Thuyết minh về cách làm bánh chưng ngày Tết 1
“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”
Bánh chưng là một trong những món ăn không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt Nam mỗi dịp Tết đến xuân về. Từ bao đời nay, bánh chưng đã như một món ăn gắn bó, sum vầy, mang đậm hương vị Tết cổ truyền dân tộc.
Truyện xưa kể rằng, từ đời Hùng Vương thứ 6, hoàng tử Lang liêu đã được vua cha lựa chọn để truyền ngôi với món bánh chưng, một thức bánh làm từ lúa gạo, do chính con người làm ra. Bánh chưng thường đi liền với bánh dày, nếu như bánh dày hình tròn, tượng trưng cho trời thì bánh chưng lại hình tượng trưng cho đất, con người luôn phải biết ơn mảnh đất đã sinh ra và nuôi sống chúng ta. Bánh chưng bao gồm những nguyên liệu rất đơn giản: Lá dong dùng để gói bánh, gạo nếp làm vỏ bánh và đỗ xanh, thịt lợn, hành làm nhân bánh. Để chuẩn bị gói bánh chưng, ta phải chuẩn bị những lá dong với nhiều kích cỡ, rửa sạch. Gạo nếp và đỗ xanh phải được ngâm sẵn, thịt lợn thái miếng và hành thái lát mỏng. Sau đó đến công đoạn gói bánh chưng. Ngày trước ông bà ta gói bánh chưng thuần túy bằng tay, nhưng bây giờ thường có khuôn để gói bánh được vuông vắn và dễ dàng hơn. Đầu tiên là đặt hai chiếc lạt biên dưới khuôn, sau đó xếp một lớp lá dong vuông vắn lên bốn mép khuôn. Tiếp theo là một lớp gạo nếp. Sau khi đã đổ gạo nếp lần thứ nhất, ta sẽ cho nhân bánh chưng gồm có đỗ, thịt và hành vào, xan đều ra giữa bánh rồi lại đổ thêm một lớp gạo nếp nữa. Cuối cùng là gói bánh lại và dùng lạt để cố định bánh cho chắc chắn. Khi gói bánh ta không nên xê dịch để tránh bị góc lệch. Những chiếc bánh chưng được coi là đạt tiêu chuẩn khi phần gạo và nhân bánh được nằm vuông vắn trong lớp lá, khi gói bánh chưng, không được cho lớp lá quá mỏng hay rách bởi nếu vậy khi luộc ruột bánh sẽ bị bung ra ngoài. Sau khi gói xong bánh chưng, ta cần chuẩn bị một nồi lớn để luộc bánh, thường thì sẽ luộc bánh chưng bằng bếp củi vì mất khá nhiều thời gian, xếp lần lượt bánh chưng vào nồi sau đó đổ nước vào, để lửa cháy âm ỉ trong khoảng 6-10 tiếng. Bánh chưng cần luộc lâu để chín đều và mềm thơm. Sau khi luộc xong bánh chưng cần được ép cho vuông vắn. Lúc ấy một chiếc bánh chưng mới hoàn chỉnh.
Bánh chưng thường được dùng để cúng ông bà tổ tiên, mang làm quà biếu tặng mỗi dịp Tết đến xuân về, vừa gần gũi lại vừa lịch sự. Bóc bánh chưng, màu bánh phải xanh màu lá dong, gạo phải mềm và chín tới mới ngon. Bánh chưng không cắt bằng dao mà dùng chính lạt gói bánh để cắt rất dễ dàng. Lớp vỏ bánh dính chặt và thơm mùi gạo nếp, mùi lá dong, đỗ bở tới, quyện với thịt lợn và hành tươi tạo nên một hương vị độc đáo và riêng biệt. Bánh chưng thường được ăn kèm với hành muối và dưa món,… Những chiếc bánh chưng trong mâm cơm ngày Tết vừa là món ăn thân thuộc vừa là mong chờ và niềm chúc cho những điều tốt đẹp trong năm mới sẽ đến với mỗi gia đình.
Cho dù xã hội có phát triển đến đâu, những món ăn mới và ngon như thế nào có ra đời, vị trí của bánh chưng trong mỗi dịp lễ trọng đại của dân tộc vẫn không thể thay thế. Món bánh chưng mộc mạc giản dị mà đầy ý nghĩa, vừa là sự biết ơn với ông cha ta, vừa là nét đẹp văn hóa không thể phai mờ.
Thuyết minh về cách làm bánh chưng hay nhất 2
Bánh chưng là loại bánh truyền thống đặc biệt và không thể thiếu trong những ngày lễ tết, bánh chưng còn được nhắc đến trong những trang sử, những câu chuyện cổ mà từ thuở nhỏ ta được nghe kể.
Vua Hùng thứ sáu sau khi đánh tan giặc xâm lược liền tính đến chuyện nhường ngôi, lệnh cho các con tìm thức quả tròn Đạo hiếu trời đất. Các hoàng tử đua nhau đi tìm các bảo bối, từ lên rừng săn bắn, xuống biển để chài lưới, hoặc tìm ngọc quý đổi chác, đều là của ngon vật lạ. Hoàng tử thứ mười tám tên là Lang Liêu, tính tình tốt đẹp, thương dân, lại hay gần việc đồng áng nằm mơ thấy thần báo mộng làm bánh. Lang Liêu tỉnh dậy, cứ bắt chước theo lời thần chỉ mà làm. Lang Liêu bèn lựa gạo nếp ngon nhất đem vo cho sạch, rồi lấy lá xanh gói thành hình vuông, bỏ nhân ngon vào giữa, đem nấu chín tượng trưng cho Đất, gọi là bánh chưng. Lại lấy nếp nấu xôi đem quyện cho nhuyễn, nhào thành hình tròn để tượng trưng cho Trời, gọi là bánh dày. Lang Liêu đem bánh hình tròn, bánh hình vuông đến dâng. Vua nếm thử bánh thì thấy vị ngon, ăn mãi không chán. Của dâng hợp lòng vua, vua khen ngợi chàng và truyền ngôi cho. Kể từ đó, cứ đến ngày lễ Tết, là dân gian làm làm hai thứ bánh này để tròn Đạo hiếu.
Để làm nên một chiếc bánh chưng ngon, người làm đã phải dụng công từ khâu chọn nguyên liệu, các nguyên liệu cần có là: thịt ba chỉ( lúc ăn sẽ nếm được vị ngậy và bùi), gạo nếp, đỗ xanh, lá dong, lạt và các gia vị như hạt tiêu, hành…Việt Nam từ xưa vốn nổi tiếng với nghề nông, nền văn minh lúa nước, những nguyên liệu của bánh chưng vừa là những thức quả gần gũi mà người dân làm ra, là thành quả lao động nên rất đáng trân trọng, từ những thức ăn gần gũi ấy mà chế ra một món bánh ngon, mới mẻ thì quả hay. Những chiếc lá dong mua hoặc cắt từ vườn về rồi rửa sạch tránh cho lá nát, cắt bớt phần cuống và tỉa thêm. Lá đạt tiêu chuẩn phải là lá vừa to, xanh, không úa, thì khi gói bánh mới đẹp, màu sắc mới tươi mắt. Gạo nếp vo sạch, để ngâm nước, các bà các mẹ hay chuẩn bị từ đêm hôm qua để sáng mai là có thể gói, sau đó vớt ra cho ráo. Đỗ xanh được ngâm nước ấm, đãi sạch vỏ. Thịt ba chỉ mua về đem nước rửa sạch, thái miếng thịt vừa đủ ăn, sau đó ướp với các gia vị như muối tiêu, nước mắm, để cho ngấm là được. Lạt giang được chẻ nhỏ, mỏng, mềm để dễ gói, lúc ăn cũng rất bóc. Người gói bánh chung thường có nhiều kinh nghiệm mới gói được chiếc bánh ngon, đẹp mắt, chiếc bánh chưng đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo. Trải lá dong theo khuôn, cho một bát gạo, nửa bát đỗ, nhân thịt để ở giữa, nhiều ít tuỳ thuộc mỗi người, rồi lại đắp một nửa bát đõ, một bát gạo, dàn ra cho phẳng cho cân là được, gói lá phải chặt tay, lạt cũng phải biết cách uốn. Như vậy, ta chỉ cần cho bánh vào nồi đun lửa nhỏ và canh bánh chín. Mùi bánh thơm phức làm nức lòng người đợi.
Bánh chưng chính là thức quà thiết yếu gắn bó từ bao đời với người dân Việt Nam cần cù, chịu khó.Đó là thành quả lao động, là tấm lòng hiếu kính cha mẹ, ông bà, tổ tiền của con cháu. Những hạt gạo hai nắng một sương, những hạt đỗ thơm, bùi, ngọt, dẻo, miếng thịt chia ngọt sẻ bùi. Nâng niu tấm bánh trên tay, cắn một miếng như được quay lại với những câu chuyện ngàn năm văn hiến.
Thuyết minh về cách làm bánh chưng cực hay 3
Từ xưa đến nay, bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong những ngày Tết đến xuân về của người dân Việt Nam.
Nói về bánh chưng, người ta nghĩ đến ngay truyền thuyết về sự ra đời của nó. Kể rằng, vua Hùng thứ sáu sau khi đánh tan giặc Ân vì muốn truyền ngôi cho một trong những người con trai của mình mà tổ chức cuộc thi tìm món ăn ngon và ý nghĩa nhất vào dịp lễ hội đầu xuân. Theo lời vua cha, các lang không tiếc công tiếc của sai người lên rừng xuống biển tìm những món ăn quý giá sang trọng để trình lên vua. Duy chỉ có Lang Liêu, người con thứ 18, do mồ côi mẹ từ sớm nên chàng không có người chỉ bảo hướng dẫn, vẫn mãi chưa biết tìm thức gì để hợp lòng vua cha. Đang lúc trở trăn suy nghĩ, chàng nằm mơ thấy thần chỉ điểm cho mình. Dựa theo lời thần nói, chàng lấy gạo nếp thơm làm nguyên liệu chính để làm hai loại bánh: thứ nhất là bánh hình vuông có màu xanh, tượng trưng cho đất và bên trong nhân thịt, nhân đỗ tượng trưng cho muông thú, cây cỏ; thứ hai là bánh được làm từ gạo giã nhuyễn, nặn thành hình tròn, tượng trưng cho trời. Với hai món bánh vừa dân dã nhưng tràn đầy ý nghĩa ấy, Lang Liêu được vua Hùng khen ngợi và truyền ngôi cho. Vua đặt tên cho bánh hình vuông là bánh chưng, bánh hình tròn là bánh dầy, về sau, dân ta cứ theo tục Tết đến thì làm hai thức bánh ấy và đó là cách mà bánh chưng ra đời.
Tách ra khỏi màu sắc truyền kì và lưu truyền đến đời nay, bánh chưng vẫn giữ nguyên những đặc điểm về hình thức với những ý nghĩa tương ứng. Bánh được gói bằng lá dong và lạt. Lá dong để gói bánh phải là những là dong tươi, được rửa sạch và cắt bớt phần cuống để đảm bảo độ xanh và độ mềm cho lá, còn lạt buộc phải được chẻ thật khéo để đảm bảo sự dẻo dai. Bánh chưng có năm lớp, hai lớp ngoài cùng bao bọc là gạo trắng, hai lớp bên trong là đỗ xanh đã được đồ lên và cuối cùng là nhân thịt ở giữa. Khi ăn có thể ăn kèm dưa hành cho đậm vị.
Bánh chưng đã trở thành món ăn truyền thống đầy ý nghĩa của người dân Việt Nam, vừa mang màu sắc trang trọng linh thiêng vừa bình dị dân dã. Trong những ngày lễ Tết, bánh chưng là một món ăn không thể thiếu trong mâm cơm cúng ông bà tổ tiên, là cách để con cháu thể hiện tấm lòng hiếu thảo cùng sự tưởng nhớ dành cho những người đã khuất. Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, bánh chưng là món ăn sáng được yêu thích với kích thước nhỏ hơn và nguyên liệu tối giản hơn. Và dù thế nào bánh chưng đã đi sâu vào đời sống người dân nước Việt, trở thành bản sắc của dân tộc “con rồng cháu tiên”.
Ngày nay, khi đất nước đang trong thời kì hội nhập và đổi mới, những nét đẹp văn hóa mang đậm màu sắc dân tộc đang đứng trước nguy cơ bị pha trộn và mai một, việc giữ gìn những truyền thống văn hóa nói chung và phong tục gói bánh chưng ngày tết nói riêng trở thành việc làm tất yếu của thế hệ trẻ trong công cuộc lưu giữ bản sắc dân tộc nước nhà. Và cũng những nét đẹp văn hóa, những món ăn truyền thống khác, bánh chưng sẽ luôn giữ vị trí quan trọng trong tâm hồn người dân nước Việt.
