâu thuẫn nào là cơ bản nhất?
Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20, mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai.
Vì sao giai cấp công nhân Việt Nam có tinh thần cách mạng triệt để?
Giai cấp công nhân Việt Nam có tinh thần cách mạng triệt để nhất, bởi:
- Giai cấp công nhân, con đẻ của nền sản xuất đại công nghiệp, bị giai cấp tư sản bóc lột nặng nề, có lợi ích cơ bản đối lập trực tiếp với lợi ích của giai cấp tư sản.
- Điều kiện sống, điều kiện lao động trong chế độ tư bản chủ nghĩa đã chỉ cho họ thấy, họ chỉ có thể được giải phóng bằng cách giải phóng toàn xã hội khỏi chế độ tư bản chủ nghĩa. Bởi họ không còn gì để mất (đấu tranh nếu mất công nhân chỉ mất đi chiếc áo rách còn nếu được sẽ là cả giang san).
Những giai cấp nào ra đời do hệ quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam?
- Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam có các giai cấp: công nhân, nông dân và địa chủ phong kiến. Tư sản và tiểu tư sản mới chỉ hình thành các bộ phận, nhỏ về số lượng.
- Đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, hai bộ phận tư sản và tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng và thế lực, hình thành hai giai cấp mới.
Những giai cấp nào ra đời do hệ quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam?
- Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam có các giai cấp: công nhân, nông dân và địa chủ phong kiến. Tư sản và tiểu tư sản mới chỉ hình thành các bộ phận, nhỏ về số lượng.
- Đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, hai bộ phận tư sản và tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng và thế lực, hình thành hai giai cấp mới.
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), thực dân Pháp đã thực hiện biện pháp gì để nắm quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương?
Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy toàn bộ nền kinh tế Đông Dương thông qua việc phát hành tiền giấy và cho vay lãi