Biểu thức nào sau đây xác định thế năng hấp dẫn của một vật có khối lượng m, ở độ cao h so với mặt đất. Chọn gốc thế năng ở mặt đất
Nếu chọn gốc thế năng là mặt đất thì công thức tính thế năng trọng trường của một vật ở độ cao h là:
Wt=mgh
Trong quá trình rơi tự do của một vật thì:
Trong quá trình rơi tự do của một vật thì: Động năng tăng, thế năng giảm.
Động năng là đại lượng:
Ta có biểu thức tính động năng: Wd=12mv2
=> Động năng là đại lượng vô hướng, luôn dương hoặc bằng không
Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên cao. Trong quá trình chuyển động của vật thì:
Ta có :
Khi một vật được ném lên, độ cao của vật tăng dần nên thế năng tăng.
Trong quá trình chuyển động của vật từ dưới lên, trọng lực luôn hướng ngược chiều chuyển động nên nó là lực cản, do đó trọng lực sinh công âm.
Một ô tô khối lượng m đang chuyển động với vận tốc →vthì tài xế tắt máy. Công của lực ma sát tác dụng lên xe làm xe dừng lại là:
Động năng của ô tô trước khi tắt máy là: Wd=mv22
Động năng của ô tô sau khi dừng lại là: W′d= 0
Áp dụng định lí biến thiên động năng ta có: A=0−mv22=−mv22.
Thế năng hấp dẫn là đại lượng:
Ta có, thế năng hấp dẫn là đại lượng vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng 0
Một vật có khối lượng m = 400 g và động năng 20 J. Khi đó vận tốc của vật là:
Từ công thức tính động năng ta có:
Wd=12mv2⇒v=√2.Wdm=√2.200,4=10m/s=36km/h
Một người và xe máy có khối lượng tổng cộng là 300kg đang đi với vận tốc 36km/h thì nhìn thấy một cái hố cách 12m. Để không rơi xuống hố thì người đó phải dùng một lực hãm có độ lớn tối thiểu là:
Từ định lí biến thiên động năng ta có:
A=Wd2−Wd1⇔Fh.s=0−12mv2⇒Fh=−mv22s
⇒Fh=−300.1022.12=−1250N
Độ lớn của lực hãm là: ⇒Fh=1250N dấu (-) có nghĩa là lực cản trở chuyển động.
Một người có khối lượng 50kg, ngồi trên ô tô đang chuyển động với vận tốc 72km/h. Động năng của người đó với ô tô là:
Ta có, vận tốc của người so với ô – tô là: v=0m/s (do người đang ngồi trên ô-tô)
=> Động năng của người so với ô-tô là: Wd=12mv2=0J
Từ điểm A của một mặt bàn phẳng nghiêng, người ta thả một vật có khối lượng m=0,2kg trượt không ma sát với vận tốc ban đầu bằng 0 rơi xuống đất. Cho AB=50cm, BC=100cm, AD=130cm, g=10m/s2. Bỏ qua lực cản không khí. Vận tốc của vật tại điểm B có giá trị là?


Chọn mốc thế năng tại mặt đất
Vì bỏ qua ma sát nên cơ năng của vật được bảo toàn
Ta có:
+ Cơ năng của vật tại A: WA=mgAD (động năng của vật bằng 0 vì v0=0)
+ Cơ năng của vật tại B: WB=12mv2B+mgBC
Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng, ta có cơ năng của vật tại A bằng cơ năng của vật tại B
WA=WB↔mg.AD=12mv2B+mg.BC↔g.AD=12v2B+g.BC↔10.1,3=12v2B+10.1→vB=√6≈2,45m/s
Hai vật có khối lượng là m và 2m đặt ở hai độ cao lần lượt là 2h và h. Thế năng hấp dẫn của vật thứ nhất so với vật thứ hai là:
Ta có:
Thế năng của vật 1 có giá trị là: Wt1=m.g.2.h=2mgh (1).
Thế năng của vật 2 có giá trị là: Wt2=2.m.g.h=2mgh (2).
=> Thế năng vật 1 bằng thế năng vật 2
Một thang máy có khối lượng 1 tấn chuyển động từ tầng cao nhất cách mặt đất 100m xuống tầng thứ 10 cách mặt đất 40m. Nếu chọn gốc thế năng tại tầng 10, lấy g = 9,8m/s2. Thế năng của thang máy ở tầng cao nhất là:
Ta có gốc thế năng tại tầng thứ 10 nên khoảng cách từ thang máy khi ở tầng cao nhất đến gốc là: z =100 – 40 = 60m.
Thế năng của thang máy là: Wt=mgz=1000.9,8.60=588kJ.
Thả một quả bóng tennit có khối lượng m = 20g từ độ cao h1 = 5m xuống mặt đất, nó nảy lên đến độ cao h2 = 3m. Lấy g = 10m/s2. Độ biến thiên cơ năng của quả tennis là
Chọn gốc thế năng tại mặt đất.