Thuyết minh về cách làm bánh chưng lớp 9 hay nhất 4
Bài văn thuyết minh về phong tục gói bánh chưng ngày Tết Bánh chưng là một sản vật xuất hiện từ rất xa xưa, từ thời đại Vua Hùng cho đến nay. Có thể nói, bánh chưng là trong những sản vật mang đậm tính truyền thống, vừa có sức trường tồn cùng với thời gian, theo những tháng năm lịch sử của dân tộc vừa rất gần gũi với đời sống thường nhật trong lĩnh vực văn hóa ẩm thực và tâm linh của người Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội ngày càng hiện đại, đã có nhiều truyền thống đang bị mai một, bên cạnh đó cũng còn một số giá trị truyền thống vẫn được người Việt lưu giữ cho đến tận bây giờ đó là phong tục gói bánh chưng vào nhưng dịp Tết đến xuân về. Theo truyền thuyết “Bánh chưng, bánh dầy”, Vào đời Hùng Vương thứ 6, nhân dịp giỗ tổ vua Hùng và nhà vua muốn truyền ngôi cho con nên đã triệu tập các quan Lang (các con của nhà vua) đến và truyền rằng: “vị quan Lang nào tìm được món lễ vật dâng lên tổ tiên hợp ý với nhà vua sẽ được nhà vua nhường ngôi“. Các vị quan Lang cùng đua nhau lên rừng, xuống biển tìm kiếm những món ngon vật lạ và các sản vật quý để làm lễ vật dâng lên nhà vua với hy vọng được nhà vua nhường ngôi cho. Trong đó có người con trai thứ mưới tám của vua Hùng tên là Lang Liêu, là người nghèo khó nhất trong số các người con của vua. Với tính tình hiền lành, chí hiếu, mẹ lại mất sớm, nên không thể tìm những sản vật quý hiếm về dâng vua cha. Chàng lo lắng không biêt phải làm sao thì bổng nằm mơ thấy ông Tiên bảo:”Vật trong trời đất không có gì quí bằng gạo, là thức ăn nuôi sống người. Nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng trưng Trời Đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành”. Lang Liêu tỉnh dậy mừng rỡ và làm theo lời Tiên ông đã dặn, chàng đã dùng những nông sản thường ngày gồm gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn và lá dong để tạo ra hai loại bánh Chưng và bánh dầy tượng trưng cho trời và đất làm lễ vật dâng vua. Đến ngày hẹn, các vị quan Lang đều đem cỗ tới nào là sơn hào hải vị,…Riêng lễ vật của Lang Liêu chỉ có bánh chưng bánh dầy. Vua cha lấy làm lạ nên hỏi, Lang Lêu bèn đem “Thần mộng” tâu lên. Vua nếm bánh thấy ngon, lại khen có ý nghĩa, rất hợp ý vua Hùng, và vua đã truyền ngôi cho Lang Liêu, tức là đời vua Hùng Vương thứ 7. Từ đó bánh Chưng, bánh dầy đã trở thành lễ vật không thể thiếu trong các nghi thức thờ cúng tổ tiên, để thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn đối với cha ông. Bánh Chưng có hình vuông, màu xanh tượng trưng cho Đất, đây cũng là món ăn, là nét đẹp truyền thống không thể thiếu vào mỗi dịp tết đến xuân về, mọi người cùng nhau quay quân bên nồi bánh chưng nghi ngút khói. Những chiếc bánh chưng xanh hình vuông rất độc đáo, sáng tạo mang đậm bản sắc dân tộc còn nhờ vào nguyên liệu, cách gói và cách nấu. Nguyên liệu chính là lúa gạo, đây thì tượng trưng cho nền văn hóa lúa nước nhiệt đới, với khí hậu nhiệt đới, quanh năm nóng ẩm, nên những chiếc bánh hình vuông có màu xanh được chế biến với nhiều hình thức khác nhau nhưng vẫn mang tính truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc. Phần nhân của bánh được làm từ thịt lợn mềm thơm được ướp gia vị đậm đà, nhân đậu xanh vừa ngon lành vừa bổ dưỡng. Và công đoạn gói bánh chưng cũng rất cầu kỳ, lá gói bánh phải là lá dong và cách gói phải thật kín, thật đẹp sao cho nước không thể vào trong, bánh mới ngon. Lạt phải buộc thật chật, chắc, không gói lỏng tay, cũng không chắc quá, bánh cũng không ngon. Xem chi tết: Cách gói bánh chưng ngon, đẹp cho ngày Tết Điều độc đáo hơn nữa là khoảng thời gian nấu bánh, không giống như những loại bánh khác, thời gian nấu bánh kéo dài khoảng 10 tiếng đồng hồ. Đây là lúc mọi người sum hợp cùng nhau quây quần ngồi trông nồi bánh bên bếp lửa hồng trong không khí lạnh của những đêm giáp tết, những em nhỏ hay nghịch thường hay lấy những củ khoai vùi sâu vào trong bếp than hồng rực cũng là những kỷ niệm không thể quên được trong lòng mọi người. Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm được dâng lên cúng ông bà tổ tiên vào ngày mùng 3 tết. Mâm cơm mang ra mời khách đều có sắc màu xanh mướt của bánh chưng, mỗi gia chủ đều muốn mời khách thử bánh chưng nhà mình , đó được coi như một điều may mắn với gia chủ và như một lời chúc “ăn nên làm ra”. Khi ăn bánh chưng người ta thường dùng với các loại mật hay nước mắm ngon, cũng có thể dùng kèm với dưa hành muối, củ cải dầm, dưa món,… Vào những ngày sau Tết, bánh Chưng còn lại được đem đi rán cũng rất ngon và trở thành món ăn ưa thích của nhiều người, đặc biệt là những em nhỏ. Khi ăn có cảm giác “trong dai, ngoài giòn” hòa quyện cùng mùi thơm đặc trưng của bánh chưng rán là một cảm giác rất dễ “gây nghiện” với nhiều người. Và họ tìm đến bánh Chưng rán ngon vào mỗi buổi sáng như một món ăn quen thuộc chứ không riêng gì dịp Tết. Ngày tết, ăn một miếng bánh chưng sau khi cúng lễ tổ tiên, ông bà, dư vị thời gian, không gian của lịch sử như cùng quy tụ trong màu xanh của bánh, mùi thơm thảo của hạt nếp tiền nhân để cùng suy ngẫm về ý nghĩa triết học và giá trị nhân văn của các truyền thuyết, các sự tích về bánh chưng của người Việt. Đó cũng là một cách di dưỡng tinh thần, làm giàu thêm bản sắc văn hoá tâm linh và văn hoá ẩm thực Việt Nam. Bánh chưng là món bánh Tết đặc trưng người dân các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Riêng với các tỉnh miền Nam, thì món bánh phổ biến trong những ngày Tết là bánh Tét, một loại bánh hình trụ tròn, được gói bằng lá chuối, với nguyên liệu là gạo nếp, thịt lợn và nhân bánh làm từ đỗ xanh, đỗ đen hay chuối. Hương vị của bánh Tét cũng không khác nhiều so với bánh Chưng. Theo lời ông bà xưa tương truyền rằng, do sự đối đầu giữa chúa Trịnh và chúa Nguyễn vào cuối thời nhà Lê, nên chúa Nguyễn đã cho nhân dân “đàng Trong” làm bánh Tét để tạo ra sự khác biệt với bánh chưng của “đàng Ngoài”. Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội, thì bánh chưng cũng ngày càng trở nên phong phú đa dạng về kích cỡ, hương vị cũng như những biến tấu phần nhân thêm mới lạ. Từ nông thôn cho đến thành thị, ở các khu chợ đi đâu bạn cũng có thể lựa chọn cho mình những chiếc bánh chưng với các kích cỡ, to nhỏ khác nhau, phần nhân cũng vì thế mà đa dạng với vị mặn hay ngọt, đều này cũng làm giàu thêm bản sắc văn hoá tâm linh và ẩm thực của người Việt Nam.
Thuyết minh về bánh chưng ngày Tết truyền thống Việt Nam 5
Nếu như Hàn Quốc có kim chi và canh rong biển, Nhật Bản có cơm shushi thì Việt Nam lại nền nã y như nó vốn có với món bánh chưng truyền thống.
Mỗi loài hoa sẽ có một hương thơm riêng, mỗi dân tộc sẽ có một bản sắc văn hóa và phong tục tập quán đặc trưng không trộn lẫn. Một trong những yếu tố tạo nên Văn hóa bản sắc dân tộc là văn hóa ẩm thực. Vâng, và chúng ta đang nói đến dân tộc Việt Nam dịu dàng và duyên dáng với chiếc áo dài duyên dáng, dưới chiếc nón lá xinh xinh và du dương trong những câu quan họ ngọt ngào nồng đượm. Chắc có lẽ bởi thế mà bánh chưng- một món ăn giản dị đã trở thành món ăn truyền thống của dân tộc ta từ bao đời nay.
Truyền thuyết kể rằng, vào thời vua hùng thứ sáu, nhà vua đã già và muốn truyền ngôi cho con nhưng chưa biết chọn ai trong số những người con trai của mình. Bởi thế, vua Hùng bèn gọi các con lại và nói rằng nếu ai tìm được món ăn ngon nhất để cúng Tiên Vương thì sẽ được nối ngôi. Các Lang nghe vua cha nói vậy, bèn kẻ lên rừng, người xuống bể tìm của ngon vật lạ, sơn hào hải vị để mang về cúng Tiên vương. Người con thứ mười tám của nhà vua là Lang Liêu, mẹ chàng bị vua cha ghẻ lạnh đâm sinh bệnh rồi chết. Từ nhỏ, chàng đã sống ở ngoài cung vua, hòa nhịp với cuộc sống của nhân dân lao động. Chàng vốn tính tình thuần hậu, chí hiếu nhưng lực bất tòng tâm , không biết kiếm của ngon vật lạ ở đâu để dâng lễ Tiên Vương. Vào đêm trước ngày tế lễ, chàng nằm mộng thấy có người chỉ rằng:” Vật trong trời đất không có gì quý bằng gạo, là thức ăn nuôi sống con người. nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông tượng trưng cho trời đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành”. Lang Liêu tỉnh giấc, bèn làm theo lời thần dặn làm bánh cúng Tiên Vương và được vua hùng truyền ngôi cho. Từ đó, bánh chưng trở thành một vật không thể thiếu trong mỗi dịp lễ tết trong dân gian Việt Nam.
Bánh chưng hình vuông, được gói bằng lá rong màu xanh rất đẹp mắt. Đó là một món ăn giản dị xuất phát từ một nền văn minh lúa nước. Nguyên liệu chính để làm bánh là gạo nếp, đỗ xanh, hành củ, hạt tiêu và thịt lợn. Gạo càng ngon thì bánh sẽ càng dẻo. Thịt lợn phải là thịt ba chỉ vừa nạc vừa mỡ. Thịt quá nạc bánh sẽ bị khô và ngược lại thịt quá mỡ sẽ khiến cho bánh ăn bị ngấy, mau chán Khi gói bánh, sau một lớp gạo lè đến một lớp đỗ, nhân là thịt lợn và hành được cho ở giữa rồi tiếp tục đến một lớp đỗ, rồi một lớp gạo. Lá dong là lá được dùng để gói bánh chưng vì có màu xanh rất đẹp và dịu, lại không làm mất đi hương vị của bánh. Khi gói phải gói thật kín, để khi luộc nước không thể vào trong, bánh mới ngon. Lạt phải buộc thật chặt, chắc nhưng phải khéo. Gói lỏng tay, bánh không ngon. Song nếu quá chắc, bánh cũng không ngon.
Độc đáo nhất là, bánh chưng được nấu trong thời gian dài, 8-10 tiếng đồng hồ. phải để lửa vừa phải, không to quá và cũng không bé quá. Tuy gọi là luộc bánh chưng nhưng nước không trực tiếp tiếp xúc với nguyên liệu được luộc (gạo nếp, đỗ, thịt lợn,…) nên là hình thức hấp hay chưng giúp giữa nguyên được vị ngon của gạo đỗ và thịt. Chắc có lẽ vì cách chế biến ấy mà người ta mới gọi thứ món ăn bổ dưỡng ấy là bánh chưng. Thời gian luộc bánh lâu nên các hạt gạo mềm ra như quyện vào nhau, không giống như khi đồ xôi. Khi hạt gạo nhừ mà quyện vào nhau như thế người ta gọi là bánh chưng “rề”, tức là bánh chưng đó đã đạt đến độ quyện dẻo như ý, là bánh ngon. Cũng nhờ đặc điểm thời gian làm chín bánh lâu, lại trong nước sôi nên nhân bánh là đỗ hay thịt có đủ thời gian để nhừ ra, hòa quyện đan cài các hương vị vào với nhau tạo nên một món ăn hoàn chỉnh nhất. Đó phải chăng cũng là quan niệm sống hòa đồng, hòa quyện, cởi mở của dân tộc ta?
Chế biến bánh chưng không khó nhưng cần công phu tỉ mỉ và bàn tay khéo léo. Đó cũng chính là những đức tính cao đẹp của con người Việt Nam.
Thuyết minh về cách làm bánh chưng cực hay 6
Mỗi độ Tết đến xuân về lòng người lại rộn ràng hơn, người người hối hả tất bật chuẩn bị đón tết. Không khí cận kề những ngày đầu của năm mới luôn đầm ấm, chan hòa tươi vui. Và hình ảnh quen thuộc chắc hẳn ai cũng nhớ đến ngay khi nghĩ về ngày tết đó là nồi bánh chưng bếp lửa bập bùng.
Gói bánh chưng từ lâu đã trở thành phong tục của người Việt mỗi độ xuân về. Được ví như linh hồn của ngày tết, nồi bánh chưng là hình ảnh không thể thiếu của ngày tết quê hương. Được ra đời theo sự giải thích của sự tích bánh chưng bánh giầy của người dân Việt, gói bánh chưng ngày tết đã trở thành phong tục của người Việt từ bao đời. Theo sự tích này, tục gói bánh chưng bánh giầy bắt đầu có ở nước ta từ thời vua Hùng. Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, với hơn 1000 năm Bắc thuộc và 100 năm nô dịch phương Tây, gói bánh chưng ngày tết vẫn giữ vẹn nguyên giá trị, trở thành truyền thống của người dân Việt. Trong sự tích trên, bánh chưng bánh giầy được một vị hoàng tử tên là Lang Liêu làm ra để dâng lên vua cha vào ngày lễ cúng tổ tiên. Và vì thế, chàng đã được vua cha nhường ngôi. Kể từ đó, bánh chưng đã trở thành món ăn không thể thiếu để dâng lên tổ tiên, thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên. Ý nghĩa của chiếc bánh chưng đã khiến nó trở thành một món ăn quý. Với hương thơm cùng vị ngon của nó, nó vẫn xứng đáng là món ăn phù hợp với thờ cúng tổ tiên.
Người Việt Nam chúng ta chuộng đạo Phật, những người không theo đạo phật vẫn có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Bởi vì thế, mà ngày tết, mâm cơm thờ cúng luôn được các gia đình chs trọng. Chiếc bánh chưng đặt lên mâm thờ phải đẹp phải ngon, đúng với ý nghĩa của chiếc bánh chưng vào dịp Tết. Chính vậy, phong tục gói bánh chưng vẫn cứ mãi trường tồn cùng năm tháng. Ngày cận kề xuân sang, người người nhà nhà đua nhau gói bánh chưng khiến không khí càng thêm đầm ấm vui vẻ. Con cái ở xa về đoàn tụ với gia đình, những người chồng, người vợ tha hương cũng trở về với căn nhà ấm áp để đón xuân. Cả nhà quây quần dưới mảnh chiếu trước sân, cùng lau lá, đãi đỗ, vo gạo, nêm muối để chuẩn bị gói bánh. Các bà các mẹ khéo tay gói từng chiếc bánh một cách cẩn thận, bọn trẻ con cười đùa nhóng nhẽo thấy hay cũng chạy lại đòi gói đòi nêm. Không khí rộn ràng vui tươi càng làm mọi người thêm ấm áp. Cái không khí ấy, một đời người không sao quên được. Những ai xa quê không thể trở về với mái nhà mẹ già đang ngóng, con nhỏ đang trông thật sự thèm lắm cái không khí ấy. Thông thường, mọi người sẽ gói bánh gần ngày 30 Tết, thường là trước ngày 30 Tết một ngày. Mục đích là bởi để đêm ngày 30 Tết sẵn sàng có chiếc bánh chưng thơm ngon để dâng lên ông bà tổ tiên. Những nồi bánh chưng to, khói bốc nghi ngút luôn hấp dẫn mấy đứa trẻ con trong nhà. Chúng háo hức được nhín thấy những chiếc bánh mà hổi chiều mẹ gói, có khi muốn nếm thứ chiếc bánh nhỏ xinh méo mó mà là chiếc bánh chưng đầu tay của chúng nó. Nên, chúng luôn được giao nhiệm vụ trông nồi bánh chưng. Nồi bánh chưng được đun bằng củi, lúc nào cũng phải đảm bảo lượng lửa liu riu, chỉ cần mất tập trung, bánh nấu xong sẽ không ngon. Những gương mặt nhỏ xinh hồn nhiên, ánh mắt sáng bừng vì có ánh lửa chiếu vào, không ai có thể không yêu những ánh mắt ngây thơ ấy. Nồi bánh chưng là một điểm sáng của ngày tết, là linh hồn của ngày tết. Thiếu đi những nồi bánh chưng bập bùng ánh lửa, tết sẽ mất đi hương vị của nó.
Ngày nay, với guồng quay công việc tất bật và bận rộn, nhiều gia đình đã không thể có những nồi bánh chưng, những không khí ấm áp quanh chiếc chiếu bánh chưng ngày cuối năm. Không khí tết cũng ngày càng nhạt dần vì lý do đó. Chính vì thế, ở nhiều nơi, mọi người đã vận động, khuyến khích nhau tiếp tục thực hiện phong tục này để tìm lại hương vị ngày Tết. Thông qua các cuộc thi gói bánh chưng, không khí tết phần nào đã trở về với từng góc nhà ngõ nhỏ. Có thể thấy, dù trải qua bao thăng trầm, ba sự đổi mới, phong tục gói bánh chưng vẫn là phong tục đẹp đẽ, với ý nghĩa nhân văn, và là hơi thở của ngày Tết quê hương.
