Thuyết minh về cái quạt điện (5 mẫu)

Dàn ý thuyết minh Chiếc quạt điện

I. Mở bài

Dẫn dắt và giới thiệu về đối tương cần thuyết minh: quạt điện

II. Thân bài

Nguồn gốc quạt điện: Người sáng tạo ra chiếc quạt điện đầu tiên là Omar- Rajeen Jumala vào năm 1832

Đặc điểm và hình dáng quạt điện

Chất liệu: Bền như nhựa, kim loại,…

Cấu tạo 4 phần:

+ Động cơ điện

+ Cánh quạt

+ Vỏ quạt

Bảng điều khiển

Cơ chế hoạt động

Bật công tắc tại bảng điều khiển, Cánh quạt chạy, thổi gió về phía trước quạt. Nhiều loại quạt, hãng quạt với những thiết kế và giá cả khác nhau: senko, electronic, thống nhất,…

Các lưu ý khi sử dụng và cánh bảo quản

+ Không được tháo dời lồng quạt tránh bị cánh quạt cứa vào cơ thể

+ Không nên bật tắt liêu tục gây cháy quạt

+ Không nên dẻ quạt hoạt động quá năng suất, quạt sẽ kém bền

+ Cánh bảo quản: Lau rửa quạt, tránh để quạt nơi có nhiều bụi, nước…

Vai trò và ý nghĩa của quạt điện:

+ Làm mát, phục vụ nhu cầu con người

+ Ngoài ra còn có các chức năng khác như phun sương, quạt sưởi ,,…

+ Quạt đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người nhất là mùa hè

III. Kết bài

Khẳng định lại vai trò và ý nghĩa của quạt điện trong cuộc sống

Thuyết minh về cái quạt điện  1

Trước khi con người phát minh ra máy điều hòa thì quạt điện là vật gia dụng bình dân được người dân sử dụng rất là phổ biến. Quạt điện là thiết bị dùng để tạo không khí lưu thông, thoáng mát.

Quạt điện ra đời vào năm 1882, được phát minh bởi người Mỹ, là vật gia dụng của con người dùng điện để hoạt động. Quạt điện rất đa dạng về hình dáng và kích thước như quạt điện lớn với tần suất cao, quạt trần, quạt đứng, quạt để bàn, quạt cầm tay…tùy theo mục đích sử dụng mà con người sẽ sản xuất theo nhu cầu.Quạt điện được cấu tạo chung bởi 2 bộ phận là vỏ quạt và ruột quạt. Vỏ quạt được làm bằng sắt hoặc bằng nhựa, có nhiều màu sắc và hình dáng đẹp mắt, lồng quạt bằng sắt, được ghép lại thành từ những thanh sắc nhỏ, tròn, dẻo.

Cánh quạt thường được làm bằng nhựa trong, có một số quạt trần thì cánh được làm bằng kim loại, áo ngoài bằng một lớp nước sơn cùng màu với vỏ quạt. Cánh quạt dao động từ 3 đến 5 cánh, tùy vào cấp độ mát của người sử dụng, cánh quạt được cải tiến từ những cánh bo tròn, rộng thành những cánh mỏng và dài hơn, để tốc độ quay và làm mát của quạt được nâng cao hơn.

Đối với quạt đứng, quạt bàn thì quạt sẽ có một phần thân giữa nối thần thân trên quạt với phần đế quạt. Phần ruột quạt là một mô tơ điện có trục đưa ra để gắn cánh quạt với với các nút điều khiển cho quạt quay hay đứng yên. Phần đế quạt có các nút điều chỉnh tốc độ quạt, các nút định giờ thông minh, đèn sáng…

Quạt điện có cơ chế họa động như sau: Quạt thổi, đẩy gió về phía trước quạt, do đó nếu ta đứng trước quạt sẽ thấy luồng gió thổi vào người. Ta nên để quạt thổi qua lại, vì nếu ta để quạt đứng yên, luồng gió mạnh sẽ thổi trực tiếp vào người, nếu khi ấy cơ thể bị ngấm nước thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người dùng.

Do nhu cầu sử dụng của quạt điện thời hiện đại càng cao nên quạt được cải tiến với nhiều chức năng hơn ngày trước. Quạt điện không còn chỉ sử dụng khi tạo gió, mà còn có nhiều chức năng khác như phun sương, dùng làm đèn ngủ, sưởi ấm..vv. Tùy theo từng thương hiệu và kiểu dáng khác nhau mà quạt có giá thành khác nhau, từ 1, 2 trăm nghìn đến vài triệu đồng chúng ta vẫn có thể mua được một cây quạt, với các thương hiệu nổi tiếng như: Senko, Asia, Sunhouse, Vinapan, Sakura, Kanguru, Panasonic, Phương Linh,….