Độ biến thiên cơ năng của quả tennis là:
W=W1+W2=(12mv21+mgz1)−(12mv22+mgz2)
Do: {v1=0v2=0⇒W1−W2=mgz1−mgz2=0,02.10.(5−3)=0,4J
Một vật có khối lượng 2kg được đặt ở vị trí trong trọng trường và có thế năng tại đó Wt1=500J. Thả vật rơi tự do đến mặt đất có thế năng Wt2=−900J. Lấy g=10m/s2. So với mặt đất vật đã rơi từ độ cao
Ta có:
+ Biến thiên thế năng chính bằng công của trọng lực: Wt1−Wt2=AP (1)
+ →P hợp với phương rơi một góc α=00
Ta suy ra công của trọng lực: AP=P.h=mgh (2)
Từ (1) và (2), ta suy ra: Wt1−Wt2=mgh
⇒h=Wt1−Wt2mg=500−(−900)2.10=70m
Vậy so với mặt đất, vật đã rơi từ độ cao h=70m
Một vật rơi tự do từ độ cao 120m. Lấy g = 10m/s2. Bỏ qua sức cản của không khí. Động năng của vật gấp đôi thế năng tại độ cao
Chọn gốc thế năng tại mặt đất.
Cơ năng của vật tại vị trí vật bắt đầu rơi tự do:
W1=Wd1+Wt1=12m.v21+mg.z1=m.g.120=120.mg(J)
Cơ năng của vật tại vị trí có động năng gấp đôi thế năng là:
{W2=Wd2+Wt2Wd2=2Wt2⇒W2=2Wt2+Wt2=3Wt2
Cơ năng được bảo toàn nên:
W1=W2⇔3Wt2=W1⇔3.mg.z2=120.mg⇔z2=1203=40(m)
Có hai vật m1 và m2 cùng khối lượng 2m, chuyển động thẳng đều cùng chiều, vận tốc m1 so với m2 có độ lớn bằng v, vận tốc của m2 so với người quan sát đứng yên trên mặt đất cũng có độ lớn bằng v. Kết luận nào sau đây là sai?
Trong hệ quy chiếu gắn với quan sát, vật m1=2m có vận tốc bằng 2v nên động năng của vật là:
Wd=m1(2v)22=8mv22=4mv2
=> Phương án C - sai
Một con lắc đơn có chiều dài 0,8 m. Kéo lệch dây treo con lắc hợp với phương thẳng đứng góc 600 rồi thả nhẹ. Bỏ qua lực cản không khí. Lấy g = 10 m/s2. Chọn gốc thế năng tại vị trí thấp nhất của vật. Tính tốc độ cực đại của con lắc đạt được trong quá trình dao động.
Chọn gốc thế năng tại O.
+ Cơ năng của vật tại O: WO=WtO+WdO=12mv2max
+ Cơ năng của vật tại B: WB=WtB+WdB=mg.zB=mg.l.(1−cosα0)
Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng tại O và B ta có:
WO=WB⇔12mv2max=mgl.(1−cosα0)⇒vmax=√2gl.(1−cosα0)=√2.10.0,8.(1−cos60)=2√2m/s
Một viên đạn khối lượng m=100g đang bay ngang với vận tốc 25m/s thì xuyên vào một tấm ván mỏng dày 5cm theo phương vuông góc với tấm vá. Ngay sau khi ra khỏi tấm ván vận tốc của viên đạn bằng 15m/s. Độ lớn của lực cản trung bình tấm ván tác dụng lên viên đạn bằng:
Do lực cản sinh công làm biến đổi động năng của vật nên áp dụng định lí biến thiên động năng:
mv222−mv122=−Fcs=>Fc=−m(v22−v12)2s=−0,1(152−252)2.0,05=−400N
Một vật m=1kg rơi từ O không vận tốc đầu ở độ cao 120m xuống mặt đất. Chọn mốc thế năng tại mặt đất. Lấy g=10m/s2.
a) Tính thế năng của vật tại vị trí thả vật.
b) Xác định độ cao mà tại đó vật có động năng bằng hai thế năng?
Chọn mốc thế năng tại mặt đất.
a) Tại vị trí thả vật có: {v=0m=1kgg=10m/s2h0=120m
Thế năng của vật tại vị trí đó là:
Wt=mgh=1.10.120=1200J
b)
Cơ năng của vật tại vị trí thả vật:
W0=Wd0+Wt0=12mv2+mgh0=mgh0
Cơ năng của vật tại vị trí động năng bằng hai lần thế năng Wd=2Wt là:
W=Wt+Wd=Wt+2Wd=3Wt=3mg.h
Cơ năng được bảo toàn nên:
W′=W⇔3mg.h=mg.h0
⇒h=h03=1203=40m
Trên mặt phẳng nhẵn nằm ngang, vật chịu tác dụng của hai lực →F1 và →F2 trong mặt phẳng và có phương vuông góc với nhau. Khi vật dịch chuyển được 5m từ trạng thái nghỉ, động năng của vật bằng bao nhiêu? Biết F1 = F2 = 10N
Hợp lực tác dụng lên vật:→F=→F1+→F2
Do →F1⊥→F2 nên hợp lực có độ lớn là :
F=√F21+F22=√102+102=10√2N
Vật chuyển động theo hướng của lực →Fnên công của hợp lực tác dụng lên vật là :
AF=F.s.cos0=10√2.5=50√2J
Vật dịch chuyển từ trạng thái nghỉ nên v0=0⇒Wd0=0
Áp dụng định lí biến thiên động năng ta có:
AF=Wd−Wd0⇔Wd=AF=50√2J