Thuyết minh về cách làm bánh chưng 7
Nước Việt Nam ta từ bao đời nay có nhiều truyền thống đạo lý tốt đẹp. Cha ông ta đã giữ gìn những nét đẹp ấy và rồi truyền lại cho con cháu đời sau tiếp tục nối tiếp và lưu giữ những truyền thống ấy. Trong số đó, không thể không nhắc đến bánh trưng, một loại bánh mà sự ra đời của nó là cả một câu chuyện li kì, hấp dẫn.
Theo những câu chuyện đã truyền lại thì bánh chưng có từ thời các vua Hùng. Đó là vào thời vua Hùng Vương thứ 6, khi tìm người kế vị ngai vàng, ông đã yêu cầu các hoàng tử dâng lên một món ăn mà họ cho là ngon nhất. Món ăn của ai ngon sẽ được chọn làm vua. Hầu hết các hoàng tử đều chọn làm các món sơn hào hải vị và dĩ nhiên là chúng rất ngon. Chỉ có Lang Liêu là làm bánh chưng bánh dày. Chiếc bánh chưng bánh dày làm từ gạo tượng trưng cho đất và trời đã thuyết phục tất cả mọi người và chàng được chọn lên làm vua kế vị.
Từ bao lâu nay, bánh chưng đã trở thành món ăn tinh thần của người dân Việt Nam. Chiếc bánh chưng có hình vuông đẹp mắt, gói bên ngoài bằng những chiếc lá dong xanh mướt. Người ta dùng những chiếc lạt để buộc bánh chưng lại cho chặt. Những nguyên liệu để làm bánh chưng là những nguyên liệu vô cùng quen thuộc với người Việt Nam. Nhân bánh được làm từ gạo nếu, đậu xanh và thịt lợn. Ngoài ra còn có thêm một vài loại gia vị nữa như muối, hạt tiêu, hành,… Lá dong dùng để gói bánh thường là lá dong bánh tẻ. Có như vậy thì bánh mới ngon, bánh luộc lên lá vẫn xanh và khi bóc thì không bị dính. Lạt được chẻ và tước mỏng ra từ những cây giang. Lạt giang chẻ phải thật mỏng, đủ mềm để buộc bánh dễ dàng. Lạt chẻ có màu vàng ngà khi gói với lá dong xanh sẽ tạo thành hai màu đối lập nổi bật trông rất đẹp. Gạo dùng để nấu bánh trưng nên là gạo nếp cái hoa vàng bởi đây là loại gạo ngon, thơm. Muốn nấu bánh được dẻo thì gạo phải ngâm trước từ đêm với nước nóng khoảng 8 tiếng sau đó đem vo lại rồi xóc cho ráo nước. Đậu xanh dùng loại đã đãi vỏ hoặc mua loại có vỏ về ngâm với nước nóng rồi tự đãi vỏ. Thịt lợn thường dùng loại thị 3 chỉ vì có cả nạc cả mỡ. Thịt xắt miếng to cỡ nửa bàn tay sau đó ướp với gia vị cho ngấm. Chọn lá dong to đẹp rồi đem rửa sạch và lau khô trước khi gói. Khi tiến hành gói bánh chưng bạn đặt tất cả các nguyên liệu cần thiết xung quanh. Cần có thêm một chiếc kéo để cắt lá dong. Đặt lá dong lên bề mặt phẳng, sạch, người Việt thường đặt lên mâm. Khoảng 3-4 chiếc lá dong sẽ gói được một chiếc bánh chưng. Đầu tiên múc một bát gạo đổ vào giữa lá dong, dàn đều rồi cho nửa bát đỗ, 2 miếng thịt, nửa bát đỗ và thêm 1 bát gạo nữa. Đãi gạo sao cho gạo che kín đỗ và thịt. Lúc này nhẹ nhàng bẻ bốn góc lá cho vuông vức. Sau cùng dùng lạt buộc chặt chiếc bánh lại. Nếu muốn đẹp có thể dùng khuôn để gói bánh. Sau khi gói hết chỗ nhân đã chuẩn bị thì buộc bánh theo từng cặp và xếp vào nồi to, mang ra bếp củi đun trong khoảng 8-10 tiếng. Trong quá trình đun phải canh để lửa cháy đều và thêm nước nóng vào nồi luộc bánh nếu như thấy nước cạn. Đó là lý do vì sao ta thấy người Việt luôn đặt một ấm nước bên cạnh nồi luộc bánh chưng.
Trong những ngày rằm, mùng 1 hay ngày lễ Tết, giỗ chạp, trên mâm cỗ cúng của người Việt không thể nào thiếu được chiếc bánh chưng. Loại bánh này đã đi sâu vào truyền thống văn hóa của dân tộc và trở thành món ăn tinh thần của người dân Việt Nam. Bánh chưng là biểu tượng cho đất nơi mà con người sinh ra và lớn lên.
Mặc dù ngày nay có nhiều món bánh ngon, hiện đại và cách làm cũng đơn giản hơn nhưng không có một loại bánh nào có thể thay thế được bánh chưng.
Thuyết minh về bánh chưng ngày Tết lớp 9 8
Truyền thống Việt Nam bao đời vẫn thật đẹp. Nét đẹp văn hóa ấy còn lưu truyền đến ngày nay qua bao thế hệ . Trong đó có bánh chưng- một loại bánh có nguồn gốc rất kì diệu từ một sự tích từ hàng ngàn năm thời vua Hùng.
Theo sử sách Bánh chưng được truyền lại từ thời các Vua Hùng trong truyền thuyết Lang Liêu, một trong những người con của Vua Hùng đã dùng lúa nếp để làm ra bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh dày tượng trưng cho trời. Nhờ hai loại bánh này mà Lang Liêu được cha truyền ngôi báu. Có lẽ vì thế mới xuất hiện hai từ “ngọc thực”.
Bánh chưng là một món ăn tinh thần lâu đời của người Việt, nó được gói hình vuông đẹp mắt bằng lá dong rửa sạch với nước suối. Nguyên liệu làm bánh chưng cũng rất đơn giản và quen thuộc gồm: gạo nếp, đỗ xanh, thịt ba chỉ thơm ngon, hành và một số gia vị như hạt tiêu, muối… Tốt nhất là lá dong bánh tẻ, không già, không non thì gói bánh mới đẹp. Lạt giang chẻ sẵn, mỏng và mềm, màu vàng ngà, rất hợp gói với lá dong xanh. Gạo nếp cái hoa vàng dẻo thơm được ngâm trước từ đêm trước, đem xả rồi xóc cho ráo nước. Đậu xanh đãi sạch vỏ. Thịt lợn xắt miếng to cỡ nửa bàn tay ướp gia vị cho thấm. Lá dong đã được cắt cuống, rửa sạch, lau khô… Tất cả bày sẵn ra chiếc nong, chờ người gói. Các công đoạn gói bánh chưng tưởng chừng đơn giản mà khá tỉ mỉ. Đầu tiên trải lá ra mâm đong một bát gạo đổ vào, dàn đều rồi đổ nửa bát đỗ, xếp hai miếng thịt, lại thêm nửa bát đỗ, một bát gạo nữa. Ta đãi gạo che kín đỗ và thịt rồi nhẹ nhàng bẻ bốn góc lá cho vuông vức, sau đó xiết chặt từng chiếc lạt, thì ta đã có một chiếc bánh chưng hoàn thiện. Sau đó buộc lại từng cặp xếp vào nồi, đổ nước sôi và luộc với ngọn lửa nhỏ lom rom. Luộc bánh chưng thời gian khá dài từ 8 đến 10 tiếng tùy thuộc vào lượng bánh trong nồi. Tất cả những điều cơ bản được hoàn thành, tà chỉ việc ngồi đợi canh nồi đợi bánh chín thơm lừng.
Bánh chưng đối với người dân Việt Nam là món ăn quen thuộc và là món ăn tinh thần không thế thiếu, bánh chưng luôn có sự hiện diện trong đời sống văn hoá ẩm thực và văn hoá tâm linh của người Việt Nam . Đặc biệt trong những ngày lễ tết, bánh chưng được bày trên mâm cúng ông bà tổ tiên tượng trưng cho lòng thành kính của con cháu đối với ông bà, bề trên. Bánh chưng được làm từ những hạt ngọc đã nuôi sống con người từ thuở hoang sơ, nuôi dưỡng cả nên văn hóa của nước nhà, khi ta ăn một miếng bánh chưng sau khi cúng lễ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, dư vị thời gian, không gian huyền thoại của lịch sử như cùng quy tụ trong màu xanh của bánh, mùi thơm thảo của hạt nếp tiền nhân để cùng suy ngẫm về một sự tích xa xôi một thời.
Giờ đây, đất nước trên đã phát triển, công nghiệp hóa hiện đại hóa, mọi thứ càng phát triển tiên tiến, những nét truyền thống ngày càng mai một nhưng bánh chưng là món ăn vẫn được người dân Việt chú trọng và gìn giữ. Mặc dù thứ bánh đó đã trở thành món hàng hóa để thu lợi nhuận mỗi khi gần dịp tết, nhưng nó vẫn không bị lãng quên, không bị thay thế bởi những món đồ ăn nhanh của ngước ngoài.
Bánh chưng, một loại bánh gắn liền với lịch sử dân tốc từ thời văn minh lúa nước. Chúng ta những con dân Việt Nam phải cùng nhau giữ gìn nét văn hóa ẩm thực đẹp đẽ ấy và tự hào về nó cũng chính là tự hào về truyền thống dân tộc vẻ vang.
Thuyết minh về bánh chưng ngày Tết lớp 9 cực hay 9
“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ – Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh” . Mỗi khi đến Tết cổ truyền thì hình ảnh về chiếc bánh chưng lại không thể thiếu trên bàn thờ của mỗi gia đình người Việt.
Trước tiên ta sẽ đi tìm hiểu về nguồn gốc của chiếc bánh chưng. Theo truyền thuyết, bánh chưng xuất hiện ở đời vua Hùng thứ 16 do con trai vua là Lang Liêu làm ra để làm lễ tiên vương. Nhờ loại bánh này mà vua cha đã truyền ngôi cho chàng và thứ bánh hình vuông tượng trưng cho mặt đất được nhà vua đặt tên là “bánh chưng”. Để tạo ra một chiếc bánh chưng thì khâu chọn nguyên liệu là rất quan trọng. Bao gồm: thịt lợn (thường là thịt ba chỉ), gạo nếp (ngon nhất là nếp thầu dầu), đỗ xanh, lá dong, lạt và các gia vị như hạt tiêu, hành, thảo quả, muối đường. Những nguyên liệu ấy vừa quen thuộc, vừa gần gũi với chúng ta mà cũng vô cùng ý nghĩa bởi trong trời đất không gì quý bằng hạt gạo. Tiếp theo ta cần biết cách sơ chế nguyên liệu cho hợp lý. Lá dong mua hoặc cắt từ vườn về rồi rửa sạch sau đó dùng khăn lau khô, cắt bớt phần cuống cho vừa với khuôn bánh. Lá gói bánh phải là lá dong tươi, lá to bản và không bị rách, có màu xanh mướt. Những lá bé hơn hoặc bị rách thường làm lá độn. Gạo nếp để gọi bánh thường là gạo thu hoạch vào vụ mùa bởi gạo mùa này có hạt to, tròn, thơm và dẻo hơn gạo vụ chiêm. Gạo nếp vo sạch, ngâm nước trong thời gian từ 12 – 14 tiếng, sau đó vớt ra xóc lại với nước sạch rồi để cho ráo. Đỗ xanh cũng là nguyên liệu cần lựa chọn công phu. Người ta thường mua loại đỗ tiêu, hạt nhỏ, lòng vàng để gói bánh. Đỗ xanh được vỡ đôi ngâm với nước ấm 40 độ trong khoảng 2 giờ cho mềm và nở, sau đó vớt ra đãi sạch vỏ và để ráo nước. Người ta thường bung đỗ nên cho chin rồi nắm thành từng nắm cho tiện gói bánh. Thịt lợn mua về rửa sạch, để ráo nước, sau đó thái thịt thành từng miếng khổ lớn rồi ướp với hành tím thái mỏng, muối tiêu, thảo quả để khoảng 2 tiếng cho ngấm. Người ta dùng thịt ba chỉ để gói bánh vì loại thịt này vừa có mỡ vừa có nạc sẽ khiến cho bánh có vị ngậy, béo. Khi ướp thì không nên dùng nước mắm vì sẽ nhanh bị ôi thiu. Để có lạt gói bánh, người ta mua ống giang về chẻ thành từng nan mỏng. Trước khi gói, nhiều người còn cầu kì ngâm lại với nước muối hoặc hấp lên cho mềm ra.
Để gói bánh chưng đẹp thì không phải là một việc dễ dàng. Trước hết ta xếp hai chiếc lá lồng lên nhau tạo thành hình chữ thập, sau đó đặt khuôn bánh lên sao cho phần giao nhau của hai chiếc lạt nằm ở khoảng giữa của khuôn bánh. Dùng bốn chiếc lá mặt gấp vuông góc với bốn góc của khuôn bánh, xếp vào kín bốn góc sau đó cho thêm các lớp lá độn. Lần lượt xúc một bát gạo trải đều lên lớp lá, bẻ nửa nắm đỗ trải đều lên lớp gạo. Lấy hai, ba miếng thịt đặt lên trên lớp đỗ làm nhân. Sau đó lại tiếp tục trải nửa nắm đỗ còn lại rồi đổ tiếp một bát gạo nữa cho đầy mép khuôn. Gấp lần lượt lá độn rồi lá mặt sao cho tạo thành mặt phẳng so với các mép khuôn rồi gỡ khuôn ra khỏi bánh, buộc lạt thật chặt. Gói bánh cần bàn tay khéo léo, tỉ mỉ, cẩn thận để gói ra chiếc bánh vuông vắn dâng lên bàn thờ tổ tiên. Khâu cuối cùng là luộc bánh. Muốn lá bánh sau khi luộc vẫn giữ được màu xanh đẹp mắt, người ta thường dùng nồi tôn để luộc. Bánh luộc khoảng 10- 12 tiếng là chin. Trong quá trình luộc phải đảm bảo nước ngập đầu bánh để bánh không bị sượng. Bánh chín vớt ra dùng nước lạnh rửa sạch sau đó để nơi khô ráo, sạch sẽ, dùng vật nặng để ép cho bánh được chắc.
Bánh chưng là món ăn cổ truyền của dân tộc Việt Nam nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu với cha ông, với đất trời. Người ta thường chọn những cặp bánh đẹp nhất để dâng lên bàn thờ lễ gia tiên. Một chiếc bánh đạt yêu cầu khi ép xong có hình vuông vức, không bị lòi gạo ra ngoài, lá vẫn giữ được màu xanh, khi ăn phải mềm có vị dẻo thơm, béo ngậy hòa quyện của các nguyên liệu.
Bánh chưng đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt vào mỗi dịp Tết đến xuân về. Hình ảnh chiếc bánh chưng mang ý nghĩa sum vầy, đoàn tụ, gợi không khí gia đình gần gũi, ấm áp.