Chức năng của quạt máy như: điều hòa không khí, hệ thống giảm nhiệt độ, tiện ích của con người (như quạt bàn điện), thông gió (như quạt hút thải khí), sàng lọc (như dùng để tách các hạt ngũ cốc), loại bỏ bụi (như máy hút bụi). Con người thường dùng quạt điện để làm khô quần áo, tóc, khăn tắm,….

Để bảo quản quạt điện được tốt hơn thì chúng ta nên thường xuyên vệ sinh quạt điện, thường xuyên lau sạch bụi bám ở các khe thông gió cho cuộn dây ở các cánh quạt để giúp quạt không bị bám bụi tránh cháy nổ xảy ra. Khi vệ sinh, chúng ta sẽ tháo tuần tự các thiết bị sau để lau chùi: lồng bảo vệ quạt phía trước, cánh quạt, vòng chặn lồng sau và lồng bảo vệ quạt phía sau.

Quạt điện là một vật dụng cần thiết cho mọi người trong sinh hoạt hằng ngày, nhất là những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải sử dụng quạt một cách hợp lí để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Thuyết minh về cái quạt điện  2

Nếu Việt Nam có mùa đông lạnh cắt da cắt thịt, giá buốt tê tái thì mùa hè lại có sự đối lập hoàn toàn, nóng nực và oi bức vô cùng. Trong thời tiết khắc nghiệt ấy của mùa hè thì chiếc quạt là vật dụng cần thiết, phổ biến và quan trọng giúp xoa dịu cái nóng và những mệt nhọc của con người.

Không ai biết rõ chiếc quạt có tự bao giờ, có lẽ là từ rất lâu khi con người biết cảm nhận được cái nóng từ những tia nắng chói chang. Nhìn vào chiều dài lịch sử, có thể thấy chiếc quạt xuất hiện từ khá sớm. Từ truyền thuyết về bà la sát dùng chiếc quạt ba tiêu để quạt Tôn Ngộ Không bay xa tới mười ngàn dặm rồi chiếc quạt lông vũ đầy sang trọng được cái thiếu nữ quạt trong triều đình để giấc ngủ của vua chúa yên lành và thoải mái hơn cho đến chiếc quạt trong tay của những chàng thư sinh xưa như có lần Nguyễn Du đã miêu tả Kim Trọng.

Họ hàng nhà quạt chủ yếu được chia làm hai loại: quạt thủ công và quạt điện. Quạt thủ công cũng chia làm khá nhiều loại nhưng phổ biến hơn cả là quạt mo được làm bằng mo cau, quạt nan làm bằng nan cây tre, quạt giấy làm bằng giấy và quạt xốp được sản xuất từ các mảnh xốp mỏng, nhiều màu sắc.

Những chiếc quạt tuy đơn giản nhưng đều được làm ra từ bàn tay khéo léo của con người. Trên Việt Nam có khá nhiều làng nghề làm quạt nan nổi tiếng như quạt làng Vác, làng Chàng Sơn ở Hà Nội... Để làm được một chiếc quạt nan thì phải rất công phu, tỉ mỉ từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến khâu sản xuất. Ba nhiên liệu chính làm quạt nan là tre để làm nan quạt, hồ dán và giấy.

Những người nghệ nhân làm quạt thường chọn mua những cây tre tốt ở trên Lương Sơn, Hòa Bình rồi đem về ngâm xuống bùn ao, khi đủ độ mới đem lên chẻ ra làm xương quạt. Còn hồ dán quạt được làm từ quả cậy- loại quả chỉ mua được ở vùng ven biển Hải Phòng, Thanh Hóa, Nam Định,...

Quả cậy mua về được giã, vắt và lọc như lọc cua xong ngâm vào chum để dùng dần. Giấy phải mua ở làng An Cốc, Thường Tín, hoặc ở Bưởi, Hà Nội. Đến công đoạn làm quạt thì người thợ chuẩn bị từ 8 đến 12 nan tre vót mỏng, xếp chồng lên nhau, sau đó xuyên thẳng một lỗ qua các nan để cố định bằng một cái trục sao khi tách ra có khoảng cách đều nhau. Loại keo đặc biệt làm từ quả cậy được phết đều lên các nan quạt rồi sau đó dán giáy vào. Nước cậy rất mịn kết hợp với phẩm màu của giấy nhuộm sẽ cho ra các màu quạt rất ưng ý như trắng tinh bạch, tím thủy chung, đen gấm sang trọng...