Thuyết minh về cách làm bánh chưng 10
Trong những ngày xuân rộn ràng , lòng người náo nức mừng dịp Tết Nguyên Đán, trên khắp nẻo đường đâu đâu chúng ta cũng thấy không khí tấp nập mua sắm bánh kẹo ,quần áo mới , đồ dùng để trang trí cho ngôi nhà thêm mới trong ngày Tết .Nhưng không thể thiếu một món ăn đó chính là bánh chưng .Bánh chưng từ lâu đã là một loại bánh không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam . Bánh trưng nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời .Tương truyền rằng vào đời vua Hùng thứ 6 ,sau khi đánh dẹp loạn xong giặc Ân, nhà vua muốn truyền ngôi cho con.Nhân dịp đầu xuân ,vua gọi các thái tử lại và yêu cầu các hoàng tử đem dâng lên vua cha thứ mà họ cho là quí nhất để dâng lên bàn thờ tổ tiên nhân ngày đầu xuân.Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ đem lên vua cha ,với hi vọng mình sẽ được vua cha truyèn ngôi cho . Trong khi đó , người con trai thứ mười tàm của hùng vương là lang liêu có tính hiền hậu ,sống gần giũ với người nông dân lao động nghèo khổ nên chàng không có thứ gì quí để dâng lên vua cha .Một đêm lang liêu nằm mộng thấy có 1 vị thần đến chỉ cho cách làm một loại bánh từ lúa gạo và những thức có sẵn gần gũi với đời sống hàng ngày. Tỉnh mộng ông vô cùng mừng rỗ làm theo cách chỉ dạy của thần .Đến ngày hẹn các hoàng tử mang thức ăn đến dâng lên mâm cổ biết bao sơn hào hải vị , nem công cả phượng .riêng hoàng tử Lang Liêu thì chỉ có 2 loại bánh được làm theo lời thần dạy . Thấy làm lạ nên vua cha bèn đến bên cạnh chàng và hỏi ,thì được lang liêu kể lại câu chuyện được thần báo mộng ,và giải thích ý nghĩa của bánh .Vua cha nghe những lời của chàng nói thấy cũng có lý , nên nến thử ,thấy bánh ngon ,khen có ý nghĩa rồi đặt tên cho bánh là bánh chưng và bánh dày rồi truyền ngôi cho Lang LiêuCách làm bánh cũng rất đơn giản. Những nguyên liệu làm bánh gồm : gạo nếp ,đậu xanh(đỗ) , thịt lợn ba dọi , lá dong (không biết còn thiếu gì nữa không nếu thiếu thì bổ sung giúp mình nha). Gạo nếp thường là gạo thu hoạch vụ mùa. Gạo vụ này hạt to ,tròn ,đều và thơm dẻo hơn các vụ khác.Còn có những gia đình phải chọn mua bằng được loại nếp cái hoa vàng hoặc nếp nương .Đỗ xanh thường được lựa chọn công phu .Thịt thì nên chọn thịt ba dọi vừa có mỡ vừa có nạc khiến nhân bánh có vị béo đậm đà ,không thô bã. Ngoài ra còn cần các gia vị như hạt tiêu, hành củ dùng để ướp thịt làm nhân, muối dùng để trộn vào gạo ,đỗ xanh và ướp thịt (không nên ướp thịt bằng nước mắn mà nên ướp thịt bằng muối vì ướp bằng muối sẽ làm cho bánh nhanh bị ôi thiu .Lá để gói bánh thường là lá dong (nhưng tùy vào địa phương ,dân tộc ,điều kiện và hoàn cảnh, lá gói bánh có thể là lá chít hoặc là cả 2 loại lá nha). Lạt buộc bánh chưng thường dùng lạt được dùng từ ống cây giang .Lạt có thể được ngâm muối hay hấp cho mềm trước khi gói.Trước khi khi làm bánh cần có sự chuẩn bị kĩ lưỡng .Lá dong phải rửa sạch từng lá thật sạch hai mặt và lau thật khô.Tiếp đó dùng dao cắt bỏ bớt cuộng dọc sống lưng lá cho bớt cứng .Gạo nếp nhạt bỏ hết những hạt gạo khác lẫn vào ,vo sạch ,ngâm gạo sạch trong nước cùng 0,3% muối trong khoảng 12 giờ tùy vào loại gạo và thời tiết,sau đó vớt ra để ráo.Có thể xóc với muối sau khi ngâm thay vì ngâm với nước muối.Đỗ xanh làm dập vỡ thành các mảnh nhỏ,ngâm nước ấm 40* trong 2 giờ cho mềm và nở , đãi bỏ hheets vỏ, vớt ra để ráo .Thịt lợn đem rửa ráo ,cắt thịt thành những miếng mỏng , muối tiêu hoặc bột ngọt để khoảng hai giờ cho thịt ngấmKhi làm bánh ,trước hết phải xếp lạt giang một cách hợp lý rồi trải lá dong.Sau đó trải một lớp gạo rồi đến một lớp đỗ,đặt thịt vào giữa làm nhân bánh rồi trải tiếp một lớp đỗ một lớp gạo.Sau khi quấn lá chặt thì dùng lạt giang buộc chắc chắn.Bánh thường làm vào dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc Việt ,cũng như ngày giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch.Thiếu bánh chưng bánh dày thì cái Tết chắc sẽ không hoàn chỉnh "Thịt mỡ bánh chưng xanh,dưa hành câu đối đỏ" Hơn thế ,gói và nấu bánh chưng ngồi canh nồi bánh chưng trên bếp lửa đã trở thành một tập quán ,văn hóa sống mãi trong các gia đình người Việt mỗi dịp Tết đến xuân vềSự ra đời và tục lệ làm bánh chưng ngày tết ,ngày giổ tổ muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hóa lúa nước. Theo thời gian ,nền văn minh công nghiệp đang dần được hình thành song ý nghĩa và vai trò của bánh chưng vẫn còn nguyên vẹn
Thuyết minh về chiếc bánh chưng ngày Tết 11
Với mỗi người dân Việt Nam ta, từ xưa đến nay bánh chưng vẫn luôn là món được chờ đợi nhất trong mỗi dịp Tết cổ truyền. Ngày tết mà không có bánh chưng thì không được gọi là tết, thiếu đi hương vị tết. Có lẽ bởi trong tiềm thức của tất cả mọi người, thì bánh chưng là món ăn tượng trưng cho sự quây quần, đầm ấm của mọi gia đình mỗi dịp tết đến xuân về.
Chắc hẳn ai cũng biết đến câu chuyện “ Sự tích bánh chưng, bánh giày”, và chúng ta vẫn thường cho rằng, bánh chưng đã gắn bó với dân tộc ta từ rất lâu đời nay, từ thời vua Hùng Vương thứ Sáu. Từ đó đến nay, bánh chưng vẫn là biểu tượng của sự sum vầy, tượng trưng cho đất trời Việt Nam ta. Ngày tết không có “ bánh chưng xanh, thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ” thì không gọi là tết.
Ngày nay, do nhu cầu đời sống của con người và đặc trưng vùng miền, bánh chưng đã được biến tấu thành nhiều dạng khác nhau như bánh chưng ngọt, bánh chưng gấc đỏ…nhưng tựu chung lại, vẫn không thể thay thế được công thức chung, đó là những nguyên liệu được gói trong lớp lá xanh thẫm mượt mà.
Để làm bánh chưng, chúng ta cần phải lựa chọn kỹ những nguyên liệu như lá dong, lá nếp, đậu xanh giã nhỏ, thịt heo ba chỉ…ngoài ra còn có phụ gia như hạt tiêu, mắm… Tùy vào khẩu vị của mỗi gia đình mà thịt sẽ được tẩm ướp, trộn mắm, tiêu sao cho phù hợp nhất.
Nguyên liệu sau khi được chọn lựa, chuẩn bị kỹ càng, người ta bắt đầu gói bánh chưng. Bánh chưng sẽ được gói bằng lá dong xanh mướt mát, bên trong các nguyên liệu cũng phải được xếp theo một thứ tự nhất định. Đầu tiên ta trải đều một lớp gạo nếp, bên trên lớp gạo đó sẽ lần lượt là đỗ xanh đãi nhỏ, rồi đến thịt heo ở giữa. Thịt có thể tẩm ướp mắm tiêu. Cuối cùng sẽ lại là một lớp gạo nếp trải đều ở trên cùng. Tiếp đến là gói bánh bằng lá dong. Để chiếc bánh được vuông vắn, đẹp mắt, phụ thuộc rất nhiều vào sự khéo léo của người gói. Tuy nhiên người ta có thể dùng khuôn để cải thiện vấn đề đó. Tạo khuôn xong thì buộc lại bằng những thanh lạt mềm dẻo, đảm bảo khi luộc không bị đứt nhão dây ra.
Gói bánh xong xuôi, chúng ta đem bánh đi luộc. Thích nhất là khâu luộc bánh chưng. Cả gia đình từ người lớn đến trẻ nhỏ quây quần bên bếp lửa hồng. Luộc bánh mất một khoảng thời gian từ 8-10 tiếng, để đảm bảo gạo chín đều. Trong thời gian đó, người ta thay phiên nhau ngồi canh bếp bánh, có khi là cả đêm, nhưng không ai cảm thấy mệt mỏi, vì không khí quây quần bên bếp lửa trò chuyện thật sự rất ấm cúng.
Bánh sau khi luộc đưa ra để cho nguội. Chiếc bánh chưng thành phẩm chuẩn là có màu xanh mướt của lá dong, vuông vức bốn góc như “ biểu tượng của đất trời”. Bóc chiếc bánh ra thơm lừng mùi đỗ xanh, mùi lá, thịt heo chín béo ngậy ăn vào một miếng là không thể quên.
Bánh chưng sau khi hoàn thiện sẽ được đem bày lên bàn thờ để cúng tổ tiên, ông bà, thể hiện sự thành kính, biết ơn của con cháu với gia tiên. Ngoài ra, bánh chưng còn được dùng làm quà biếu cho người thân. Ngày tết nhận được quà là chiếc bánh chưng, người ta cũng cảm nhận được tình cảm dành cho nhau thân thiết, ấm áp đến nhường nào.
Thật sự không quá khi nói rằng, ngày Tết không có bánh chưng là coi như không có Tết, thiếu đi hương vị Tết. Mỗi gia đình quây quần bên mâm cơm ngày Tết, chia sẻ với nhau những chuyện đã qua trong năm cũ, những dự định trong năm mới, nhấm nháp chiếc bánh chưng xanh, thịt mỡ, dưa hành, bát canh măng…, thế là đã cảm thấy đủ đầy, ấm áp, thân thương, ý nghĩa lắm của những ngày sum họp đầu năm.
Thuyết minh về chiếc bánh chưng ngày Tết 12
Văn hóa ẩm thực luôn là nét đẹp truyền thống, là niềm tự hào, bản sắc riêng của từng dân tộc. Nếu như người Hàn Quốc tự hào là đất nước của kim chi và các món ăn như bim bap, bim bim bap thì người Nhật Bản cũng có món shushi bổ dưỡng, là đặc sản của đất nước mình. Người Pháp làm mê đắm lòng người với những chai rượu vang hảo hạng, thì người Tây Ban Nha níu chân du khách bằng món bít – tết và nước sốt “ có một không hai”. Người Việt Nam ta cũng vậy. món bánh chưng và bánh dầy mang đậm nét văn hóa truyền thống lúa nước của người Á Đông. Một món ăn giản dị, mộc mạc như chính tâm hồn người Việt Nam thuần khiết nhưng cũng không kém phần thơm ngon, bổ dưỡng đã dần đi vào lòng bạn bè quốc tế như một “ thương hiệu rất riêng” của đất nước con người Việt Nam.
Ngay từ khi còn nhỏ, mọi đứa trẻ Việt đã được ông bà, cha mẹ nuôi dưỡng tâm hồn bằng những câu chuyện truyền thuyết, cổ tích và ắt hẳn câu chuyện được kể nhiều nhất, được các em háo hức nghe nhất vẫn là câu chuyện “Sự tích bánh chưng, bánh dầy”. Câu chuyện kể về Lang Liêu, con trai vua Hùng, một người con hiền lành, chất phác. Khi vua cha tìm người nối ngôi bằng cách truyền cho các hoàng tử bày cỗ cúng tổ tiên nhân dịp năm mới, Lang Liêu vô cùng lo lắng vì chàng là hoàng tử chịu nhiều thiệt thòi nhất so với các anh. Trong khi mọi hoàng tử khác lên rừng, xuống biển tìm đủ mọi của ngon, vật lạ thì Lang Liêu vẫn chưa biết phải làm sao. Cảm thương trước tấm lòng nhân hậu và tính tình ngay thẳng, chất phác của chàng, thần linh đã báo mộng rằng “ Con hãy lấy những thứ giản dị, do sức lao động của con mà làm bánh tế trời đất”. Chàng đã nghe theo, lấy lá dong, thịt lợn, đậu xanh, gạo nếp và các loại gia vị khác làm một loại bánh hình vuông tượng trưng cho đất trời gọi là bánh chưng. Chàng cũng giã nhuyễn gạo nặn thành một loại bánh hình tròn gọi bánh dầy. Nhờ hai món bánh này, Lang Liêu đã được vua cha chọn làm người nối ngôi và hai món bánh này được dùng để tế đất trời trong dịp tết Nguyên Đán từ đó.
Ngày nay, trải qua bao thăng trầm của thời gian nhưng nét văn hóa truyền thống ấy vẫn chưa từng bị mai một; bánh chưng, bánh dầy vẫn là món ăn không thể thiếu được trong mâm cơm ngày tết của gia đình Việt:
“ Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”
Cứ đến ngày 28, 29 tết âm lịch, mọi thành viên trong gia đình lại quay quần bên bếp lửa, gói bánh chưng, bánh dầy và trò chuyện về một năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến. Bánh chưng tuy dễ làm nhưng đòi hỏi một sự cẩn thận, khéo léo từ khi chọn nguyên liệu đến lúc gói bánh, luộc bánh. Nguyên liệu làm bánh đều là những nguyên liệu rất gần gũi với cuộc sống của nhân dân lao động như lá dong, gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh… Khâu chọn nguyên liệu là khâu rất quan trọng, quyết định rất lớn đến chất lượng của bánh; lá dong phải tươi, xanh, phiến lá to, đẹp; gạo nếp cần chọn loại thơm, dẻo, hạt chắc, bánh sẽ ngon nhất khi được làm với thịt lợn ba chỉ, ướp thêm chút mắm, hành, tiêu. Sau khi chuẩn bị nguyên liệu là đến phần gói bánh, một phần rất quan trọng, cần sự khéo léo, chăm chút từ bàn tay người gói. Lá dong được xếp vào một chiếc khuôn gỗ hình vuông, người gói phải rất cẩn thận trong việc xếp lá: lá nhỏ, không đẹp đặt vào trong và lá to, đẹp đặt ở ngoài vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến hình dáng thẩm mỹ của bánh. Sau đó sẽ lần lượt cho gạo nếp, thịt, đậu xanh, rồi lại một lớp gạo trên cùng vào và gói chặt lại, bánh được cột bằng lạt tre dẻo, mềm. Bánh sẽ được luộc trong một chiếc nồi khoảng từ 8 đến 10 tiếng đồng hồ tùy thuộc vào số lượng bánh. Một chiếc bánh chưng đạt chất lượng khi chín sẽ giữ được hình dáng vuông vắn, lá dong xanh, bánh và nhân chín đều.
Vào những ngày đầu năm, được ăn một miếng bánh chưng, cảm nhận cái dẻo, ngọt thơm của nếp mới, cái béo ngậy của thịt heo, cái bùi của đậu xanh hòa quyện vào nhau, ăn kèm với dưa món, hành kiệu muối thì đối với mỗi người Việt Nam không có món gì có thể ngon bằng.
Rất nhiều người Việt Nam đã khóc khi tại một nhà hàng sang trọng của một đất nước xa xôi, hai chữ “ bánh chưng” được vang lên ngượng nghịu nhưng cũng không kém phần thích thú từ miệng của một người khách nước ngoài hay tại một bữa tiệc của Hội nghị cao cấp, món bánh chưng giản dị nằm bên cạnh những món ăn cao cấp, đắt tiền khác. Cứ như vậy, thông qua món bánh chưng, người Việt Nam lại đẹp hơn trong mắt bạn bè quốc tế, nước Việt Nam lại xích gần nhau hơn.
Bánh chưng, bánh dầy là một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực truyền thống của người Việt. Vì vậy, mỗi chúng ta phải biết trân trọng, bảo vệ nét đẹp văn hóa ấy. Hãy ăn bánh chưng, bánh dầy và cảm nhận nhiều hơn về đất nước con người Việt Nam nhé.
Thuyết minh về cảnh gói bánh chưng 13
Nếu người Hàn Quốc tự hào vì có kim chi, canh bánh gạo với vị cay nồng đặc trưng, người Trung Hoa có món Tổ mang ý nghĩa năm mới tốt đẹp hơn năm cũ thì dịp Tết cổ truyền của người Việt Nam lại không thể thiếu món bánh chưng xanh làm từ gạo nếp dẻo thơm. Đó vừa là biểu tượng của sự đầm ấm, sum vầy, sinh sôi nảy nở của vạn vật, vừa thể hiện được lòng biết ơn của con cháu đối với Tổ Tiên, các bậc vua Hùng có công dựng nước. Và hơn thế nữa, bánh chưng còn có ý nghĩa rất lớn trong nền văn minh lúa nước của người Việt.
Bánh chưng gắn liền với sự tích “Bánh chưng, bánh dày” và vị hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6. Theo đó, sau khi dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con trai. Vừa đúng dịp đầu xuân, vua họp mặt tất cả các vị hoàng tử lại và bảo rằng: "Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho". Các vị hoàng tử đua nhau lên rừng, xuống biển những mong tìm kiếm được sơn hào hải vị dâng biếu vua cha. Chỉ riêng có hoàng tử thứ 18 là Tiết Liêu (Lang Liêu) - sống có đức, rất hiểu thảo với cha mẹ - do mẹ mất sớm không có ai chỉ lối nên vô cùng lo lắng. Một hôm, hoàng tử nằm mộng được vị Thần đến bảo "Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành". Khi Hoàng tử Lang Liêu dâng lên vua cha món bánh chưng, bánh dày, vua ăn thấy ngon lại rất ý nghĩa nên bèn truyền ngôi cho hoàng tử. Cũng kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, dân chúng làm bánh Chưng và bánh Giầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.
Về mặt lịch sử, bánh chưng xanh gắn với nền văn hóa Lạc Việt, được nhắc đến trong Lĩnh Nam chích quái. Thời điểm ra đời của chiếc bánh chưng xanh cũng trùng với giai đoạn vừa dẹp xong giặc Ân. Đây là loại bánh chính thống và lâu đời của Việt Nam.
Bánh chưng xanh có hình dáng vuông vức, phân biệt rạch ròi với bánh Tét dài ở một số vùng miền. Bánh vuông tượng trưng cho đất, những mong năm mới mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi, nảy nở, nhân dân có cuộc sống bình yên, ấm no và hạnh phúc.
Bên ngoài xanh lá dong xanh
Bên trong nếp đỗ mỡ hành hạt tiêu
Gói nghĩa tình, gói yêu thương
Dẻo thơm từ thuở Lang Liêu tới giờ.
Như vậy, gói bánh chưng không đơn thuần chỉ là gói ghém các nguyên liệu, mà còn là gói nghĩa tình, gói cả yêu thương giữa con người với con người.
Nguyên liệu làm bánh chưng gồm: lá dong, gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, hành, tiêu… Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc kỹ càng. Lá dong chọn lá xanh đậm, có gân chắc, lá to không bị rách hoặc héo rũ, sau đó đem rửa sạch, phơi qua nắng để lá héo sẽ dễ gói hơn. Gạo nếp phải chọn loại thơm và dẻo, hạt đều đặn, đem vo qua nước rồi ngâm 2 - 3 tiếng để hạt gạo nở đều, khi luộc sẽ nhanh chín hơn. Đậu xanh xát bỏ vỏ, đun nhừ rồi vo thành từng viên tròn để làm nhân. Riêng với thịt lợn, người làm bánh chọn miếng thịt có cả mỡ và nạc, thường là thịt ba chỉ để đảm bảo độ ngầy ngậy, không bị quá khô hoặc quá ngán. Ngoài ra cần phải chuẩn bị thêm lạt giang chẻ mong, ngâm qua nước để buộc bên ngoài bánh. Tất cả các nguyên liệu này chính là biểu tượng của nền văn minh lúa nước, vùng có khí hậu quanh năm nóng ẩm, nhiệt đới mang tính truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc.
Khó nhất trong cách làm bánh chưng chính là khâu gói bánh. Người gói đòi hỏi phải có tay nghề, sự tỉ mỉ, kiên trì và khéo léo thì bánh mới vuông vức, đều đặn, đẹp và chắc tay. Đầu tiên, xếp 2 tàu lá dong úp xuống, hơi chồng lên nhau. Sau đó, xếp tiếp 2 lá mặt ngửa theo hình chữ thập lên trên rồi đặt khuôn gói vào chính giữa. Gói lần lượt các mặt lá xung quanh thành hình vuông của khuôn rồi đặt một khuôn mới, vuông và to hơn phía ngoài. Đến đây, mở lá lấy khuôn ở phía trong ra, rải lần lượt nguyên liệu vào bên trong, gạo nếp thì phủ kín 2 mặt lại, dàn đều và gói cẩn thận. Khâu gói bánh đòi hỏi phải chắc tay, cẩn thận buộc từng dây lạt để bánh không bị méo mó, không bị vỡ khi luôn chín. Khó là khó vậy nhưng lạ thay, cả già trẻ, gái trai đều quây quần, háo hức được gói bánh.
Luộc bánh chưng phải luộc bếp củi, thời gian từ 8 - 10 tiếng thì bánh mới mềm, thơm ngon. Trong quá trình luộc phải luôn canh để lửa đều, vừa phải trong nồi có đủ nước. Được một nửa thời gian thì lật bánh, đổi vị trí của những chiếc bánh để không bị đập nát hoặc nhão. Đến khi bánh chín, vớt ra, xếp thành từng lớp rồi dùng vật nặng nén lại nhưng vậy, bánh sẽ rền, mịn, phẳng và chắc hơn.
Cũng bởi thời gian luộc lâu và cần sự tỉ mỉ khi luộc nên ngồi trông nồi bánh chưng chiều 30 tết cũng trở thành một nét đẹp trong văn hóa của người Việt, đặc biệt là tuổi thơ của những đứa trẻ. Khi bánh gần chín, mùi thơm của gạo nếp quyện với lá xong, thịt mỡ, dưa hành… khiến chúng đứng ngồi không yên, háo hức ngóng những chiếc bánh thơm ngon ra lò. Bởi thế mà khi lớn lên đi xa xứ mưu sinh, mỗi độ Tết đến, dù đang ở đâu, lòng những người con luôn hướng về quê nhà, về nguồn cội.
Bánh chưng xanh của người Việt trở thành món ẩm thực truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết. Nhiều người Việt ở nước ngoài không có điều kiện về quê ăn tết cũng đã ngồi bên nhau, xúng xính chuẩn bị nguyên liệu và gói bánh. Bởi vậy mới nói, từ khâu gói bánh đến luộc bánh chưng đều thể hiện sự sum vầy, đầm ấm: gói bánh gói cả yêu thương.
Bánh chưng dâng lên ông bà tổ tiên, có mặt trong dịp dỗ Tổ mùng 10 tháng 3 và nhiều dịp tế tế quan trọng. Đó là lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, gợi nhớ truyền thống dựng nước giữ nước của những bậc anh hùng dân tộc. Bánh chưng có thể có ở nhiều nơi nhưng món bánh chưng xanh vuông vức gói lá dong chỉ có ở Việt Nam, thể hiện lòng tự tôn, tự hào dân tộc.
Ở một tầng nghĩa cao hơn nữa, bánh chưng còn gắn liền với nền văn minh lúa nước của người Việt. Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó và trở thành cây lương thực quan trọng. Lúa mang cả ý nghĩa vật chất và tinh thần, thể hiện sự no đủ, bởi vật mà vạn vật trong trời đất không có gì quý bằng gạo. Vì vậy mà nguyên liệu chính của bánh chưng là hạt gạo. Gói bánh chưng là ghém một nền văn hóa, văn minh lúa nước truyền thống lâu đời của người Việt, là gửi gắm mong muốn, hy vọng của người dân về một năm mới an khang thịnh vượng, vạn vật sinh sôi, mùa màng bội thu.
Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu ngày Tết bánh chưng xanh
Khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần càng no đủ, tươm tất, mâm cỗ ngày Tết của người Việt càng trở nên phong phú, hấp dẫn. Thế nhưng, bánh chưng vẫn là một món bánh cổ truyền không thể thiếu. Hơn cả một món ăn thông thường, bánh chưng là bản sắc văn hóa, là nét đẹp ẩm thực, là văn minh lâu đời của dân tộc Việt Nam. Đó còn là tình yêu thương, gắn kết giữa cho người với con người được truyền tụng từ quá khứ đến hiện tại và mãi về sau
Thuyết minh về cảnh gói bánh chưng 14
Từ bao đời nay, bánh chưng luôn là món ăn thân thuộc trong bữa cơm của gia đình Việt mỗi dịp tết đến, xuân về. Đây là món ăn có bề dày lịch sử lâu đời trong thực đơn ẩm thực của đất nước ta. Bánh chưng còn được dùng để cúng gia tiên thay cho lời biết ơn sâu sắc của mỗi người con nhớ về nguồn cội, là lời cảm tạ trời đất đã phù hộ cho một năm mưa thuận gió hòa. Bánh chưng thực sự là món bánh có ý nghĩa và giá trị vô cùng to lớn.
Bánh chưng luôn được biết đến là loại bánh truyền thống của dân tộc Việt thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với thế hệ cha ông đi trước. Bánh chưng đã có nguồn gốc từ lâu đời. Người ta tương truyền rằng vào đời vua Hùng thứ 6 sau chiến thắng đánh đuổi giặc Ân xâm lược thì nhà vua có ý muốn truyền ngôi lại cho các con. Nhân dịp đón xuân sang, vua Hùng gọi các hoàng tử lại và có ra yêu cầu các hoàng tử đem dâng lên vua cha thứ mà họ cho quý giá nhất dùng để cúng lên bàn thờ tổ tiên nhân dịp đầu xuân, năm mới. Đây như là một thử thách quyết định ai sẽ là người kế nhiệm ngôi vua nên các hoàng tử đua nhau tìm kiếm những của ngon, vật lạ trên trời, dưới biển để dâng lên vua cha. Trong đó có một người con trai thứ 18 của vua Hùng là Lang Liêu, một con người hiền lành, sống gần gũi với người dân lao động nghèo khổ nên lo lắng không biết có thứ gì quý để có thể dâng lên nhà vua. Một đêm, Lang Liêu nằm ngủ thì mộng thấy có vị thần chỉ cho cách làm một loại bánh làm bằng lúa gạo và những thứ có sẵn gần gũi với con người hàng ngày. Tỉnh dậy, ông sai người đi chuẩn bị các nguyên liệu tươi, ngon, chọn lọc kỹ lưỡng để làm món bánh này. Đến ngày như đã hẹn, các hoàng tử nô nức dâng lên bàn thờ mâm cao cỗ đầy, đủ tất cả các sơn hào hải vị nhưng riêng mâm cỗ của Lang Liêu thì chỉ có hai loại bánh nhìn rất đơn giản. Vua thấy lạ nên bèn hỏi và được Lang Liêu giải thích về ý nghĩa món bánh này. Vua nếm thử, thấy bánh ngon, lạ và có ý nghĩa sâu sắc nên đã đặt tên cho món bánh của Lang Liêu là bánh chưng và bánh dày rồi truyền ngôi lại cho hoàng tử Lang Liêu. Kể từ ngày đó, bánh chưng ra đời và hiện diện trong mâm cỗ tết của mỗi gia đình Việt cho đến nay.
Để làm một chiếc bánh chưng ngon thì khâu chuẩn bị nguyên liệu rất quan trọng. Nguyên liệu để làm nên bánh rất đơn giản, quen thuộc và dễ tìm bao gồm: gạo nếp, đỗ xanh, thịt ba chỉ, hành và một số gia vị tẩm ướp như muối, hạt tiêu,... Người xưa dùng lá dong để gói, lá để gói bánh không quá non cũng không được quá già. Lá phải có còn lành lặn, không bị rách, không bị héo và có màu xanh đậm. Lá dong sau khi được chọn sẽ đem đi rửa sạch với nước. Khi rửa nên đặt lên cái mâm và dùng giẻ lau sạch hai mặt để tránh làm lá bị rách. Lá rửa xong đem phơi khô cho ráo nước, nên phơi lá nơi râm mát cho hơi héo để khi gói dễ hơn, tránh lá quá giòn dễ gãy lá. Về gạo nếp, để bánh ngon và dẻo thì chúng ta nên chọn loại gạo nếp nương. Gạo nếp mua về sàng qua, nhặt hết sạn đem đi ngâm trước 8 tiếng, khi nào chuẩn bị gói thì vớt gạo ra để ráo nước và xóc cùng với một ít muối. Thịt lợn nên chọn phần ba chỉ vừa có cả mỡ cả nạc, nếu chỉ chắc nạc thì khi ăn bánh sẽ rất khô thiếu vị béo ngậy của mở nhưng nếu mỡ quá nhiều thì khi ăn rất nhanh ngán. Thịt lợn được đem rửa sạch, cắt thành những miếng dài, ướp gia vị gồm muối ăn hoặc mắm, hạt tiêu cùng hành khô băm nhỏ. Đậu xanh lựa những hạt đều, có màu vàng đậm. Đậu đem đi vo sạch, đun nhừ rồi vo lại thành những cục tròn để làm nhân. Bên cạnh đó, lạt buộc bánh chưng cũng là một thứ cần chuẩn bị, lạt thường dùng lạt giang được làm từ ống cây giang. Lạt có thể được ngâm nước muối hay hấp qua cho mềm trước khi gói. Tất cả được chuẩn bị và bày sẵn chờ người gói.
Sau quá trình chuẩn bị sẽ chuyển sang giai đoạn gói bánh, giai đoạn rất cần sự tính toán và đôi bàn tay khéo léo của người gói để bánh sau khi luộc được mềm, ngon, đẹp và không bị phèo nếp ở các góc. Đầu tiên lá được trải lên mâm đong một bát gạo đầy đổ vào, dàn đều rồi đổ tiếp nửa bát đỗ, xếp thịt vào trong, tiếp đến đổ thêm nửa bát đỗ lên và cho thêm 1 bát gạo nữa. Ta gạt cho gạo che kín đỗ và thịt rồi nhẹ nhàng bẻ bốn góc cho lá vuông các góc và siết chặt các dây lạt thì đã có một chiếc bánh chưng hoàn thiện. Buộc lạt phải thật chắc tay để khi buộc bánh không bị bung và bánh sẽ để được lâu ngày hơn. Nếu không phải là người quá khéo léo thì nên dùng khuôn để gói thì bánh sẽ đều, đẹp và dễ gói hơn.