Cuộc sống ngày càng phát triển và hiện đại đã phát minh ra các loại quạt ưu việt hơn như quạt điện bao gồm nhiều loại như quạt cây, quạt để bàn, quạt treo tường.... Về cơ bản thì quạt điện có hai bộ phận chính là cánh quạt và động cơ quạt. Động cơ điện là bộ phận quan trọng nhất của một chiếc quạt, được ví như bộ não con người bởi nó chứa nhiều linh kiện quan trọng để quạt có thể hoạt động tốt, gồm có stato và roto.

Còn cánh quạt được gắn với động cơ điện bằng một cái trục sắt. Nó thường được làm bằng nhựa hoặc kim loại với những mẫu mã vô cùng bắt mắt. Ngoài ra quạt điện còn có vỏ bọc bên ngoài làm bằng nhựa vừa để bảo vệ phần động cơ bên trong vừa tránh cho nguồn điện bị rò rỉ ra bên ngoài sẽ gây nguy hiểm khi sử dụng. Một phần nữa không thể thiếu của chiếc quạt điện là bộ công tắc điều khiển trên thân quạt để điều chỉnh tốc độ gió, hẹn giờ hay phân gió.

Vào những ngày hè oi ả thì chiếc quạt có lẽ là vật làm mát hiệu quả và có giá cả phải chăng nhất. Gió từ những chiếc quạt là gió tự nhiên nên rất thoải mái, dễ chịu chứ không như cái khí mát từ điều hòa.

Chiếc quạt còn trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt ta. Nó gắn liền với những điệu múa truyền thống mềm mại và uyển chuyển như múa quạt. Chiếc quạt còn trở thành nguồn thi hứng dồi dào cho các nhà thơ xưa nay.

“Thằng Bờm có cái quạt mo

Phú Ông xin đổi ba bò chín trâu"

hay trong bài thơ "Gió từ tay mẹ" của nhà thơ Vương Trọng:

“Quạt nan như lá

Chớp chớp lay lay

Quạt nan mỏng dính

Quạt gió rất dày

Gió từ ngọn cây

Có khi còn nghỉ

Gió từ tay mẹ

Thổi suốt đêm ngày”.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay thì chiếc quạt vẫn giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Đó không chỉ là một vật dụng mà còn là nét bản sắc dân tộc,là một phần trong đời sống văn hóa người Việt. Chiếc quạt nhẹ nhõm, mỏng manh mà đã hòa vào dòng chảy thành văn hóa - lịch sử!

Thuyết minh về cái quạt điện  3

Mùa hè đang đến mang theo những đợt gió nóng và khí trời oi bức. Những lúc nóng bức ấy, có một ly kem, một cốc nước chanh ngọt mát thật tuyệt vời. Nhưng tuyệt hơn là được ngồi trước quạt, cảm nhận những luồng gió mát thì còn tuyệt hơn hơn nữa. Bởi quạt điện là một trong những thiết bị quan trọng của con người trong mùa hè.

Về quạt điện, để có được một chiếc quạt như ngày nay là sự sáng tạo của bao người. Một trong những người tạo ra quạt điện đầu tiên là Omar-Rajeen Jumala vào năm 1832. Ông gọi phát minh của mình là máy quạt ly tâm, hoạt động giống như máy bơm không khí.Và khi Thomas Alva Edison và Nikola Tesla phát hiện ra nguồn năng lượng điện cho toàn thế giới vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, và từ đó các loại quạt chạy bằng cơ học đã cải tiến thành quạt điện.

Giữa năm 1882 đến năm 1886, Tiến sĩ Schuyler Skaats Wheeler đã phát triển thành loại quạt bàn và quạt điện cá nhân. Một công ty động cơ điện ở Mỹ Crocker & Curtis đã mua lại sản phẩm này và đưa vào thị trường cho người sử dụng. Năm 1882, Philip Diehl đã giới thiệu đến chiếc quạt điện trần và Diehl được xem là cha đẻ của chiếc quạt điện hiện đại ngày nay.

Quạt điện được làm từ những chất liệu bền, chắc chắn như nhựa làm vỏ, cánh quạt, đồng, sắt làm các bộ phận bên trong…. Vì những chất liệu này mà tuổi thọ của một chiếc quạt điện rất lâu đời. Cấu tạo cơ bản của quạt điện gồm 4 phần: động cơ điện, cánh quạt, vỏ quạt và bộ điều khiển. Động cơ điện là phần cốt lõi quyết định chất lượng của chiếc quạt. Quạt chạy có êm ái, bền bỉ hay không phụ thuộc vào chất lượng của động cơ.