Bánh sau khi gói xong được xếp ngay ngắn vào nỗi, đổ ngập nước và nhen lửa cháy vừa đủ để bánh được chín đều. Nếu đun bánh với lửa quá to sẽ khiến cho bánh dễ bị nhão bên ngoài nhưng phần nhân và gạo bên trong thường bị sống, khi ăn sẽ mất đi vị ngon, dẻo của miếng bánh. Bánh thường được nấu thời gian từ 8 đến 10 tiếng tùy thuộc vào lượng bánh trong nồi, cách vài tiếng cần thay nước để bánh có thể xanh ngon hơn và sau đó ta ngồi đợi nồi bánh chưng thơm lừng chín. Đôi lúc nên kiểm tra để tiếp nước kịp thời tránh để nước cạn quá. Những lúc ngồi canh nồi bánh, mọi người thường quây quần rủ rỉ nhau nghe về một năm đã qua và những kế hoạch cho năm mới đến. Cảm giác vun vầy bên nồi bánh thật ấm áp biết bao. Giai đoạn cuối cùng là vớt bánh ra sau khi bánh chín, bánh được thả vào chậu nước lạnh để bánh được săn hơn và mang đi ra ép cho bớt nước với bánh chưng vuông, với bánh chưng dài thì sẽ dùng rơm để lăn bánh tạo thêm độ dền nhất định, chỉnh lại cho đẹp đặt vào đĩa trang trọng dâng lên bàn thờ để thắp hương cho ông bà, tổ tiên.
Bánh chưng thực sự có ý nghĩa lớn lao đối với mỗi người con đất Việt, là món ăn quen thuộc hiện diện trong đời sống văn hóa ẩm thực cũng như văn hóa tâm linh của người Việt Nam. Đặc biệt, bánh chưng được dâng lên mâm cúng của ông bà tổ tiên bày tỏ lòng thành kính của của con cháu đối với ông bà, bề trên. Nếu tết mà thiếu bánh chưng thì đó thật sự là thiếu sót lớn. Trong bữa cơm ngày tết, miếng bánh chưng thơm, dẻo hương vị của gạo nếp, ngọt của đỗ xanh, đậm đà những miếng thịt ba chỉ hòa quyện vào nhau làm cho mâm cơm ngày tết ấm áp, chan hòa không khí vui vầy, đoàn viên.
Những ngày cận tết, khi những nồi bánh sùng sục sôi là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Dù ngày nay khi có sự du nhập của rất nhiều loại bánh ngon, đẹp mắt, lạ hơn thì bánh chưng vẫn khẳng định được vị thế không loại bánh nào thay thế được của nó. Vì đây là truyền thống, văn hóa, nét đẹp của con người Việt Nam, vậy nên chúng ta hãy nâng niu, gìn giữ những chiếc bánh chưng thơm thảo này.
Thuyết minh về chiếc bánh chưng ngày Tết 15
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có một nền văn hóa đặc trưng, một nền ẩm thực độc đáo. Đối với đất nước Hàn quốc có kim chi cùng với những loại rau muối khác. Hay Pháp nổi tiếng với những món bánh cupcake thơm ngậy. Ẩm thực là một nét văn hóa đặc trưng mà không quốc gia nào có được. Ẩm thực cũng là một đặc điểm thu hút du khách. Ẩm thực Việt trong con mắt du khách luôn tạo một sự hứng thú và tò mò. Một trong những điểm thu hút khách du lịch tại Việt Nam chính là nền ẩm thực ấy.
Ẩm thực Việt rất phong phú và đa dạng, được chia ra nhiều thể loại khác nhau. Nổi bật có ẩm thực truyền thống, ẩm thực vùng miền, ẩm thực cung đình, ẩm thực đường phố… Mỗi loại lại có nét riêng. Đối với ẩm thực truyền thống, có một món ăn mà không thể không kể đến đó chính là bánh chưng.
Là một món ăn truyền thống của người Việt, bánh chưng (bánh tét) được ví như linh hồn của bữa cơm ngày trọng đại, đặc biệt là ngày tết. Bánh chưng được người Việt sáng tạo ra gắn liền với sự tích bánh chưng bánh giầy. Sự tích liên quan đến một vị vua Hùng đời thứ sáu. Ông đã nghĩ ra cách chế biến bánh chưng và bánh giầy để dâng lên vua cha và được nhường ngôi. Từ đó đến nay, bánh chưng đã trở thành món ăn quen thuộc của các gia đình mỗi dịp tết đến xuân về. Bánh chưng được làm một cách khá cầu kì. Đầu tiên là chọn nguyên liệu để làm bánh. Nguyên liệu làm bánh bao gồm lá rong, gạo nếp, đỗ xanh, thịt ba chỉ, lạt buộc, một số gia vị thông thường, đặc biệt không thể thiếu hạt tiêu. Trước tiên là lá rong. Lá rong là một loại lá được trồng rất nhiều ở miền bắc Việt Nam. Lá có màu xanh đậm, gân lá vòng cung rõ ràng, thường mọc thành từng bụi. Lá to có thể dài đến 80 cm. Lá có hình quạt. Lá rong dùng để làm vỏ bánh. Bởi tính chất dai khi nấu chín, đặc biệt là có mùi thơm và màu xanh bắt mắt, nên lá rong được chọn để làm vỏ của bánh chưng. Lá rong khi cắt hoặc mua sẽ được đem hơ qua lửa (nướng qua) hoặc phơi nắng cho mềm, tránh rách khi gói bánh. Sau đó, lá rong tiếp tục được cắt bớt cuống lá cũng như sống gân lá chính giữa và rửa sạch. Vậy là nguyên liệu để làm vỏ bánh đã sơ chế xong. Tiếp theo đến phần bánh. Đầu tiên là gạo nếp. Gạo nếp là một loại gạo có hàm lượng amilopectin rất cao khoảng 90% chính vì vậy nó làm cho gạo nếp khi được nấu chín sẽ rất dẻo, đặc biệt có mùi thơm rất hấp dẫn. Dựa vào tính chất này nên người ta chọn gạo nếp để làm bánh chưng. Gạo nếp sẽ được ngâm trong nước khoảng 5 tiếng, sau đó vo sạch, nêm muối vừa ăn. Gạo là thế, đỗ xanh cũng được chuẩn bị kĩ càng. Đỗ xanh là loại đỗ có màu vàng tươi, rất thơm khi nấu chín. Thường người gói bánh sẽ chọn loại đỗ xanh đã bóc vỏ để tiết kiệm thời gian sơ chế. Loại đỗ này rất dễ dàng mua được tại các siêu thị cũng như cửa hàng tạp hóa. Đỗ sau khi mua về sẽ được ngâm với nước khoảng 6 đến 7 tiếng để nở hoàn toàn. Nguyên liệu tiếp theo kể đến là thịt ba chỉ. Thịt ba chỉ sẽ được cắt miếng mỏng nhưng vuông, cạnh chừng 4 đến 5cm tùy bánh to hay nhỏ. Thịt được ướp với gia vị thông thường và hạt tiêu. Hạt tiêu sẽ giúp miếng thịt đậm đà, thấm gia vị, thơm và đặc biệt là trung hòa các vị của gia vị khác khiến cho miếng thịt không bị ngậy quá. Nguyên liệu cuối cùng là lạt buộc. Lạt buộc được làm từ tre dẻo, thân tre chẻ mỏng rất dẻo, được mang đi ngâm nước hoặc luộc qua cho mềm dễ buộc. Lạt buộc được dùng để cố định bánh lại khi luộc. Nếu không có lạt buộc chiếc bánh không thể được hoàn tất. Sau khi sơ chế các nguyên liệu làm bánh, sẽ đến giai đoạn gói bánh.
Gói bánh chưng cần sự tỉ mỉ, cẩn thận cũng như khéo léo của người gói. Bánh sau khi gói phải vuông, lá không bị rách, không chặt quá cũng không lỏng quá. Đầu tiên, trải một lớp lá, tiếp đến là gạo nếp, lớp tiếp theo là đỗ xanh, rồi đến thịt lợn, rồi đỗ xanh, cuối cùng là gạo. Sau đó người gói sẽ dùng tay của mình gói cho lá rong bao chọn lấy phần nhân bánh, gấp cho vuông lại, cuối cùng là dùng lạt buộc cố định. Cái khó là ở chỗ, người gói phải nới lỏng sao cho bánh vuông mà không bị chặt quá cũng hư lỏng quá. Bởi nếu chặt quá, phần bánh sẽ chín không đều hoặc dẫn đến bánh không chín được. Còn nếu lỏng quá, các lớp nguyên liệu của bánh sẽ không cố định và lẫn lộn vào nhau gây mất thẩm mĩ cũng như mất ngon. Gói bánh có được đẹp hay không là dựa vào tay nghề của người gói bánh.
Công đoạn gói bánh đã xong đến khâu cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng. Đó chính là luộc bánh. Bánh chỉ ngon khi được nấu bằng củi khô, trong một nồi gang to và dày. Nấu bánh chưng thường rất lâu, khoảng 6 tiếng đồng hồ. Bởi bánh cần được chín đều và mềm. Lửa để nấu bánh cũng không quá to lửa mà chỉ liu riu nhỏ. Bánh khi được nấu chín sẽ được để nguội định hình lại hình dạng bánh và được sắt ra đĩa để mọi người cùng thưởng thức. Bóc vỏ bánh ra ta sẽ thất một màu xanh rất đẹp và mùi thơm hấp dẫn. Cắt bánh ra sẽ thấp từng lớp từng lớp nhân bên trong cực hấp dẫn, miếng thịt thơm béo ngậy, lớp gạo nếp chín mềm dẻo ngọt thơm lừng. Tất cả hòa quyện với nhau tạo nên một hương vị truyền thống.
Ngày xưa, bánh chưng chỉ có mặt mỗi dịp tết đến xuân về. Nhưng ngày nay, bất cứ lúc nào cũng có thể nhìn thấy hình ảnh chiếc bánh chưng. Cứ đến dịp lễ hội hoặc ngày trọng đại như cưới hỏi, bánh chưng có thể được đem vào thực đơn của mâm cơm gia đình. Bánh chưng rất nhiều chất dinh dưỡng, hàm lượng calo cao. Ngoài món bánh chưng luộc, người ta có thể biến tấu thành các món hấp dẫn khác như bánh chưng rán. bánh chưng có thể ăn kèm với những món mặn khắc để tăng thêm hương vị của món ăn.
Bánh chưng đã trở thành một nét văn hóa, một món ăn truyền thống và lâu đời ở Việt Nam. Nét độc đáo này đã góp phần làm đẹp hình ảnh Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Dù ai xa quê cũng mong được về nhà bên nồi bánh chưng mỗi dịp giao thừa đón năm mới.
Thuyết minh về cách làm bánh chưng 16
Trong những ngày xuân đến rộn ràng, lòng người náo nức mừng dịp Tết Nguyên Đán, chúng ta lại nghĩ đến những món ăn đậm đà bản sắc dân tộc. Và bánh chưng là một món ăn không thể thiếu trong số đó.
Bánh chưng từ lâu đã là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Tương truyền rằng vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, nhà vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu xuân, vua Hùng họp các hoàng tử lại và yêu cầu các hoàng tử đêm dâng lên vua cha thứ mà họ cho là quí nhất để cúng lên bàn thờ tổ tiên nhân ngày đầu xuân. Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hi vọng mình được vua cha truyền ngôi. Trong khi đó, người con trai thứ mười tám của Hùng Vương là Lang Liêu có tính tình hiền hậu, sống gần gũi với người nông dân lao động nghèo khổ nên ông lo lắng không có gì quí giá để dâng lên vua cha. Một hôm, Lang Liêu nằm mộng thấy có vị thần đến chì bảo cho cách làm một loại bánh từ lúa gạo và những thức có sẵn gần gũi với đời sống hàng ngày. Tỉnh dậy, ông vô cùng mừng rỡ làm theo cách chỉ dạy của thần. Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ, đủ cả sơn hào hải vị, nem công chả phượng. Hoàng tử Lang Liêu thì chỉ có hai loại bánh được làm theo lời mộng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ bèn hỏi, thì được Lang Liêu đem chuyện thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của bánh. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn đạt tên cho bánh là bánh chưng và bánh dày rồi truyền ngôi vua lại cho Lang Liêu.
Cách thức làm bánh rất đơn giản. Cũng theo truyền thuyết kể lại thì cách làm bánh ngày nay không khác so với lời báo mộng của thần cho Lang Liêu cũng như cách làm bánh của vị lang nặng tình với nhân dân là mấy. Nguyên liệu làm bánh bao gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Những nguyên liệu ấy vừa dễ kiếm lại vừa giàu ý nghĩa: vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Gạo nếp thường dùng là gạo thu hoạch vụ mùa. Gạo vụ này có hạt to, tròn, đều và thơm dẻo hơn các vụ khác. Cầu kì hơn còn có gia đình phải chọn bằng được nếp cái hoa vàng hay nếp nương. Đỗ xanh thường được lựa chọn công phu. Sau thu hoạch đỗ cần phơi nắng đều thật khô, sàng sẩy hết rác, bụi, hạt lép, phân loại hạt rồi đóng vào hũ, lọ bằng sành là tốt nhất. Thịt lợn nên chọn lợn ỉn được nuôi hoàn toàn bằng phương pháp thủ công (nuôi chuồng hoặc nuôi thả, thức ăn bằng cám rau tự nhiên không dùng thuốc tăng trọng hoặc thức ăn gia súc). Khi chọn thịt thì lấy thịt ba chỉ (ba dọi) vừa có mỡ vừa có nạc khiến nhân bánh có vị béo đậm đà, không khô bã. Ngoài ra còn cần các gia vị như hạt tiêu, hành củ dùng để ướp thịt làm nhân; muối dùng để trộn vào gạo, đỗ xanh và ướp thịt. Đặc biệt thịt ướp không nên dùng nước mắm vì bánh sẽ chóng bị ôi, thiu. Lá để gói bánh thường là lá cây dong tươi. Lá dong chọn lá dong rừng bánh tẻ, to bản, đều nhau, không bị rách, màu xanh mướt. Tuy nhiên, tùy theo địa phương, dân tộc, điều kiện và hoàn cảnh, lá gói bánh có thể là lá chít hoặc vừa là lá dong vừa là lá chít. Lạt buộc bánh chưng thường dùng lạt giang được làm từ ống cây giang. Lạt có thể được ngâm nước muối hay hâp cho mềm trước khi gói.
Trước khi làm bánh cần có sự chuẩn bị sơ chế nguyên liệu kĩ lưỡng. Lá dong phải rửa từng lá thật sạch hai mặt và lau thật khô. Tiếp đó dùng dao bài cắt lột bỏ bớt cuộng dọc sống lưng lá để lá bớt cứng. Gạo nếp nhặt loại bỏ hết những hạt gạo khác lẫn vào, vo sạch, ngâm gạo ngập trong nước cùng 0,3% muối trong thời gian khoảng 12-14 giờ tùy loại gạo và tùy thời tiết, sau đó vớt ra để ráo. Có thể xóc với muối sau khi ngâm gạo thay vì ngâm nước muối. Đỗ xanh làm dập vỡ thành các mảnh nhỏ, ngâm nước ấm 40° trong 2 giờ cho mềm và nở, đãi bỏ hết vỏ, vớt ra để ráo. Thịt lợn đem rủa để ráo, cắt thịt thành từng miếng cỡ từ 2.5 cm đến 3 cm sau đó ướp với hành tím xắt mỏng, muối tiêu hoặc bột ngọt để khoảng hai giờ cho thịt ngấm.
Khi làm bánh, trước hết phải xếp lạt giang một cách hợp lí rồi trải lá dong, lá chít trước. Sau đó mới trải một lớp gạo rồi đến một lớp đỗ, đặt thịt vào giữa làm nhân rồi lại trải tiếp một lớp đỗ, một lớp gạo. Sau khi quấn lá chặt lại thì dùng lạt giang buộc chắc chắn.
Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa: bánh chưng màu xanh lá cây, hình vuông tượng trưng cho Đất, bánh dầy tượng trưng cho trời. Tuy nhiên, theo một số học giả nổi tiếng, bánh chưng nguyên thủy có hình tròn và dài, giống như bánh tét, đồng thời bánh chưng và bánh giầy tương trưng cho dương vật và âm hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam. Bánh tét, thay thế vị trí của bánh chưng vào các dịp Tết trong cộng đồng người Việt ở miền nam Việt Nam, cũng theo những học giả trên là dạng nguyên thủy của bánh chưng.
Bánh thường được làm vào các dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc Việt, cũng như ngày giổ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 Âm lịch. Thiếu bánh chưng, bánh dầy ắt không thành cái Tết hoàn chỉnh: "Thịt mỡ bánh chưng xanh, dưa hành câu đối đỏ". Hơn thế, gói và nấu bánh chưng, ngồi canh nồi bánh chưng trên bếp lửa đã trở thành một tập quán, văn hóa sống trong các gia đình người Việt mỗi dịp tết đến xuân về.
Là loại bánh có lịch sử lâu đời nhất trong ẩm thực truyền thống Việt Nam còn được sử sách nhắc lại bánh chưng có vị trí đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng người Việt. Sự ra đời và tục lệ làm bánh chưng ngày Tết, ngày giỗ Tổ muốn nhắc nhở con cháu về truyền thông của dân tộc đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước. Theo thời gian, nền văn minh công nghiệp đang dần được hình thành song ý nghĩa và vai trò của bánh chưng thì vẫn còn nguyên vẹn.
Thuyết minh về cách làm bánh chưng 17
Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Là loại bánh duy nhất có lịch sử lâu đời trong ẩm thực truyền thống Việt Nam còn được sử sách nhắc lại, bánh chưng có vị trí đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng người Việt và nguồn gốc của nó về truyền thuyết liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6.
Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc; là lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của Bánh Chưng, Bánh Giầy trong văn hóa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.
Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Bánh có màu xanh lá cây, hình vuông, được coi là đặc trưng cho đất trong tín ngưỡng của người Việt cổ và các dân tộc khác trong khu vực châu Á.
Tuy nhiên, theo Giáo sư Trần Quốc Vượng, bánh chưng nguyên thủy có hình tròn và dài, giống như bánh tét, [đồng thời bánh chưng và bánh giầy tượng trưng cho nam và nữ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam. Bánh tét, thay thế vị trí của bánh chưng vào các dịp Tết trong cộng đồng người Việt ở miền nam Việt Nam, theo Trần Quốc Vượng là dạng nguyên thủy của bánh chưng.
Gói và nấu bánh chưng, ngồi canh nồi bánh chưng trên bếp lửa đã trở thành một tập quán, văn hóa sống trong các gia đình người Việt mỗi dịp tết đến xuân về. Khi sêu tết nhau tặng bánh chưng thì người Việt có lệ tặng một cặp bánh chứ không tặng một cái lẻ.
Cách làm bánh chưng xanh ngày tết
Nguyên liệu
+ Nếp: 650 gram
+ Đậu xanh không vỏ: 400 gram
+ Thịt ba rọi hoặc thịt heo nửa nạc nửa mỡ: 300 gram
+ Lá chuối, lá dong.
Đây là lượng nguyên liệu dùng để làm 3 chiếc bánh chưng kích thước 14cm, dày 4cm. Tùy vào kích cỡ và số lượng chiếc bánh mà bạn muốn làm bao nhiêu thì sẽ chia theo tỉ lệ thích hợp.
Cách làm bánh
Chuẩn bị
Trước khi làm bánh chưng, bạn sẽ phải tiến hành ngâm nếp trước. Tốt nhất bạn nên ngâm nếp qua đêm, hoặc chí ít cũng phải được 4 tiếng. Bạn cũng nên ngâm nếp chung với lá chuối hoặc lá dứa để nếp có màu xanh, đồng thời cũng giúp nếp thơm hơn. Đậu xanh không vỏ cũng nên ngâm trong 4 tiếng hoặc để qua đêm.
Thực hiện
Sau khi đã ngâm nếp xong, bạn đổ nếp ra rổ và để cho ráo nước. Rắc 1 – 2 muỗng muối vào và dùng tay trộn đều nếp. Đậu xanh cũng tiến hành tương tự. Bạn đổ đậu ra cho ráo nước rồi trộn với muối và tiêu. Tiếp đến, bạn ướp thịt với muối, tiêu và đường.
Gói bánh
Để gói bánh vuông vức và đẹp không phải là chuyện dễ. Để thuận tiện hơn, bạn nên chuẩn bị cho mình một chiếc khung hình vuông để làm khuôn. Tiếp theo, bạn cắt ra 4 miếng lá chuối. Xếp lá chuối bằng cách gấp mép dưới lên, gấp mép bên trái qua để tạo đường nếp cho lá. Tiến hành thao tác tương tự cho 3 miếng lá chuối còn lại. Sau đó đặt 4 miếng lá chuối xuống dưới khuôn rồi đổ nếp lên.
Bạn rải đều nếp ở 4 góc khuôn và để lõm ở giữa. Cho đậu xanh vào đó rồi để thịt lên rồi lại đến đậu xanh. Cuối cùng, bạn rải nếp lên phủ lại. Cố gắng làm sao để lượng nếp và đậu xanh ở trên và dưới đồng đều nhau.
Cuối cùng, bạn gói bánh và dùng dây buộc lại. Bạn cũng nên nhớ không buộc quá chặt vì trong quá trình nấu trong nồi bánh sẽ còn nở ra nữa.
Luộc bánh
Bạn cho chiếc bánh mà mình mới gói vào nồi và đổ nước ngập bánh. Thời gian để luộc một chiếc bánh cỡ nhỏ là khoảng 5 tiếng, với chiếc bánh lớn thì sẽ cần nhiều thời gian hơn. Còn nếu dùng nồi áp suất, thời gian luộc của bạn sẽ rút ngắn xuống bớt, chỉ còn 1 tiếng. Bạn cũng cần chuẩn bị thêm một nồi nước sôi để khi nước trong nồi luộc cạn thì châm thêm nước vào kịp thời. Khi luộc bánh được nửa thời gian thì trở bánh lại.
Sau khi bánh chín thì vớt bánh ra rồi cho ngay vào nồi nước lạnh ngâm trong 20 phút. Sau đó để bánh ráo nước rồi dùng vật hơi nặng đè lên bánh để ép nước ra. Ép trong vòng 5 – 8 tiếng là được.
Những năm gần đây, cứ đến tết dù ở thành phố hay quê, các gia đình nhỏ lại hối hả mua lá dong, gạo nếp… về gói bánh chưng. Tuy tốn công tốn sức, nhưng bù lại, cả gia đình có thêm tinh thần vui vẻ đón tết, con cái hiểu được truyền thống dân tộc, truyền thống cha ông.
Thuyết Minh Về Bánh Chưng 18
Việt Nam là đất nước đậm đà bản sắc dân tộc với các phong tục tập quán, truyền thống, lễ hội,… đều được lưu truyền sâu rộng trong nhân dân, từ đời này nối tiếp đời sau. Mỗi năm, cứ đến cận kề ngày Tết cổ truyền của dân tộc thì người người, nhà nhà đều nô nức sắm sửa chuẩn bị đón tết và không quên gói những chiếc bánh chưng vuông vắn chứa đựng hương vị đầm ấm, sum vầy. Có thể nói nếu thiếu hương vị bánh chưng thì ngày tết cũng mất đi một phần giá trị truyền thống của nó.
Bánh chưng có từ bao giờ cũng không ai biết rõ nhưng theo sự tích kể lại, vào những năm vua Hùng thứ sáu, sau khi đánh đuổi giặc Ân, vua có ý truyền ngôi cho con nên ban lệnh: Ai tìm được món ăn ngon, có ý nghĩa nhất sẽ được truyền ngôi. Lang Liêu người con thứ mười tám, dâng lên cho vua cha món bánh chưng, bánh giầy, vua Hùng ăn thấy ngon và rất có ý nghĩa bèn truyền ngôi cho. Kể từ đó mỗi dịp tết Nguyên Đán, dân chúng lại làm món bánh này để dâng cúng tổ tiên, trời đất.
Bánh chưng là món ăn xuất hiện hầu hết trong các dịp lễ, tết hay các ngày trọng đại của mỗi gia đình. Chiếc bánh hình vuông, được gói lá xanh bên ngoài, bên trong là lớp bánh bằng gạo nếp với nhân đậu xanh, thịt lợn ba chỉ kèm theo là các gia vị hành tươi, hành củ khô, tiêu. Tất cả các nguyên liệu kết hợp rất hoà quyện tạo nên một món ăn rất hợp khẩu vị người Á Đông, ăn kèm củ kiệu (hành muối) thì món bánh lại càng thêm đậm đà hương vị. Chiếc bánh được bao bọc bằng lớp lá xanh cũng như tình cảm yêu thương đùm bọc của gia đình, những nguyên liệu không quá cầu kỳ, lúa gạo, đậu hay thịt đều là sản phẩm của nền văn minh lúa nước cho xưa cho tới nền nông nghiệp hiện đại ngày nay. Có lẽ thế, mà chiếc bánh như biểu tượng của đất, là một hoá thân của mẹ thiên nhiên tạo thành. Trong tâm thức mỗi người Việt, chiếc bánh gói ghém biết bao tình cảm thân thương, sự sum vầy, đoàn tụ của gia đình.
Chúng ta khá dễ dàng để lựa chọn được nguyên liệu vừa ngon mà giá cả lại rất bình dân. Chủ yếu là gạo nếp, nên chọn những hạt tròn đều, có màu sắc trắng ngà, không bị ẩm mốc hay đã đã để quá lâu vì như thế hạt gạo không còn giữ nguyên được mùi thơm lừng của nếp mới. Đậu xanh thì nên chọn những hạt đều, có màu vàng đậm. Thịt lợn lựa miếng có cả phần nạc và mỡ, nếu chỉ có nạc thì bánh khi ăn sẽ rất khô và thiếu đi vị béo ngậy của mỡ, những nếu tỉ lệ mỡ quá nhiều thì khi ăn sẽ rất nhanh ngán và hương vị cũng sẽ giảm đi rất nhiều. Sau khi chọn xong nguyên liệu, ta tiến hành vo gạo qua vài nước và ngâm tầm hai đến ba giờ cho hạt gạo nở đều, như vậy khi nấu bánh sẽ nhanh chín hơn. Đậu xanh vo sạch, đun đến khi nhừ rồi vo lại thành những cục tròn để làm nhân. Thịt lợn rửa sạch, cắt thành những miếng dài, ướp với một chút nước mắm, hành khô băm nhỏ cùng với một vài muỗng tiêu. Ta có thể cho thêm vào nhân những củ hành tươi cắt khúc. Một nguyên liệu cuối cùng không thể thiếu là lá gói, người ta hay dùng lá dong là chủ yếu, có một số vùng lại dùng lá chuối. Tuy nhiên, dù là loại lá nào thì cũng phải chọn những lá có màu xanh thẫm, không bị rách nát, loại bỏ những lá có màu úa vàng khi gói chiếc bánh hình thức sẽ không được bắt mắt, nếu lá có màu xanh nhạt là chưa đủ độ già khi gói sẽ rất dễ rách. Đem lá đi rửa nhẹ nhàng qua vài lần nước, sau đó phơi ngoài nắng cho lá ráo và hơi héo đi, lúc gói sẽ dễ dàng hơn và hạn chế được việc bị rách lá.
Khó nhất có lẽ ở công đoạn bắt tay vào gói bánh, nó đòi hỏi rất nhiều sự tỉ mỉ, kiên trì và khéo léo của người gói. Những người mới tập gói hay những người không có nhiều thời gian thì họ thường dùng khuôn để gói, chiếc bánh được gói ra sẽ vuông vắn và rất đẹp, tuy nhiên không chắc tay và không thể để được lâu. Khi gói không dùng khuôn thì đòi hỏi người gói phải có kinh nghiệm và sự khéo léo vô cùng. Xếp lá gói xong xuôi, đổ một lớp gạo, để lớp nhân đậu xanh thịt lợn vào trong, tiếp đến là một lớp gạo bên trên, người thợ bắt đầu gập từng cạnh của lá chuối, nắn cho bánh có hình dạng cân đối, buộc lạt sao cho chắc tay, để khi luộc bánh không bị rịa và để được lâu. Nếu gói bánh không chắc tay, bánh chỉ để được vài ngày sẽ bị hỏng ngay. Bánh được xếp vào nồi cho ngay ngắn, đổ nước ngập và đun bằng ngọn lửa cháy vừa đủ, để bánh có thể chín từ trong ra ngoài. Đun bánh với ngọn lửa quá lớn, sẽ khiến bánh bị nhão phần gạo bên ngoài, nhân và gạo bên trong sẽ rất dễ bị sống, khi ăn sẽ không còn giữ được vị dẻo của nếp, vị bùi và ngậy của nhân. Thông thường người ta thường nấu bánh từ tám đến chín tiếng tuỳ vào kích thước của bánh. Khi bánh chín mùi lá dong thơm lừng hoài quyện với nếp dẻo thật là hấp dẫn vị giác. Tuy không phải là một món ăn xa xỉ, khó kiếm nhưng với ý nghĩa cổ truyền, chứa đựng biết bao tình cảm thương yêu mà bánh chưng thường được mang làm quà biếu như là cách biểu lộ lòng thành, sự chúc phúc vẹn tròn.
Chiếc bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền. Bánh dùng để cúng gia tiên như lời biết ơn sâu nặng của con cháu nhớ về cội nguồn, là lời cảm tạ đất trời cho một năm mưa thuận gió hoà. Trong những ngày đầu năm mới, gia đình ngồi bên nhau cùng thưởng thức những món ăn thật ngon, không thể thiếu đĩa bánh chưng thơm ngon, tuyệt vời, và kể cho nhau nghe về những câu chuyện năm cũ, những ước nguyện cho năm mới đang tới.
Thuyết minh về cách làm bánh chưng 19
Ẩm thực Việt Nam không chỉ đặc sắc trong hương vị, nguyên liệu mà còn chứa đựng tinh hoa của sự khéo léo cũng như văn hóa lối sống, tâm hồn người Việt. Dân gian có đôi câu đối: "Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ/ Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh". Nhắc đến tết cổ truyền, chắc hẳn mỗi người Việt Nam, dù đang ở trên chính mảnh đất quê cha hay đang ở nơi đất khách quê người cũng không thể quên được thức bánh dẻo thơm bùi của đỗ xanh, dẻo ngọt của gạo nếp, béo ngậy của thịt mỡ của bánh chưng - thức bánh hình vuông ẩn chứa những ý niệm sâu sắc về văn hóa dân tộc.