Khi động cơ hoạt động, trục xoay của nó sẽ làm quay cánh quạt. Cánh quạt có thể có từ 3 – 5 cánh, đôi khi có dạng lồng sóc, cung cấp luồng không khí làm mát. Vỏ quạt thường được làm bằng chất liệu nhựa để bảo vệ thân quạt. Vỏ quạt cũng bao gồm cả lồng quạt để che chắn, không cho tay người va vào cánh quạt. Thành phần cuối cùng là bộ điều khiển. Đó là các nút bấm để tắt, mở hoặc thay đổi tốc độ quay của quạt.

Ngoài ra, một số loại quạt hiện đại còn có thêm đèn, cảm biến nhiệt độ, bộ tạo khí ô-zôn…Quạt điện có cơ chế họa động như sau: Quạt thổi, đẩy gió về phía trước quạt, do đó nếu ta đứng trước quạt sẽ thấy luồng gió thổi vào người. Do nhu cầu sử dụng của quạt điện thời hiện đại càng cao nên quạt được cải tiến với nhiều chức năng hơn ngày trước.

Quạt điện không còn chỉ sử dụng khi tạo gió, mà còn có nhiều chức năng khác như phun sương, dùng làm đèn ngủ, sưởi ấm..vv. Với mỗi chức năng, quạt điện lại có những cách thức hoạt động khác nhau phù hợp với nhu cầu người dùng. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng, trên thị trường có rất nhiều loại quạt điện khác nhau với những nhãn hàng khác nhau. Kể đến như: quạt điện của Toyota, quạt điện của Senko, quạt điện của Thống Nhất,….

Có rất nhiều loại mẫu mã khác nhau với từng mức giá phù hợp “ túi tiền” người mua. Từ năm trăm nghìn việt nam đồng chúng ta có thể mua được một chiếc quạt điện tốt. Quạt điện được sử dụng rộng rãi với chức năng thổi mát vào mùa hè. Tuy nhiên với nhiều nhu cầu mới của con người, quạt điện còn được dùng để thổi khô quần áo, tóc,…

Và có điều bất ngờ là quạt điện nhỏ còn được sử dụng trong các thiết bị khác như máy hút bụi, máy điều hoà không khí,…Quạt điện rất dễ sử dụng nhưng chúng ta vẫn cần phải lưu ý khi sử dụng. Trước tiên, không nên ngồi trước quạt điện quá lâu. Thời gian hợp lý để sử dụng quạt điện là không quá một tiếng.

Ngoài ra, ta nên để quạt ở chế độ xoay, luồng gió sẽ phát tán đi nhiều hướng nên không làm giảm quá nhiều nhiệt độ bề mặt da người. Việc làm này sẽ giúp ta tránh được việc bị đau lưng, mệt mỏi. Với một số quạt có chế độ hẹn giờ, ta nên cho quạt tự động giảm tốc độ hoặc tắt đi khi gần về sáng.

Bên cạnh đó, khoảng cách hợp lý để đặt quạt là phải cách xa trên 2 m. Không nên có thói quen khi thấy nóng là ngồi thật gần quạt. Điều đó có hại cho sức khỏe.Bên cạnh việc sử dụng đúng cách, ta cũng phải lưu ý việc bảo quản quạt điện. Ta không nên để quạt quay ở tốc độ tối đa trong một thời gian dài.

Định kỳ sáu tháng, châm dầu nhớt vào trục xoay và các bạc đạn. Thường xuyên lau chùi quạt sạch sẽ, rửa cánh quạt khi nó đóng bụi quá nhiều. Nếu phát hiện những bất thường khi quạt hoạt động như có tiếng kêu lọc cọc, cánh quạt bị lỏng, vỏ quạt bị nứt… thì ta phải nhanh chóng đem đi sửa chữa.

Như vậy, quạt điện là một trong những phát minh quan trọng của đời sống con người. Thiếu nó, cuộc sống của chúng ta sẽ thiếu tiện ích. Vì thế chúng ta rất cần trân trọng chúng.

Thuyết minh về cái quạt điện  4

Trong hàng trăm những phát minh và cải tiến vĩ đại của loài người, chúng ta không thể không kể đến quạt điện. Quạt điện là một trong những vật dụng quen thuộc và đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người.

Theo các ghi chép tổng hợp, quạt điện ra đời năm 1832 do Omar-Rajeen Jumala phát minh. Về sau khi phát hiện ra nguồn điện trên trái đất Thomas Alva Edison và Nikola Tesla đã giúp cải tiến quạt chạy bằng cơ học sang quạt chay bằng điện như ngày nay chúng ta đang sử dụng.