Sự ra đời của bánh chưng gắn liền với truyền thuyết "Bánh chưng, bánh giầy" cùng sự kiện vua Hùng Vương đời thứ sáu chọn người nối ngôi. Giữa muôn vàn sơn hào hải vị, cặp bánh chưng bánh giầy đã đem đến chiến thắng cho hoàng tử Lang Liêu. Nếu bánh giầy thon dài với hình tròn tượng trưng cho trời thì bánh chưng lại là ý niệm ẩn dụ của mặt đất với hình dáng vuông vức.
Là một món ăn thể hiện rõ đặc trưng của nền ẩm thực Việt Nam, nguyên liệu làm ra bánh chưng cũng hết sức dân dã. Vỏ ngoài của bánh được tạo nên từ những chiếc lá dong xanh tươi, lành lặn và gân chắc cùng những sợi dây lạt giang trắng phau, mảnh nhỏ và mềm mại. Còn bên trong bánh là những nguyên liệu quen thuộc như thịt ba chỉ, đỗ xanh, hành cùng một số gia vị đơn giản khác như muối trắng, hạt tiêu,...
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu trên, bàn tay khéo léo của con người sẽ sơ chế nguyên liệu và lần lượt thực hiện các công đoạn gói bánh, nấu bánh. Lá dong có nhiệm vụ bao bọc và ảnh hưởng đến màu sắc của chiếc bánh chưng nên cần được chọn lọc với sắc xanh mướt, sau đó rửa sạch sẽ những bụi bặm và vết bẩn, dùng khăn lau khô hoặc để ráo nước. Gạo nếp là thành phần quan trọng nhất của chiếc bánh nên cần đảm bảo những yêu cầu như hạt to, đều hạt, tròn và thơm dẻo. Trước khi gói bánh, những hạt gạo này sẽ được ngâm cùng nước trong khoảng thời gian nhất định, thường kéo dài từ 12 tiếng đến 14 tiếng. Đỗ xanh sau khi được xay hoặc giã vỡ đôi, người làm bánh sẽ ngâm trong nước ấm với nhiệt độ thường ở mức 40 độ C để hạt đỗ trở nên mềm hơn và sau đó đãi sạch vỏ đỗ, chỉ giữ lại sắc tươi vàng ươm. Về nhân thịt của bánh chưng, loại thịt thường được sử dụng là thịt ba chỉ vừa nạc vừa mỡ cắt thành từng miếng, ướp cùng những gia vị như hành khô, hạt tiêu để gợi dậy mùi thơm và hương vị.
Để tạo ra một chiếc bán với hình thù vuông vức, gói bánh là công đoạn hết sức quan trọng. Sau khi trải lá dong, người gói có thể sử dụng khuôn để tạo nên bốn góc vuông cân xứng, hài hòa. Và lần lượt các nguyên liệu khác được sắp xếp theo thứ tự: gạo nếp ở ngoài, đỗ xanh, thịt lợn ở bên trong, và đổ thêm gạo nếp để lấp đầy chiếc bánh. Quá trình này đòi hỏi người gói bánh cần tỉ mỉ và khéo léo. Sau đó, những chiếc bánh tươi tắn, vuông vức được xếp vào nồi, đổ nước vào luộc trong vòng 10 - 12 tiếng để bánh chín đều và dẻo thơm. Trong lúc luộc bánh, những thành viên trong gia đình thường quây quần bên bếp lửa để kể cho nhau nghe những câu chuyện về năm cũ.
Vào mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng luôn là yếu tố không thể thiếu và mang trong mình những ý niệm về sự tưởng nhớ công ơn và lòng thành kính đối với những người đã khuất. Đồng thời, chiếc bánh vuông vắn tượng trưng cho mặt đất thể hiện mong ước về một cuộc sống trọn vẹn và ấm no. Hơn hết, nó còn là biểu tượng cho thành tựu văn minh nông nghiệp của dân tộc ta.
Bánh chưng vuông tượng trưng cho mặt đất, xanh màu lá dong có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tâm thức con người Việt Nam. Bánh chưng, hơn cả một món ăn - đó còn là bản sắc dân tộc, là nét đẹp ẩm thực truyền thống ngàn đời nay còn lưu giữ.
Thuyết minh về cách làm bánh chưng 20
Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Nguyên liệu làm bánh bao gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong, bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt, cũng như ngày giổ tổ Hùng Vương) (mùng 10 tháng 3 âm lịch
Nguyên liệu
Lá: Thường là lá cây dong tươi. Lá dong chọn lá dong rừng bánh tẻ, to bản, đều nhau, không bị rách, màu xanh mướt. Tuy nhiên, tùy theo địa phương, dân tộc, điều kiện và hoàn cảnh, lá gói bánh có thể là lá chít (một loại tre), lá chuối hay thậm chí cả lá bàng , giấy bạc.
Lạt buộc: Bánh chưng thường dùng lạt giang được chẻ từ ống cây giang. Lạt được ngâm nước muối hay hấp cho mềm trước khi gói.
Gạo nếp: Gạo nếp thường dùng gạo thu hoạch vụ mùa. Gạo vụ này có hạt to, tròn, dẻo đều và mới thu hoạch sẽ thơm dẻo hơn các vụ khác. Nhiều người chọn nếp cái hoa vàng hay nếp nương, thực ra không đến nỗi cầu kỳ như thế vì đây là loại bánh mang tính đại chúng.
Đỗ xanh: Đỗ thường được lựa chọn công phu, tốt nhất là loại đỗ trồng ở vùng đồi trung du Việt Nam (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Phú Thọ v.v. sẽ thơm và bở hơn). Sau thu hoạch đỗ cần phơi nắng đều thật khô, sàng sẩy hết rác, bụi, hạt lép, phân loại hạt rồi đóng vào hũ, lọ bằng sành là tốt nhất
Thịt: Thường là thịt lợn, chọn lợn ỉ được nuôi hoàn toàn bằng phương pháp thủ công (nuôi chuồng hoặc nuôi thả, thức ăn bằng cám rau tự nhiên không dùng thuốc tăng trọng hoặc thức ăn gia súc). Thịt ba chỉ (ba dọi) với sự kết hợp của mỡ và nạc cho nhân bánh vị béo đậm đà, không khô bã như các loại thịt mông, thịt nạc thăn. Một số nơi, như tại Trường Sa, những người lính còn làm món bánh chưng với nhân độc nhất vô nhị là dùng thịt chó hay thịt gà.
Gia vị các loại: Hạt tiêu, hành củ dùng để ướp thịt làm nhân. Muối dùng để trộn vào gạo, đỗ xanh và ướp thịt. Đặc biệt thịt ướp không nên dùng nước mắm vì bánh sẽ chóng bị ôi, thiu. Ngoài ra một số loại gia vị khác ít phổ biến hơn cũng được sử dụng như thảo quả, tinh dầu cà cuống thường sử dụng tẩm ướp trong nhân bánh tại Hà Nội xưa, tuy nay ít nơi còn cầu kỳ gia thêm loại gia vị này.
Phụ gia tạo màu: Bánh chưng với màu xanh của nếp được tạo thành bằng cách quay mặt trên của lá dong, lá chuối (mặt có màu xanh thẫm) vào trong, áp với bề mặt của gạo nếp. Một số nơi còn sử dụng các phụ gia khác như lá dứa hay lá giềng xay nhuyễn vắt lấy nước trộn gạo vừa tạo hương thơm vừa tạo cho bánh có màu xanh ngọc.
Chuẩn bị
Lá dong: Rửa từng lá thật sạch hai mặt và lau thật khô. Rửa càng sạch bánh càng đỡ bị mốc về sau. Trước khi gói lá dong được người gói bánh dùng dao bài mài thật sắc (loại dao nhỏ chuyên dùng để gọt) cắt lột bỏ bớt cuộng dọc sống lưng lá để lá bớt cứng, để ráo nước (nếu lá quá giòn có thể hấp một chút để lá mềm dễ gói).
Gạo nếp: Nhặt loại bỏ hết những hạt gạo khác lẫn vào, vo sạch, ngâm gạo ngập trong nước cùng 0,3% muối trong thời gian khoảng 12-14 giờ tùy loại gạo và tùy thời tiết, sau đó vớt ra để ráo. Có thể xóc với muối sau khi ngâm gạo thay vì ngâm nước muối.
Đỗ xanh: Đỗ làm dập vỡ thành các mảnh nhỏ, ngâm nước ấm 40° trong 2 giờ cho mềm và nở, đãi bỏ hết vỏ, vớt ra để ráo. Nhiều nơi dùng đỗ hạt đã đãi vỏ trong khi những nơi khác cho vào chõ đồ chín, mang ra dùng đũa cả đánh thật tơi đều mịn và sau đó chia ra theo từng nắm, mỗi chiếc bánh chưng được gói với hai nắm đậu xanh nhỏ. Cũng có một số nơi nhét sẵn thịt lợn vào giữa nắm đỗ.
Thịt lợn: Thái thành miếng to bản và dài, tẩm ướp chút muối, hạt tiêu bột (tốt nhất là hạt tiêu đã được rang thơm, tán nhỏ), hành củ, không dùng nước mắm khi ướp.
Gói bánh
Bánh chưng được gói không khuôn tại một gia đình, với chiếc lá trong cùng quay mặt xanh vào trong để tạo màu cho gạo, 2 lá quay mặt xanh ra ngoài với dụng ý hình thức.Thông thường có hai cách gói bánh chưng: gói bằng tay không hoặc gói theo khuôn hình vuông khoảng 20 cm x 20 cm x 7cm sẵn có. Khuôn thường làm bằng gỗ.
Cách gói tay thông thường
Rải lạt xuống mâm tròn tạo hình chữ thập. Đặt 2 chiếc lá dong lên trên lạt, nằm chồng 1/2 theo chiều dài lá lên nhau, chú ý phải quay mặt trên của 2 lá ra phía ngoài và mặt kém xanh hơn (mặt dưới) vào trong. Lượt sau: 2 lá rải như lượt đầu nhưng vuông góc với lượt đầu, chú ý là lần này lại phải làm ngược lại, quay mặt trên lá (xanh hơn) lên trên, mặt kém xanh hơn, úp xuống dưới.
Gạo nếp, xúc 1 bát đầy đổ vào tâm của hình chữ thập, dùng tay gạt đều, tạo hình vuông mỗi cạnh 20 cm. Lấy 1 nắm đỗ xanh bóp nhẹ và rải đều vào giữa vuông gạo đến gần hết bìa gạo.
Thịt lợn, lấy 1, 2 miếng tùy cỡ đã thái rải đều vào giữa bánh
Lấy tiếp 1 nắm đỗ xanh nữa bóp nhẹ rải đều phủ lên trên thịt
Xúc 1 bát gạo nếp đổ lên trên và phủ khỏa đều, che kín hết thịt và đỗ
Gấp đồng thời 2 lá dong lớp trên vào, vừa gấp vừa vỗ nhẹ để tạo hình khối vuông
Gấp tiếp đồng thời 2 lá dong lớp dưới vào như lớp trên, vừa gấp vừa lèn chặt tay
Dùng lạt buộc xoắn lại tạo thành hình chữ thập
Hai bánh chưng buộc úp vào nhau thành một cặp
Với cách gói có khuôn các giai đoạn cũng được tiến hành như trên. Tuy nhiên, người ta cắt tỉa bớt lá dong cho gọn (vừa kích thước khuôn) và đặt trước các lớp lá xen kẽ nhau vào trong khuôn (Ba hoặc bốn lá, nếu gói bốn lá, bánh sẽ vuông đẹp hơn. Khi đó thường thì hai lá xanh quay ra ngoài xếp tại hai góc đối xứng nhau, và hai lá xanh quay vào trong để tạo màu cho bánh). Sau khi đã cho nhân vào trong, các lớp lá lần lượt được gấp lại và sau đó được buộc lạt.
Cách gói bánh có khuôn thì bánh đều nhau hơn và chặt hơn do được vỗ đều gạo, nén chặt, còn gói không khuôn thì bánh được gói nhanh hơn do đỡ mất công đo cắt lá theo kích thước khuôn. Bánh được gói không khuôn thì mặt trên lá được quay ra ngoài, còn với bánh có khuôn thì mặt dưới lá lại được quay ra ngoài.
Luộc bánh
Lấy xoong to, dầy với dung tích trên 100 lít tùy theo số lượng bánh đã được gói. Rải cuộng lá dong thừa xuống dưới kín đáy nhằm mục đích tránh cho bánh bị cháy. Xếp lần lượt từng lớp bánh lên đến đầy xoong và xen kẽ các cuộng lá thừa cho kín nồi. Đổ ngập nước nồi và đậy vung đun. Người nấu bánh thường canh giờ tính từ thời điểm nước sôi trong nồi và duy trì nước sôi liên tục trong 10 đến 12 giờ. Trong quá trình đun, thỉnh thoảng bổ sung thêm nước nóng để đảm bảo nước luôn ngập bánh (người thực hiện thường đặt sẵn ấm nước bên cạnh bếp đun bánh để tận dụng nhiệt lượng). Những chiếc bánh ở trên có thể được lật giở để giúp bánh chín đều hơn, tránh tình trạng bị lại gạo sau này. Trong lúc đun, có thể lấy bánh ra, rửa qua trong nước lạnh, thay một lượt nước mới khác, bánh sẽ rền, ngon hơn.
Ép bánh, bảo quản
Sau khi luộc xong, vớt bánh ra rửa sạch lá trong nước lạnh cho hết nhựa, để ráo. Xếp bánh thành nhiều lớp, dùng vật nặng đè lên để ép bánh cho ra nước, chắc mịn (tục gọi là để cho rền bánh) và phẳng đều trong vài giờ. Hoàn tất công đoạn ép bánh, bánh được treo lên chỗ khô ráo trong nhà để bảo quản.
Bánh thường được treo ở nơi thoáng mát, không bụi bặm, ẩm thấp để tránh bị mốc và ôi thiu, tùy thời tiết có thể để được hàng tháng trời không hỏng. Nhiều vùng ngày xưa còn đưa bánh xuống ngâm dưới ao hoặc giếng nước để bảo quản, lá bánh với nhựa của gạo khi nấu là lớp màng ngăn nước lọt vào làm hỏng bánh. Cách ngâm nước bảo quản bánh chưng tương truyền gắn với sự tích vua Quang Trung tiến quân ra Bắc Hà vào dịp tết nguyên đán năm Kỷ Dậu (1789), nhân dân bỏ bánh chưng xuống ao, ngừng ăn tết nhằm hoàn tất đại cuộc phá Thanh và ăn tết muộn sau đó. Tuy nhiên, hiện cũng ít nơi còn sử dụng phương thức bảo quản này.
Trên bàn thờ ngày tết không thể thiếu bánh chưng và bánh thường được bày theo cặp. Nhiều người cầu kỳ còn bóc bỏ lớp lá bên ngoài của bánh và gói lại bằng lá tươi mới, sau đó buộc lạt màu đỏ trước khi đặt lên bàn thờ.
Trên mâm cỗ ngày Tết, bánh chưng vuông thường được cắt chéo bằng chính lạt gói bánh đó, bánh chưng dài thường cắt lát ngang, gọi là "đồng bánh", để ăn cùng với dưa hành, nước mắm rắc chút bột tiêu. Ra sau tết, bánh có thể bị lại gạo, bị cứng, khi đó người ta thường đem rán vàng trong chảo mỡ và ăn kèm với dưa góp.