Quạt điện cơ bản được cấu tạo 4 bộ phận là vỏ quạt, cánh quạt, động cơ và bảng điều khiển có bộ chuyển hướng. Vỏ quạt thường được làm bằng chất liệu bền như nhựa, sắt, inox,… còn cánh quạt được làm từ kim loại. Tùy từng loại quạt mà có 4 cánh hoặc ba cánh. Để bảo vệ cánh quạt, người ta tạo ra lồng quạt bằng kim loại, nó có các khe xếp liền với nhau để không bị chắn gió. Các khe quạt cùng tụ lại thành một hình tròn ở tâm lồng quạt. Thường trên hình tròn ấy nhà sản xuất in số liệu, thông tin về quạt hoặc logo hãng,…

Quạt là một đồ vật hiện đại nên cách hoạt động của nó và cơ chế quay cũng khá phức tạp. Khi có dòng điện chạy trong dây dẫn quấn trên lõi sắt từ ghép nhiều miếng lại với nhau tạo ra một lực tác động lên rotor. Do vị trí các cuộn dây đặt lệch nhau và tác dụng làm lệch pha của tụ điện sẽ tạo ra trong lòng stator các lực hút không cùng phương với nhau. Vì hai lực hút lệch nhau về thời gian và phương nên sẽ tạo ra trong lòng stator một từ trường quay làm cho rotor quạt quay. Người ta sử dụng bảng điều khiển để khiến quạt quay theo tốc độ và hướng minh mong muốn.

Quạt đã phát triển từ rất lâu và giờ đây nó được cải tiến về kĩ thuật, mẫu mã thiết kế cũng trở nên đa dạng hơn. Bằng chứng chứng minh cho bước phát triển không ngừng của quạt điện là sự ra đời của các hãng quạt lớn như senko, electronic, Thống Nhất,… Mỗi hãng quạt sẽ cho ra những mẫu quạt tiện dụng nhất, đẹp nhất và giá cả phù hợp để cạnh tranh thị trường. Vì vậy người mua có thể thỏa sức lựa chọn các mặt hàng mà mình có nhu cầu sử dụng.

Cứ mỗi mùa hè đến, quạt là một đồ vật cực kì hữu dụng. Sử dụng dễ dàng bằng cách bật tắt các công tắc trên bảng diều khiển và điều khiển quạt quay bằng bộ chuyển hướng, khi quạt hoạt động, những cánh quạt với tốc độ quay rất mạnh phả gió ra phía trước. Dường như nó thổi bay đi những cơn nóng bức mùa hè. Quạt không chỉ làm mát, mà giờ đây nó còn có nhiều chức năng hơn như phun sương làm ẩm không khí, hoặc phả hơi nóng giữ ấm trong mùa đông,…

Như vậy, quạt là mọt trong những vật dụng quan trọng và tiện lợi hơn rất nhiều. Khi chúng ta nóng nực thay vì cầm những chiếc quạt nan để làm mát thì đã có quạt điện. Thế nên chúng ta nên biết cách giữ gìn và bảo vệ quạt- một vật dụng không thể thiếu trong đời sống.

Thuyết minh về cái quạt điện  5

Trong vô số các vật dụng và đồ dùng sinh hoạt của con người, có lẽ không thể thiếu chiếc quạt điện tiện lợi và hữu ích trong những ngày thời tiết oi ả nóng nực ở Việt Nam chúng ta.

Quạt là một đồ dùng đã xuất hiện từ rất lâu rồi ở vùng Trung Đông vào năm 1832 do nhà phát minh vĩ đại Omar- Rajeen Jumala phát minh ra nó. Quạt được đưa vào sử dụng rất nhiều đến năm 1934. Và khi Thomas Alva Edison và Nikola Tesla tìm ra nguồn năng lượng điện trên địa cầu vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, quạt được cải tiến từ quạt cạy bằng cơ lên chạy bằng máy. Giữa năm 1882 đến năm 1886, Tiến sĩ SchuylerSkaats Wheeler đã phát triển thành loại quạt để bàn và quạt điện cá nhân. Một công ty động cơ điện ở Mĩ Crocker & Curtis đã mua lại sản phẩm này và đưa vào thị trường cho người sử dụng. Năm 1882, Philip Diehl đã giới thiệu đến chiếc quạt điện trần và Diehl được xem là cha đẻ của chiếc quạt điện hiện đại ngày nay mà người ta vẫn thường sử dụng trong các hộ gia đình.